toán và việc quản trị lợi nhuận
Francis và các cộng sự (1999) tiến hành nghiên cứu trên mẫu gồm 74.390 quan sát là BCTC trong giai đoạn 1974-1994 của công ty niêm yết trên sàn NASDAQ. Sau khi kiểm soát các biến số rủi ro tài chính và rủi ro thị trường, thấy rằng kiểm toán viên của mẫu lớn của các công ty niêm yết của Mỹ có mức độ cao trong việc sử dụng các khoản kế toán dồn tích (đại lượng đại diện hành vi quản trị lợi nhuận) sẽ có nhiều khả năng phát hành ý kiến ngoại trừ trên các tài sản không chắc chắn và cho vấn đề về hoạt động liên tục so với kiểm toán viên của công ty với mức độ sử dụng các khoản kế toán dồn tích thấp hơn.
Nghiên cứu thực nghiệm của Bradshaw và các cộng sự (2001) tìm thấy bằng chứng rằng kiểm toán viên là người nghèo nàn trong việc sử dụng thông tin về các khoản kế toán trích trước và họ không có khả năng để phát hành ý kiến kiểm toán
ngoại trừ cho các công ty được kiểm toán có các khoản kế toán dồn tích cao. Bradshaw tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng kiểm toán viên không liên kết cuộc kiểm toán với các vấn đề của nhà đầu tư phát sinh từ các khoản kế toán trích trước cao được báo cáo. Do đó, nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm toán viên không có khả năng phát hành ý kiến là ý kiến kiểm toán điều chỉnh cho các công ty được kiểm toán có các hành vi quản trị lợi nhuận với biến kế toán dồn tích lớn.
Bartov và các cộng sự (2001) nghiên cứu các các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New York từ năm 1980 đến năm 1997 đã phát hiện ra rằng có một mối quan hệ đồng biến giữa giá trị tuyệt đối của các khoản kế toán dồn tích có thể điều chỉnh và khả năng nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ.