Định nghĩa các biến:

Một phần của tài liệu Kiểm định giả thuyết về sự tƣơng tác giữa cấu trúc Chủ tịch HĐQT- GĐĐH và tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc tác động đến thành quả tài chính của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 32 - 34)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3.3Định nghĩa các biến:

Việc chọn ROA, ROE để đại diện cho thành quả tài chính của công ty căn cứ trên ý nghĩa của các tỷ số này trong việc đánh giá thành quả của công ty và các nghiên cứu trước đó.

Lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần

Hệ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.

ROE thường được dùng để đại diện cho thành quả tài chính của công ty vì nó chứa ba tỷ số tài chính chủ chốt là lợi nhuận biên, doanh thu trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản:

ROA= Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là tỷ số có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá khả năng quản trị, phân tích khả năng sinh lợi, dự báo thu nhập, hoạch định và kiểm soát. Chỉ tiêu ROA nói lên rằng một đồng công ty đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra mức lợi nhuận là bao nhiêu.

Đòn bẩy tài chính:

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản bình quân/ Vốn cổ phần thường bình quân Phản ánh mức độ sử dụng nợ vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được coi là có đòn bẩy tài chính cao khi tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cao. Đòn bẩy tài chính càng cao mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính càng cao nhưng cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ càng lớn.

Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc

Là tỷ lệ phần trăm của phần vốn nhà nước trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty. Đại diện cho mức độ sở hữu và tác động đến các chính sách trong các công ty.

Một phần của tài liệu Kiểm định giả thuyết về sự tƣơng tác giữa cấu trúc Chủ tịch HĐQT- GĐĐH và tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc tác động đến thành quả tài chính của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 32 - 34)