1.3. ĩ. ỉ. Đặc điểm của Tổng công ty tài chỉnh trong Tập đoàn kỉnh doanh - về mục đích thành lập: Tổng công ty tài chính trong TĐKD được thành lập trước hết là nhàm mục tiêu huy động vốn để phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của TĐKD, tài trợ cho các hoạt động bán hàng của tập đoàn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn và phục vụ chiến lược phát triển của tập đoàn. Như vậy Tổng công ty Tài chính trong TĐKD có hai nhiệm vụ cơ bản là huy động vắn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của tập đoàn và kinh doanh tiền tệ.
- về loại hình sở hữu: Tổng công ty Tài chính trong TĐKD có thể là công ty 100% vốn thuộc sở hữu của tập đoàn (Tập đoàn là công ty mẹ, Công ty Tài chỉnh là công ty thành viên) nhưng thường là sở hữu hỗn hợp {nhiều chủ), trong đó tập đoàn và các công ty thành viên khác trong tập đoàn nắm giữ cổ phần chi phổi.
- về nội dung hoạt động: Tổng công ty Tài chính trong TĐKD thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của một Tổng công ty tài chính nói chung. Trong đó chú trọng đến các chức năng huy động vốn để phục vụ nhu cầu đầu tư của tập đoàn, điều hòa vốn tạm thời nhàn rỗi trong tập đoàn đó là hàng đầu. Ngoài ra, Tổng công ty Tài chính cũng là đầu mối đầu tư tài chính tập trung, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các đcm vị thành viên ừong tập đoàn. Quy mô của Tổng công ty Tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động kinh doanh của nó, nhất là ảnh hưởng đến các nguồn vốn cũng như việc sử dụng vốn. Một nguồn vốn quan trọng của Tổng công ty Tài chính là đi vay từ TĐKD (Công ty mẹ và các đơn vị thành viên).
- về phạm vi hoạt động: Thị trường chủ yếu và trước hết của công ty Tài chính ữong TĐKD chính là tập đoàn và các đơn vị thành viên ữong tập đoàn; sau đó nỏ từng bước mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài tập đoàn, gắn liền với phạm vi và thị trường hoạt động của tập đoàn. Ưu thế nổi trội của các Tổng công ty Tài chính là dựa vào sự hiểu biết chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và các mối quan hệ nội bộ trong tập đoàn và các công ty thành viên.
- Quy mô và uy tín của TĐKD có ảnh hưởng quyết định đến việc xếp hạng tín nhiệm của Tổng công ty Tài chỉnh trong TĐKD. Các Tổng công ty Tài chính trong TĐKD thường được xếp hạng tín nhiệm cao hơn các Tổng công ty tài chính độc lập, dẫn đến chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhò sự tiếp cận dễ dàng và ít tốn kém hơn khi thu hút các nguồn vốn túi dụng. Phần lớn các Tổng công ty Tài chính hàng đầu, có quy mô lớn về doanh thu, vốn, thị trường, lao động là các Tổng công ty Tài chính thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của TĐKD.
- về mối quan hệ giữa Tổng công ty Tài chính với các công ty thành viên trong Tập đoàn: Đây /à mối quan hệ chặt chẽ, bình đẳng tác động tương hỗ lẫn nhau trong một dây chuyền kinh doanh. Các công ty thành viên vừa là khách hàng, vừa là bạn hàng của Tổng công ty Tài chính. Quan hệ vay - cho vay giữa Tổng công ty Tài chính và các công ty thành viên được thực hiện thông qua lãi suất nội bộ vừa đảm bảo cạnh tranh, vừa khuyến khích, hỗ trợ từng đơn vị phát triển nhằm mục đích phục vụ cho chiến lược phát triển chung của tập đoàn.
1.3.1.2. Hoạt động huy động vốn của Tổng công ty Tài chỉnh
Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của Tổng công ty tài chính trong TĐKD mà hoạt động huy động vốn của Tổng công ty Tài chính trong tập đoàn vừa mang những tính chất chung của Tổng công ty Tài chính, vừa có đặc điểm
riêng. Bao gồm các hoạt động: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ nợ, vay từ các tổ chức tín dụng; vay từ tập đoàn (công ty mẹ), nhận tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác...
*Phát hành cổ phiếu, trải phiếu, chửng chì nợ
- Phát hành cổ phiếu: Điều kiện hàng đầu để một Tổng công ty Tài chính khời nghiệp trước khi khai trương là phải có đủ vốn ban đầu theo luật định (vốn pháp định), vốn điều lệ của Tổng công ty Tài chính ban đầu trước khi thành lập do tập đoàn quyết định (công ty mẹ và các công ty thành viên góp vốn), có thể huy động thêm nguồn vốn trong xã hội thông qua việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ ít nhất phải bằng mức vốn pháp định và quy mô của nó phụ thuộc vào tính chất, phạm vi hoạt động của Tổng công ty Tài chính. Vốn điều lệ sẽ được bổ sung và tăng dần thông qua việc huy động vốn đóng góp từ tập đoàn (Công ty mẹ) cấp, phát hành thêm cổ phiếu...
- Phát hành trải phiếu trung và dài hạn: Trái phiếu là một chứng chì nợ, đại diện cho một sự vay vốn dài hạn của Công ty Tài chính và được hoàn trả sau một thời gian nhất định. Chủ sở hữu trái phiếu có quyền được hưởng một khoản thu nhập cổ định và không phụ thuộc vào tình trạng kinh doanh của Tổng công ty Tài chính. Có hai loại trái phiếu là: Trái phiếu có mang lãi suất (Interest bearing bonds) thường kèm theo phiếu lĩnh lãi (interest coupons) và trái phiếu chiết khấu (discount bonds) không ghi lãi suất nhưng giá phát hành thấp hơn mệnh giá, sai biệt là lãi chiết khấu. Các Tổng công ty tài chính thường sử dụng cách huy động vốn theo hình thức này.
- Phát hành chứng chỉ nợ: là một giấy nhận nợ mà các Tổng công ty Tài chính phát hành để vay vốn trên thị trường tiền tệ dùng để giải quyết những nhu cầu về tiền mặt, vốn ngắn hạn cấp thiết. Có hai loại chứng chỉ nợ:
+ Chứng chỉ tiền gừi loại lớn (Jumpo certificates o f deposits): là giấy xác nhận khoản vay của Tổng công ty Tài chính có ghi rõ thời hạn hoàn trả và
lãi suất người cho vay được hường. Chứng chỉ này là một loại đầu tư ngắn hạn có lợi cho nhà kinh doanh và các hộ gia đình vì nó được sử dụng và chấp nhận không khác gì séc hoặc tiền mặt.
+ Hợp đồng thỏa thuận mua lại (Repurchase agreements): là hình thức vay ngắn hạn của Tổng công ty Tài chính trên thị trường thông qua hợp đồng bán chứng khoán cho các đổi tượng kinh doanh chứng khoán tương đối dư thừa tiền mặt và thỏa thuận mua lại chứng khoán đó trong thời gian ngắn {từ vài ngày đến vài tuần)
* Vay từ các tổ chức tin dụng:
Các Tổng công ty tài chính trong TĐKD có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc: các tổ chức túi dụng phải hoạt động hợp pháp; thực hiện việc cho vay và đi vay theo đúng hợp đồng tín dụng; vốn vay phải được bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh.
* Vay từ tập đoàn (Công ty mẹ):
Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ nợ hoặc đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, các Tổng công ty Tài chinh trong TĐKD còn có thể đi vay từ tập đoàn. Các tập đoàn, dựa vào uy tín và lợi thể kinh doanh của mình đứng ra phát hành trái phiếu để huy động vốn rồi chuyển số vốn đó cho Tổng công ty Tài chính vay. Mặt khác khi tập đoàn đứng ra phát hành trái phiếu, nó không bị ràng buộc về dự trữ, lãi suất, sổ lượng... do Ngân hàng Trung ương quy định, vì nó không phải là một tổ chức tín dụng.
* Nhận tiền gửi cỏ kỳ hạn, phổ biển là kỳ hạn từ một năm trở ỉên:
Với tư cách một định chế tài chính trung gian, Tổng công ty Tài chính thực hiện huy động vốn nhàn rỗi dưới hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn, phổ biến là kỳ hạn từ một năm trờ lên. Đổi tác ờ đây trước hết là công ty mẹ và các công ty thành viên của tập đoàn; tiếp theo là các tổ chức và cá nhân
trong xã hội có nhu cầu tiền gửi có kỳ hạn và chấp nhận các quy định về lãi suất, thể thức thanh toán... do công ty đưa ra.
* Tiếp nhận vốn ủy thác của trong và ngoài tập đoàn:
Vốn ủy thác là khoản vốn được sử dụng cho các nội dung hoạt động nào đó trong thời gian tới hoặc cho một khoảng thời gian nhất định ừong tương lai, hiện tại còn nhàn rỗi và cần phải được ký gửi chờ sử dụng.
về bản chất, vốn ủy thác cũng là nhừng khoản tiền gửi. Song chúng thường có quy mô lớn và quan trọng hơn, chủ sở hữu các nguồn vốn này có thể ủy thác quyền sử dụng số vốn đó cho công ty nhận ủy thác trong tương lai.
Vốn ủy thác của Tổng công ty Tài chính thường có:
- Vốn ủy thác của Chính phủ để chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội nào đó.
- Vốn ủy thác của công ty mẹ của các công ty thành viên cảu tập đoàn giao cho Công ty tài chính.
- Vốn ủy thác của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước giao cho Công ty tài chính quản lý.
1.3.2. Hiệu quả huy động vốn của Tổng công ty Tài chinh:
1.3.2.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn của Tổng công ty Tài chỉnh
Trong điều kiện nền kinh tế thi trường, vốn là yếu tố có tính chất quyết định của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Từ vốn, nhà kinh doanh chuyển hoá chúng thành những yếu tố sản xuất kinh doanh là tư liệu sản xuất, sức lao động và các yếu tổ khác để từ đó tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để bán ra trên thị trường xã hội nhằm thu về một lượng tiền lớn hcm số tiền ứng ra ban đầu, tức là mang lại lợi nhuận cho nhà kinh doanh. Như vậy vốn - lợi nhuận là cặp phạm trù cơ bản, xuyên suốt của quá trình hoạt động SXKD. Để có vổn, Tổng công ty tài chính đã thực hiện huy động vốn qua các kênh và các công cụ (đã trinh bày phần trên). Đây là giai đoạn khởi nghiệp tương đổi
khó khăn của Công ty tài chính song nếu chì dừng lại ờ huy động vốn thì mục đích hoạt động cuối cùng của công ty là lợi nhuận chưa đạt được. Nguồn vốn huy động được đó phải sử dụng để tạo ra được lợi nhuận và lợi nhuận ròng. Có nghĩa vốn huy động vốn không chỉ được đánh giá về mặt số lượng nhiều hay ít, mà quan trọng hom là chất lượng của vốn huy động, tức là khả năng sinh lợi của số vốn này. Hay nói cách khác đó chính là hiệu quả của vốn huy động, đây chính là mục đích hoạt động cơ bản của Tổng công ty tài chính.
Như vậy, hiệu quả huy động vốn của Tổng công ty Tài chính là so sánh kết quả kinh tế mà số vốn đã huy động mang lại so với tổng chi phí đã bỏ ra đá huy động chúng.
1.3.2.2. Các yếu tổ cấu thành hiệu quả vổn huy động
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn huy động được cấu thành bời hai nhóm yếu tổ chủ yếu là: tổng chi phí huy động vốn và tổng doanh thu thu được thông qua việc sử dụng số vốn huy động.
* Tổng chi phí huy động vốn
Trong điều kiện kinh tế thị trường, chi phí huy động vốn được biểu hiện bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như “giả mua của vổrí\ “chi phỉ cơ hội sử dụng vốn”... Song về bản chất, đó là tổng chi phí bằng tiền mà người kinh doanh phải bỏ ra để có quyền sử dụng vốn huy động đó. Tổng chi phí huy động vốn thường có các bộ phận chủ yếu sau:
- Tiền ỉãi phải trà cho các chủ sở hữu vốn: khi công ty huy động vốn, công ty chỉ có quyền sử dụng vốn đó, còn quyền sở hữu vẫn thuộc vào chủ
của nó. V ì thế tuỳ thuộc thời gian mà người sử dụng phải trả cho người sờ hữu một khoản tiền lãi là một tất yếu kinh tế trong điểu kiện kinh tế thị trường. Tùy theo công cụ và kênh huy động vốn, số tiền lãi phải trả này thực tế được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như:
+ Trả lãi tiền vay: áp dụng vốn các khoản mà công ty vay có tổ chức các nhân cũng như các tổ chức tài chính tín dụng...
Lãi tiền vay= số tiền vay X lãi suất vay
+ Lợi tức cổ phần: đó là sổ tiền lãi được trả cho các cổ đông phổ biến theo định kỳ hàng năm mà công ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Lợi tức cổ phản = Mệnh giá cổ phiếu X cổ tức
+ Lợi tức trái phiếu: là số tiền lãi mà công ty trả cho những người mua trái phiếu của công ty (tương tự như cổ phần), sổ tiền này phổ biến cũng được trả hàng năm.
Lợi tức trái phiếu = Mệnh giá trái phiếu X lãi suất trải phiếu
- Các chi phí phát sinh gắn với quá trình huy động vốn: Để có thể huy động được khối lượng vốn nhất định, đòi hỏi công ty phải bỏ ra nhừng chi phỉ trực tiếp có liên quan. Các chi phí thường cỏ đó là:
+ Chi phí in ẩn các giấy tờ, chứng chỉ có liên quan đến huy động vốn. Như các hợp đồng tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu...
+ Chi phí phát hành cổ tức, trái phiếu... của công ty
+ Các khoản chi phí trực tiếp cho cán bộ công nhân viên thực hiện công việc huy động vốn
+ Các chi phí khác
Các chi phí này tăng giảm phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của bộ máy, trình độ tinh thông chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên, sự hỗ trợ của các phương tiện làm việc...
* Doanh thu:
Công ty huy động vốn về là nhàm mục đích sử dụng chúng để kiếm lời. Đe có thể thu được doanh thu, Tổng công ty Tài chính đã tiến hành sử dụng số vốn huy động với nhiều hình thức khác nhau sau đây:
- Cho vay: là một hoạt động chủ chốt của các Tổng công ty tài chính trong TĐKD để tạo ra lợi nhuận; chỉ có lãi suất cho vay mới bù nổi chi phí
huy động vốn, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phỉ thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư. Hoạt động cho vay rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm các loại hình sau:
+ Nếu căn cứ vào thể thức cho vay, hoạt động cho vay gồm:
Tín dụng ứng trước (Advances to Customers): là thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở họp đồng tín dụng, trong đó khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) được sử dụng một mức cho vay trong một thời hạn nhất định. Tín dụng ứng trước có hai loại: ứng trước có đảm bảo là loại tín dụng được cấp phát trên cơ sở có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sở bào lãnh của một hay nhiều người khác; ứng trước không cần đảm bảo là loại tín dụng được cấp không cần có tài sản thế chấp, cầm cổ hoặc bảo lãnh mà chỉ dựa trên cơ sở uy tín của khách hàng.
Thấu chi (Over draft) hay còn gọi là tín dụng hạn mức: là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt được tực hiện trên cơ sờ hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được phép sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định. Khác với tín dụng ứng trước, ờ thấu chi mức tín dụng được thỏa thuận chưa phải là khoản tiền Tổng công ty Tài chính cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng mới được coi là tín dụng được cập phát và tính tiền lãi. Thấu chi chỉ được áp dụng với khách hàng có uy tín và có khả năng tài chính lành mạnh.
Chiết khấu thương phiếu: là hoạt động tín dụng ngắn hạn, trong đó nguồn cung là hàng hóa, dịch vụ lập ra các thương phiếu thể hiện số hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp và chuyển nhượng lại quyền sở hữu thương phiếu