Trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, thương hiệu đang là vấn đề sổng còn với nhiều công ty, sản phẩm bởi nó khẳng định uy tín, xác lập vị thế của mỗi công ty, sản phẩm trên thị trường. Đẩy mạnh hoạt động Marketing, phát triển thương hiệu là điều kiện quan trọng để công ty cổ phần dầu khí xác lập, mở rộng vị thế trên thị trường tài chính Việt nam, khu vực và thế giới. Để xác lập được thương hiệu, cần xây dựng bộ phận nhận dạng thương hiệu PVFC, tiến hành tài trợ các sự kiện gây “tiếng vang”, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá, nâng cao thương hiệu PVFC trên thị trường.
3.3.4. Điều kiện về nguồn nhăn ỉực
Cán bộ nhân viên được tuyển dụng phải đáp ứng yêu cầu phát triển của PVFC. Cán bộ nhân viên phải đảm bảo hội tụ đủ yêu cầu về trình độ và năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, khả năng làm việc theo nhóm, làm việc theo quy trình công việc phù hợp với các chức danh cần tuyển. Ưu tiên tuyển dụng nhừng chuyên gia có trình độ ừong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế, công nghệ thông tin, con em cán bộ nhân viên có đóng góp vì sự nghiệp phát triển của PVFC và ngành Dầu khí.
Kết luận
Chương 3, trên cơ sờ hệ thống hóa về lý luận hiệu quả huy động vốn của PVFC, đổi chiếu với thực trạng hiệu quả huy động vổn của PVFC những năm qua, để phù họp với chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một hệ thống các quan điểm, giải pháp và điều kiện để tăng cường hiệu quả huy động vốn khi Công ty chuyển sang hoạt động dưới cơ chế mới là Tổng công ty cổ phần.
Hoạt động huy động vốn của các công ty tài chính là vấn đề khá mới ở Việt Nam và càng mới mẻ hơn đối với Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả huy động vốn nói riêng đang là vấn đề cấp bách, sống còn của Tổng công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu đề tài nghiên cứu của học viên đã cố gắng làm sáng tỏ các mặt sau:
- Hệ thống hóa những nhận thức cơ bản về Tổng công ty tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường; nội dung hoạt động; hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả huy động vốn.
- Khái quát thực trạng về quá trình hình thành, hoạt động của Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.Trong đó, đi sâu về phân tích hiệu quả huy động vốn, nhằm làm rõ những kết quả tích cực và những mặt hạn chế tồn tại, nguyên nhân trong quá trình huy động vốn của PVFC.
- Đề xuất được một hệ thống các quan điểm, giải pháp và điều kiện để nâng cao hiệu quả huy động vốn của Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí. Trong đó xác định tầm quan trọng của vốn huy động, đa dạng hóa nhưng có trọng tâm trọng điểm, nâng cao hiệu quả huy động vốn phải gắn bó chặt chẽ với quá trình sử dụng vốn...là những trọng tâm mà luận văn đã giành tim huyết nhất để làm sáng tỏ với hi vọng có thể triển khai ứng dụng trong thực tiễn.
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã nhận được sự giúp đõ nhiệt tình cùa Ban lãnh đạo Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam và các đơn vị có liên quan trong Tập đoàn Dầu khi quốc gia Việt Nam, đặc biệt là sự chì dẫn tận tình, quý báu của người hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ Hà Quý Tình. Mặc dù học viên hết sức cổ gắng song do những hạn chế về thời gian và năng lực luận văn không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Học viên mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét về luận văn để có thể bổ sung hoàn thiện hơn.
K ẾT LUÀN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Tẩn Bình (2004), Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh.
2 Bộ Ngoại giao (1999), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
3 Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
4 Hồ Kỳ Minh (2004), Giải pháp phát triển Công ty tài chính Bưu điện,
Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5 Nguyền Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
6 Ngân hàng nhà nước (2008), Sửa đổi bổ sung một số điểu cùa Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chỉnh phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính, NXB Chính trị quốc gia.
7 Ngân hàng nhà nước (1997), Luật ngân hàng và các tổ chức Tín dụng, NXB Chính trị quốc gia.
8 Hồ Xuân Phương và Phan Duy Minh (2002), Tài chỉnh quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội.
9 Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
10 Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hỏa, NXB Lao động.
11 Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2008), Chiến lược p h á t triển của Tập đoàn Dầu khỉ quốc gia Việt Nam đến năm 2015.
12 Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (2007), Bảng công bổ thông tin của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam,
Hà Nội.
13 Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (2008), Bảo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Tài chỉnh cổ phần Dầu khỉ Việt Nam, Hà Nội
14 Viện nghiên cứu tài chính (2000), Đổi mới chỉnh sách tài chính đáp ứng yêu cầu vồn cho chiến lược 2001-2010, NXB Tài chính.
15 Viện nghiên cứu Tài chính (1997), Tài chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
16 Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hỏa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 17 John Stainbank, John Weiley & Sons (2000), Public/Private Finance and
Development, Inc Canada
18 P.Samuelson (1989), Kinh tế học, NXB Khoa học và kỹ thuật.