Mô hình năng lực có nhiều ứng dụng trong các hoạt động thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Mô hình năng lực giúp doanh nghiệp đƣa ra bức tranh toàn diện về các yêu cầu của công việc, giúp phân biệt những năng lực có thể đào tạo và những năng lực khó phát triển.Nhờ có mô hình năng lực giúp cho cán bộ quản lý tập trung vào những kỹ năng, kiến thức và các đặc điểm có ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc.Nó còn là cơ sở cho việc xem xét và đánh giá nhân sự, nâng cao thành tích của cán bộ quản lý, đo lƣờng những cán bộ có thành tích cao.
Xây dựng mô hình năng lực trải qua các bƣớc sau: 1. Xác định hệ thống chức danh
2. Xác định năng lực
3. Phân chia năng lực thành các cấp độ 4. Xây dựng từ điển năng lực
5. Xác định các năng lực cho từng vị trí
6. Xác định cấp độ của từng năng lực cần cho mỗi vị trí 7. Đánh giá năng lực của ngƣời đảm nhiệm
8. Phân tích tất cả kết quả đánh giá 9. Xây dựng kế hoạch cá nhân và nhóm
67
- Việc xây dựng khung năng lực chuẩn cho từng chức danh cụ thể đòi hỏi phải mô tả tất cả vị trí làm việc, xác định kiến thức, kỹ năng cần thiết của từng vị trí làm việc.
- Để có thể phân tích đƣợc năng lực, ngƣời phân tích phải có năng lực phù hợp.
- Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để áp dụng khung năng lực vào thực tế quản lý.
- Cùng với việc phát triển, bồi dƣỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con ngƣời.
- Cải thiện và tăng cƣờng thông tin về các nguồn nhân lực theo hƣớng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi ngƣời thấy đƣợc tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
- Cần đổi mới tƣ duy, có cái nhìn mới về con ngƣời.