Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn của phần III

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về bác hồ (búp sen xanh của sơn tùng cha và con của hồ phương) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 97 - 99)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.3. Quan hệ trật tự thời gian giữa các đoạn của phần III

Phần III của tiểu thuyết "Cha và con" gồm 17 đoạn. Các đoạn có quan hệ theo kiểu trật tự trước sau và đồng thời.

Quan hệ đồng thời xảy ra ở 2 cặp đoạn: 6 và 7, 7 và 8. Căn cứ để xác lập mối quan hệ này là bloc sự kiện cuối đoạn 6 xảy ra đồng thời với bloc sự kiện đầu đoạn 7; và bloc sự kiện cuối đoạn 7 xảy ra đồng thời với bloc sự kiện đầu đoạn 8. Cụ thể là:

Bloc sự kiện cuối đoạn 6: Côn và Khiêm ngồi học lớp dự bị ở

trường tiểu học Đông Ba. Đồng

thời

Bloc sự kiện đầu đoạn 7: Ông Sắc đến thăm nhà bạn là danh y

Võ Lợi ở thôn Vĩ Dạ.

Bloc sự kiện cuối đoạn 7: Ông Sắc và ông Lợi uống rượu đã ngà

ngà, cả hai đều cho rằng chốn quan trường sang nhưng cũng nhục

Đồng thời

Bloc sự kiện đầu đoạn 8: Tất Thành và Tất Đạt được thầy khen

và quyết định cho lên thẳng lớp sơ học

Quan hệ trật tự đồng thời nêu trên giữa hai cặp bloc sự kiện ở đoạn 6 và 7, 7 và 8 cho thấy thời điểm diễn ra các bloc sự kiện ở ba đoạn 6,7 và 8 là đồng thời. Đồng thời với sự việc ông Sắc đến thăm nhà bạn là sự việc Côn và Khiêm ngồi học lớp dự bị; đồng thời với việc ông Sắc và ông Lợi uống rượu đã ngà ngà vào cuối cuộc trò chuyện là việc Côn và Khiêm được thầy giáo khen và quyết định cho lên thẳng lớp sơ học. Các bloc sự kiện còn lại ở đoạn 6, 7 và 8 có quan hệ trước sau, và thời điểm diễn ra bloc sự kiện trước rất gần với thời điểm diễn ra bloc sự kiện sau. Chúng ta có thể tóm tắt các mối quan hệ trật tự ở ba đoạn 6,7,8 bằng sơ đồ đơn giản sau:

Như vậy, có thể thấy trật tự chủ đạo giữa các đoạn 6,7 và 8 vẫn là trật tự trước sau. Các bloc sự kiện 1,2,3,4 của đoạn 6 có quan hệ trật tự trước sau với B-Sk5 của đoạn 6, và tất nhiên cũng có quan hệ trật tự trước sau với các B-SK1, B-SK2 đoạn 7 và B-SK1, B-SK2 và B-SK3 đoạn 8.

Các đoạn còn lại của phần 3 đều có quan hệ trật tự thời gian theo kiểu trước sau. Chúng ta có thể xác lập được các cặp đoạn 1 và 2, 2 và 3, 3 và 4, 4 và 5, 5 và 6, 6 và 7, 7 và 8, 8 và 9, 9 và 10, 10 và 11, 11 và 12, 12 và 13, 13 và 14, 14 và 15, 15 và 16, 16 và 17 có quan hệ trật tự trước sau căn cứ vào quan hệ trước sau giữa bloc sự kiện cuối chương trước với bloc sự kiện đầu chương sau.

Ví dụ: Quan hệ trật tự thời gian giữa đoạn 12 và đoạn 13 là trước sau vì:

Bloc sự kiện cuối đoạn 12: Côn và Quý gặp Diệp Văn Kỳ. Côn từ

chối lời mời đi xem buổi ca nhạc cung đình của Kỳ.

(trước)

Bloc sự kiện đầu đoạn 13: Đêm ca nhạc cung đình lộng lẫy, vua Thành

Thái xuất hiện… Diệp Văn Kỳ ngồi xem

(sau) Đoạn 6 B-SK1 B-SK2 B-SK3 B-SK4 Đoạn 7 B-SK5 B-SK1 Đoạn 8 B-SK2 B-SK1 B-SK2 B-SK3 Đồng thời Đồng thời

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về bác hồ (búp sen xanh của sơn tùng cha và con của hồ phương) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)