Sau khi tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi quản trị lợi nhuận, tác giả đưa ra giả thuyết cho bài nghiên cứu như sau:
Giả thiết nghiên cứu thứ nhất (H1): Giữa các khoản kế toán dồn tích tự định |DA| và ý kiến kiểm toán điều chỉnh có mối quan hệ tuyến tính.
Giả thiết nghiên cứu thứ hai (H2): Khi xuất hiện khoản kế toán dồn tích tự định, kiểm toán viên trong nhóm Big4 thường đưa ra ý kiến kiểm toán điều chỉnh nhiều hơn kiểm toán viên không nằm trong nhóm Big4.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu
Ở nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu liệu hành vi quản trị lợi nhuận có tác động đến việc phát hành ý kiến kiểm toán điều chỉnh hay không, do đó, ý kiến kiểm toán là biến phụ thuộc. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy logistic để nghiên cứu mối qua hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mô hình nghiên cứu của các tác giả trước đây như Bradshaw (2001), Bartov (2001) và Johl (2007) được tác giả sử dụng để kiểm nghiệm các giả thiết được đưa ra. Mô hình như sau:
QUAL = α + β1AQi + β2DAi + β3DA*AQi + β4LOSSi + β5DEi + β6QUALGi + β7LASSETi + β8TIMEi + β9INVTAi + β10RECTAi + εi
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
QUAL (Audit Qualification – ý kiến kiểm toán điều chỉnh) – là biến giả dùng để kiểm định giả thiết H1 và giả thiết H2, nhận giá trị là 1 nếu là ý kiến kiểm toán điều chỉnh (trong trường hợp ý kiếm kiểm toán không phải là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần không có đoạn nhấn mạnh), ngược lại sẽ nhận giá trị 0 (trong trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến kiểm toán chập nhận toàn phần không có đoạn nhấn mạnh);
Biến độc lập:
AQ (Audit Quality – chất lượng kiểm toán) – là biến giả dùng như là một yếu tố để kiểm tra biến QUAL vì khả năng phát hiện và sẵn sàng báo cáo sai sót trọng yếu được cho là sẽ tăng với những tùy thuộc vào chất lượng kiểm toán. Ý tưởng này được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây (Mayangsari năm 2003; Budi năm 2005; Renyowijoyo năm 2005; Hery năm 2006; Mutmainah năm 2007; Noviyanti, 2008; and Dwicahyaningtyas, 2010). Các tác giả này đồng ý rằng kiểm toán viên trong nhóm Big4 sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc phát hành ý kiến kiểm toán điều chỉnh khi có sự hiện diện của hành vi quản trị lợi nhuận. Do đó, giữa biến AQ và QUAL sẽ được kỳ vọng có sự quan hệ đồng biến. Tuy nhiên, biến AQ không thê tự nó đứng một mình trong mô hình nghiên cứu này mà không có sự hiện diện của biến DA. Do đó, tác giả kiểm tra mối quan hệ của chúng thông qua biến DA*AQ.
Tác giả kỳ vọng có sự quan hệ tuyến tính giữa biến AQ và QUAL. Biến AQ nhận giá trị là 1 nếu kiểm toán viên nằm trong nhóm Big4, ngược lại nhận giá trị là 0;
DA (Discrectionary Accruals - là biến giá trị khoản kế toán dồn tích tự định) – là biến được dùng như là yếu tố chính để kiểm tra sự ảnh hưởng của biến QUAL vì bất kỳ một mức độ cao nào trong giá trị kế toán dồn tích tự định đều được kỳ vọng sẽ nhận được ý kiến kiểm toán điều chỉnh cao hơn. Ý tưởng này được kiểm định trong các nghiên cứu về ý kiến kiểm toán điều chỉnh trước đây (Becket và cộng sự năm 1998; Francis, Maydew & Sparks năm 1999; Francis & Krishnan năm 1999; Chang năm 2001; Vander Bauwhede và cộng sự năm 2003; và Johl và cộng sự năm 2007). Do đó, biến DA được kỳ vọng là có mối quan hệ tuyến tính với biến QUAL. Biến DAđược đo lường ở phần cơ sở lý thuyết theo mô hình của Friedlan (1994) đã được trình bày ở phần cơ sở lý thuyết về quản trị lợi nhuận;
DA*AQ (Discrectionary Accruals interaction with Audit Quality – biến tương tác giữa DA và AQ) – là biến đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm định ảnh hưởng của mô hình nghiên cứu với giả thiết kiểm toán viên trong nhóm Big4 thì có nhiều cơ hội hơn trong việc phát hành ý kiến kiểm toán điều chỉnh khi có sự hiện diện của hành vi quản trị lợi nhuận. Ý tưởng này được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây (Monroe & The năm 1993; Mutchler và cộng sự năm 1997; Lennox năm 1999; Bartov và cộng sự năm 2001). Do đó, biến DA*AQ được kỳ vọng là có mối quan hệ tuyến tính với biến QUAL;
Biến kiểm soát:
LOSS (Current Year Loss – tình trạng lỗ) – là biến giả dùng để biểu thị tình trạng sức khỏe của công ty, nhận giá trị là 1 khi công ty bị lỗ và nhận giá trị là 0 nếu ngược lại. Các nghiên cứu trước đây (của Monroe & The năm 1993; Dopuch và các cộng sự năm 1987) đã chỉ ra rằng giữa LOSS và QUAL có mối quan hệ tuyến tính với nhau;
DE (Leverage – tỷ số nợ dài hạn) – tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản, biến DE được đưa vào mô hình như là một yếu tố để đo lường sức khỏe của công ty. Theo các nghiên cứu của Mutchler năm 1985; Levitan & Knoblett năm 1985; và Carcello và
cộng sự năm 2000 tìm thấy rằng DE là một biến quan trọng trong việc dự đoán ý kiến kiểm toán điều chỉnh. Do đó, tác giả kỳ vọng rằng có mối quan hệ tuyến tính giữa DE và QUAL;
QUALG (Prior Year Opinion – ý kiến kiểm toán năm trước) – là biến giả được đưa vào mô hình vì ý kiến kiểm toán năm trước là một công cụ tốt để dự đoán ý kiến kiểm toán năm nay (theo nghiên cứu của Mutchler năm 1985; Bell & Tabor năm 1991; Monroe & The năm 1993; and Lennox năm 1999). Tác giả kỳ vọng rằng giữa QUALG và QUAL sẽ có mối quan hệ tuyến tính. Trong mô hình nghiên cứu, QUALG nhận giá trị là 1 nếu ý kiến kiểm toán năm trước là ý kiến điều chỉnh, ngược lại nhận giá trị 0;
LASSET (Assets Size – Quy mô tài sản) – biến này được đưa vào mô hình nghiên cứu với hai tranh luận. Theo nghiên cứu của Lys and Watts (1994), lập luận rằng công ty càng lớn thì tổ chức càng phức tạp và ít có quy trình kiểm soát hơn; do đó sẽ dễ nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh hơn. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Monroe and Teh (1993) lập luận rằng công ty càng lớn thì càng có nhiều quy trình kiểm soát và kiếm soát tốt hơn, do đó sẽ có khả năng thấp hơn trong việc nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh. Vì những lý do đó, mối quan hệ giữa LASSET và QUAL là chưa dự đoán được. LASSET được tính bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản;
TIME (Listed Time – thời gian niêm yết) – số năm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE hoặc HNX). Biến này được đưa vào mô hình với lý luận là công ty càng trẻ thì càng gặp nhiều khó khăn trong tài chính và cần nhiều nổ lực để tồn tại, do đó ban quản lý thường có nhiều áp lực hơn trong việc quản trị lợi nhuận sao cho tốt hơn (theo nghiên cứu của Mutchler năm 1985; và Dopuch và cộng sự năm 1987). Do đó, tác giả kỳ vọng rằng TIME và QUAL sẽ có mối quan hệ nghịch biến.
INVTA (Proportion Inventory – tỷ trọng hàng tồn kho) – biến tỷ số hàng tồn kho trên tổng tài sản;
RECTA (Proportion Receivables – tỷ trọng các khoản phải thu) – biến tỷ số nợ phải thu trên tổng tài sản. INVTA và RECTA được đưa vào mô hình nghiên cứu như là những biến để kiểm soát cho nỗ lực và rủi ro kiểm toán. Theo nghiên cứu của
Bell và Tabor (1991), Dopuch và cộng sự (1987), và Monroe và Teh (1987) tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản và tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản sẽ kiểm soát cho khó khăn kiểm toán. Do đó, tác giả kỳ vọng giữa INVTA, RECTA và QUAL sẽ có mối quan hệ tuyến tính;
ε – sai số ngẫu nhiên.
Trong mô hình mà các nghiên cứu trước đây sử dụng, tác giả đã bỏ bớt 2 biến MKTCAP (market capitalization – tỷ lệ vốn hóa thị trường) và biến BKMT (book to market ratio – tỷ số giá trị ghi sổ trên giá trị thị trường) vì những biến này có vai trò giống biến LASSET và biến DE trong việc đại diện cho việc mô tả quy mô và sự phát triển của công ty.
Tiếp theo là bảng tóm tắt tất cả các biến gồm mô tả biến, cách tính và k vọng dấu giữa biến giải thích và biến phụ thuộc.
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến
STT Mã biến Mô tả Cách tính Kỳ vọng
dấu Tiếng Anh Tiếng Việt
1 QUAL Audit Qualification ý kiến kiểm toán điều chỉnh nhận giá trị là 1 nếu là ý kiến kiểm toán điều chỉnh, ngược lại sẽ nhận giá trị 0
2 AQ Audit Quality chất lượng
kiểm toán nhận giá trị là 1 nếu kiểm toán viên nằm trong nhóm Big4, ngược lại nhận giá trị là 0 + 3 DA Discrection- ary Accruals biến giá trị khoản kế toán dồn tích tự định được đo lường ở phần cơ sở lý thuyết theo mô hình của +
Friedlan (1994) 4 DA*AQ Discrectionary Accruals interaction with Audit Quality biến tương tác giữa DA và AQ Bằng DA nếu kiểm toán viên nằm trong nhóm Big4 và bằng 0 nếu ngược lại +
5 LOSS Current Year Loss
tình trạng lỗ ở năm hiện tại
nhận giá trị là 1 khi công ty bị lỗ và nhận giá trị là 0 nếu ngược lại
+
6 DE Leverage tỷ số nợ dài
hạn tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản
+
7 QUALG Prior Year Opinion
ý kiến kiểm
toán năm trước nhận giá trị là 1 nếu ý kiến kiểm toán năm trước là ý kiến điều chỉnh, ngược lại nhận giá trị 0 +
8 LASSET Assets Size Quy mô tài sản được tính bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản
+/-
9 TIME Listed Time thời gian niêm yết số năm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE hoặc HNX) - 10 INVTA Proportion Inventory tỷ trọng hàng
tồn kho Bằng giá trị hàng tồn kho chia tổng tài sản
11 RECTA Proportion Receivables
tỷ trọng các khoản phải thu
Bằng giá trị các khoản phải thu chia tổng tài sản
+
3.2 Dữ liệu nghiên cứu 3.2.1 Lựa chọn mẫu 3.2.1 Lựa chọn mẫu
+ Điều kiện chọn mẫu:
Các công ty được lựa chọn là các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại hoặc dịch vụ; không phải công ty chứng khoán hoặc các định chế tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng, tiết kiệm vì các công ty này hoạt động dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chính phủ, phải tuân theo luật, quy định đặc thù và không áp dụng cùng chuẩn mực kế toán với các công ty phi tài chính. Điều kiện chung để chọn các công ty phi tài chính cho mẫu nghiên cứu là:
Được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ trước 2011.
Có sẵn thông tin về báo cáo kiểm toán đính kèm với BCTC trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2011 - 2015 nhằm đảm bảo tất cả các biến có cùng số quan sát.
+ Quy trình chọn mẫu:
Để thu được mẫu cuối cùng gồm 249 công ty được niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán, quy trình chọn mẫu được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Thông qua danh sách các công ty niêm yết trên website của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.hsx.vn), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (http://www.hnx.vn), tiến hành liệt kê tất cả các công ty (mã chứng khoán) được niêm yết từ năm 2011 trở về trước và còn giao dịch đến năm 2015.
Bước 2: Kiểm tra nhóm ngành của các công ty này để chọn ra các công ty phi tài chính.
Bước 3: Kiểm tra các công ty có đầy đủ báo cáo kiểm toán và BCTC đính kèm qua các năm hay không. Sau đó, tiến hành loại bỏ tất cả công ty không có đủ dữ liệu cần thiết trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2015.
3.2.2 Thu thập dữ liệu
Tác giả sử dụng hai nguồn để tập hợp dữ liệu:
a. Báo cáo kiểm toán: ý kiến kiểm toán và tên công ty kiểm toán (để xem xét công ty kiểm toán có thuộc nhóm Big4 hay không) được thu thập thủ công từ các báo cáo kiểm toán tải về của các công ty trong mẫu từ 2011 – 2015. Dữ liệu về ý kiến kiểm toán và công ty kiểm toán được lấy đến cuối năm 2015.
b. Website www.vietstock.vn (trang Tin nhanh và Dữ liệu tài chính chứng khoán Việt Nam): số liệu của các khoản mục trong BCTC từ năm 2011 – 2015 được thu thập từ website để tính toán cho các biến trong mô hình nghiên cứu.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận văn là phương pháp định lượng. Sau khi thu thập dữ liệu và tính toán giá trị cho các biến độc lập trong phương trình hồi quy, tác giả đã sử dụng phần mềm Eview và Excel 2013 làm công cụ phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai, phân tích tương quan, phân tích hồi quy theo trình tự:
Bước 1: Phân tích thống kê mô tả để thấy được giá trị trung bình của các biến khác nhau như thế nào giữa các loại ý kiến kiểm toán. Phân tích phương sai (một yếu tố) ý kiến kiểm toán để tìm sự khác biệt trong khả năng nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh của các công ty niêm yết giữa hai sàn chứng khoán HOSE và HNX.
Bước 2: Tính hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc - biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa các biến, đồng thời để phát hiện mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không.
Bước 3: Phân tích kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu. Mô hình này được dùng để kiểm định giả thuyết H1 và H2.
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu
Bảng 4.1: Số lượng ý kiến kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu
Năm
Ý kiến kiểm toán không điều
chỉnh Ý kiến kiểm toán điều chỉnh Tổng
cộng
Số lượng Phần trăm (%) Số lượng Phần trăm (%)
2012 178 71% 71 29% 249 2013 176 71% 73 29% 249 2014 161 65% 88 35% 249 2015 153 61% 96 39% 249 Tổng cộng 668 328 996 Nguồn: tổng hợp từ Excel 2013.
Bảng 4.2: Tổng hợp báo cáo kiểm toán bởi nhóm công ty kiểm toán
Năm
Công ty kiểm toán trong nhóm Big 4
Công ty kiểm toán không trong
nhóm Big 4 Tổng
cộng
Số lượng Phần trăm (%) Số lượng Phần trăm (%)
2012 68 27% 181 73% 249 2013 75 30% 174 70% 249 2014 81 33% 168 67% 249 2015 83 33% 166 67% 249 Tổng cộng 307 689 996 Nguồn: tổng hợp từ Excel 2013.
Bảng 4.3: Tổng hợp loại kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không nằm trong nhóm Big 4
Năm
Ý kiến kiểm toán không điều
chỉnh Ý kiến kiểm toán điều chỉnh Tổng
cộng
Số lượng Phần trăm (%) Số lượng Phần trăm (%)
2012 133 73% 48 27% 181 2013 128 74% 46 26% 174 2014 113 67% 55 33% 168 2015 115 69% 51 31% 166 Tổng cộng 489 200 689 Nguồn: tổng hợp từ Excel 2013.
Bảng 4.4: Tổng hợp loại kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không nằm trong nhóm Big 4
Năm
Ý kiến kiểm toán không điều
chỉnh Ý kiến kiểm toán điều chỉnh Tổng
cộng
Số lượng Phần trăm (%) Số lượng Phần trăm (%)
2012 45 66% 23 34% 68 2013 48 64% 27 36% 75 2014 48 59% 33 41% 81 2015 38 46% 45 54% 83 Tổng cộng 179 128 307 Nguồn: tổng hợp từ Excel 2013.
Bảng 4.1, 4.2, tổng hợp số lượng các loại ý kiến kiểm toán và nhóm công ty kiểm toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Dựa vào bảng, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, các công ty trong mẫu quan sát nhận số lượng ý kiến kiểm toán điều chỉnh tăng dần. Số lượng ý kiến kiểm toán điều chỉnh cao nhất vào năm 2015 với 96 ý kiến và thấp nhất vào năm 2012 với 71 ý kiến (bảng 4.1). So sánh số lượng báo cáo kiểm toán bởi hai nhóm kiểm toán Big 4 và nhóm không Big 4 ta cũng thấy có sự biến thiên tương tự, tỷ lệ BCTC được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nhóm Big 4 tăng dần từ 27% năm 2012 lên 33% năm 2015 (bảng 4.2). Điều này một phần là do nhu cầu mình bạch thông tin của nhà đầu tư và thu hút vốn đầu tư của các công ty niêm yết. Các công ty niêm yết có xu hướng chọn các công ty kiểm toán trong nhóm