Quan hệ thời hạn giữa các đoạn trong từng phần của tiểu thuyết "Cha và

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về bác hồ (búp sen xanh của sơn tùng cha và con của hồ phương) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 77 - 88)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Quan hệ thời hạn giữa các đoạn trong từng phần của tiểu thuyết "Cha và

hạn bắt đầu và kết thúc như sau:

Khi Côn 13 tuổi Khi Côn ra đi trên con tàu viễn dương

Bắt đầu Kết thúc

Như vậy thời hạn trong toàn bộ tiểu thuyết này nằm trong khoảng hơn 7 năm của cuộc đời nhân vật Côn (cùng cha và anh) từ tuổi niên thiếu đến khi là một người thanh niên ngoài hai mươi tuổi. Nếu so sánh với các quãng đời Bác Hồ thì đây cũng là khoảng thời gian có nhiều biến động lớn lao, đặc biệt. Thời điểm quyết định ra đi tìm đường cứu nước là một mốc quan trọng trong sự nghiệp của Bác Hồ.

3.2.2. Quan hệ thời hạn giữa các đoạn trong từng phần của tiểu thuyết "Cha và con" thuyết "Cha và con"

Ở cấp độ bậc 2 này, mỗi thời hạn nêu ở mục 3.2.1. lại được tạo thành từ các thời hạn nhỏ hơn và mỗi thời hạn bậc 2 này tương đương với 1 đoạn của một phần trong tiểu thuyết. Dưới đây là sơ đồ quan hệ thời hạn giữa các đoạn ở từng phần của tiểu thuyết "Cha và con".

* Quan hệ thời hạn giữa các đoạn của phần I có thể mô hình hoá như sau:

Các thời hạn bậc 2 của phần I nêu ở sơ đồ trên cụ thể như sau:

- Thời hạn I. 1: Khoảng thời gian từ buổi chiều mùa hè khi ông khách lạ xuất hiện ở làng Sen đến hết buổi đêm hôm ấy (canh ba) khi Côn và Khiêm đi hát phường vải về, thấy cha và các chú chụm đầu to nhỏ quanh ấm trà.

- Thời hạn I. 2: Khoảng thời gian từ buổi sáng khi Côn và Khiêm chuẩn bị đến nhà thầy Quý học đến khi Côn và Khiêm từ lớp học trở về, được cha nói cho biết vì sao thầy Quý lại không dạy học nữa mà ra đi.

- Thời hạn I. 3: Khoảng thời gian từ buổi chiều hai chị em Côn đến làng Chùa thăm bà ngoại đến lúc đêm đã khuya ở nhà bà ngoại mà Côn vẫn trằn tọc chưa ngủ.

- Thời hạn I. 4: Khoảng thời gian từ lúc Côn vào lò rèn của anh Điền, chứng kiến cảnh dân làng cực khổ vì sưu thuế, phu phen đến lúc Côn tóm tắt lại sách Nam sử mà cậu đã đọc ở thành Vinh cho cha nghe.

PHẦN I THỜI HẠN I.1 Đoạn 1 THỜI HẠN I.2 Đoạn 2 THỜI HẠN I.3 Đoạn 3 THỜI HẠN I.4 Đoạn 4 THỜI HẠN I.5 Đoạn 5 THỜI HẠN I.6 Đoạn 6 THỜI HẠN I

- Thời hạn I. 5: Khoảng thời gian mùa đông, từ lúc có người thừa lệnh về làng Kim Liên mời ông Sắc vào kinh nhậm chức cho đến lúc mọi người làng hết bàn tán về chuyện ông Sắc từ chối không làm quan.

- Thời hạn I. 6: Khoảng thời gian từ lúc cha con ông Sắc lên đường sang Võ Liệt (cuối 1903).

Như vậy, thời hạn được nói đến ở phần I của tiểu thuyết "Cha và con" là khoảng thời gian từ mùa hè năm 1903 đến cuối đông 1903. Thời điểm mở đầu và kết thúc thời hạn được thể hiện rõ trong câu chữ của tác phẩm. Mùa hè năm 1903 (mở đầu) … Một buổi sáng mùa đông (kết thúc).

* Quan hệ thời hạn giữa các đoạn của phần II theo mô hình như sau (mô hình giản lược):

Các thời hạn bậc 2 của phần II ở sơ đồ nêu trên cụ thể như sau:

- Thời hạn II. 1: Khoảng thời gian từ đầu mùa xuân năm 1904, khi đó cha con ông Sắc đang ở Võ Liệt đến khi hai anh em Khiêm, Côn từ Nguyệt Bổng nơi anh Khiêm ở trọ, cùng về Võ Liệt xem hội.

- Thời hạn II. 2: Khoảng thời gian từ lúc cha con ông Sắc đi xem hội ở Võ Liệt đến lúc cha con ông rời Võ Liệt về nhà thăm bà đồ An ốm nặng.

- Thời giạn II. 3: Khoảng thời gian từ lúc đám tang của cụ đồ An xong xuôi đến khi ông Sắc giao cho Thanh trông coi nhà cửa và cho Côn đi cùng vào Hà Tĩnh.

THỜI HẠN II.1 Đoạn 1 THỜI HẠN II.15 Đoạn 15 Từ đoạn 2 đến đoạn 14 tương ứng với các thời hạn từ II.2 đến II.14 PHẦN II THỜI HẠN II

- Thời hạn II. 4: Khoảng thời gian từ khi hai cha con ông Sắc đến Hà Tĩnh tới khi họ đặt chân tới làng Du Đồng (ở Hà Tĩnh).

- Thời hạn II. 5: Khoảng thời gian từ khi ông Sắc dạy học ở làng Du Đồng đến khi hai cha con thăm làng Trung Lễ trở về.

- Thời hạn II. 6: Khoảng thời gian từ khi hai cha con ông Sắc đến thăm làng Đông Thái (quê cụ nghè Phan Đình Phùng) đến khi hai cha con về lại làng Du Đồng.

- Thời hạn II. 7: Khoảng thời gian từ khi hai cha con ông Sắc lên tàu đi Diễn Châu đến khi Côn cùng Võ Mai (con ông Võ Tất Đắc ở Diễn Châu) thân thiết rủ nhau ra đồng bắn chim.

- Thời hạn II. 8: Khoảng thời gian từ khi hai cha con ông Sắc lên tàu ra Bắc đến khi Côn muốn ra Hà Nội nhưng không có giấy phép.

- Thời hạn II. 9: Khoảng thời gian từ khi hai cha con đặt chân tới Thái Bình hỏi thăm nhà ông Đoan đến khi ông Sắc ngồi bàn chuyện với ông Đoan trong nhà.

- Thời hạn II. 10: Khoảng thời gian từ khi cha con ông Sắc dự buổi hát chèo ở làng ông Đoan đến khi kết thúc buổi hát.

- Thời hạn II. 11: Khoảng thời gian từ lúc cha con ông Sắc hội ngộ ở làng Sen vào một chiều đến khi ông Sắc tiếp chuyện ông Nguyễn Quý Song bàn về mở lớp học chữ quốc ngữ.

- Thời hạn II.12: Khoảng thời gian từ khi Côn và Khiêm được cha gửi ra Vinh ăn học đến khi hai anh em được chuyển từ lớp dự bị lên lớp trên ở trường tiểu học Pháp - Nam.

- Thời hạn II.13: Khoảng thời gian từ khi hai anh em Côn trên đường về thăm nhà cuối tuần đến khi Côn cùng cha tiễn Phan Bội Châu ra đi (vào tối hôm ấy).

- Thời hạn II.14: Khoảng thời hạn từ khi quan tổng đốc Đào Tấn về làng Sen đến khi ông Sắc nói chuyện xong với ông Đào Tấn.

- Thời hạn II.15: Khoảng thời gian từ khi ông Sắc bàn với các con chuyện vào kinh nhậm chức đến khi anh Điền thợ rèn đến báo tin vua Thành Thái bị bắt.

Nhìn lại các thời hạn của mỗi đoạn ở phần II này có thể thấy điểm mở đầu và kết thúc mỗi thời hạn bậc 2 khá gần nhau. Tức là ở mỗi đoạn, tác giả tập trung kể các sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn (chủ yếu là trong vòng một buổi, hoặc kéo dài từ buổi sáng tới chiều, sáng tới tối hoặc chiều tới tối). Không có các thời hạn quá dài.

* Quan hệ thời hạn giữa các đoạn của phần III được thể hiện theo sơ đồ sau:

- Các thời hạn bậc 2 của phần III cụ thể như sau:

- Thời hạn III. 1: Khoảng thời gian từ khi ba cha con ông Sắc trên đường vào Huế đến khi Côn làm quen với anh Cần (con ông Doãn) ở Huế.

- Thời hạn III. 2: Khoảng thời gian từ khi ba cha con ông Sắc đi viếng mộ bà Loan tới khi Côn nằm ôm lấy mộ mẹ khóc như mê đi.

THỜI HẠN III.1 Đoạn 1 THỜI HẠN III.17 Đoạn 17 Từ đoạn 2 đến đoạn 16 tương ứng với các thời hạn từ III.2 đến III.16 PHẦN III THỜI HẠN III

- Thời hạn III. 3: Khoảng thời gian từ khi cha con ông Sắc về thăm lại làng Dương Nỗ (nơi trước kia ông dạy học) đến khi họ tạm biệt cô bạn Phượng Quý ở Dương Nỗ để ra về.

- Thời hạn III. 4: Khoảng thời gian từ khi bắt đầu buổi đi chơi của anh em Côn với các bạn đến khi kết thúc buổi chơi đó.

- Thời hạn III. 5: Khoảng thời gian từ khi ông Sắc vào Lục bộ nhận việc đến khi ông trở về và báo với các con mình nhậm chức Thừa biện bộ Lễ.

- Thời hạn III. 6: Khoảng thời gian từ khi hai anh em Khiêm, Côn chuẩn bị đi khai giảng đến khi hai anh em được xếp vào học lớp dự bị của Trường Tiểu học Đông Ba.

- Thời hạn III. 7: Khoảng thời gian từ khi ông Sắc đến nhà ông Lợi ở Vĩ Dạ đến khi hai ông uống rượu với nhau đã ngà ngà say.

- Thời hạn III.8: Khoảng thời gian từ một buổi học ở trường với thầy giáo Pháp đến khi Côn tới thăm nhà và nói chuyện với cô bạn Phượng Quý.

- Thời hạn III.9: Khoảng thời gian từ khi bắt đầu buổi trò chuyện của ông Sắc dặn dò hai con ráng học hành để cứu nước đến khi kết thúc buổi trò chuyện.

- Thời hạn III.10: Khoảng thời gian từ khi Côn và Khiêm gặp thầy Tám xin thầy dạy kèm tiếng Pháp đến khi hai anh em đến học ở nhà thầy.

- Thời hạn III.11: Khoảng thời gian từ khi cô Thanh cùng các bạn học chữ Quốc ngữ ở quê nhà đến khi cô Thanh gặp và tiễn chú đội Quyên đến thăm.

- Thời hạn III.12: Khoảng thời gian từ khi tan buổi học ở trường nữ sinh Tam Tòa đến khi Phượng Quý được Côn giúp thoát khỏi tay công tử Tôn Thất Bá, hai người từ chối lời mời đi xem hát của Diệp Văn Kỳ.

- Thời hạn III.13: Khoảng thời gian từ khi buổi ca nhạc cung đình diễn ra đến khi hết buổi tối ấy (anh em Khiêm, Côn ngồi học ở nhà thầy Tám).

- Thời hạn III.14: Khoảng thời gian từ lúc mở đầu buổi nói chuyện của ông Phan Bội Châu với ông Đặng Thái Thân ở Nhật đến hết buổi đó, ông Phan dặn dò ông Thân.

- Thời hạn III.15: Khoảng thời gian từ khi ông khách đến nhà hỏi ông Sắc nhưng không gặp đến buổi chiều ông khách quay lại nhắn hẹn ông Sắc đến Phu Văn Lâu vào giờ Tuất.

- Thời hạn III.16: Khoảng thời gian từ khi ông Sắc gặp ông khách (Đặng Thái Thân) đến khi ông Sắc trở về nhà.

- Thời hạn III.17: Khoảng thời gian từ sáng sớm hôm sau đến khi Côn đến trường tham gia cuộc vận động Duy Tân và gặp một người mạch lô.

Các thời hạn bậc 2 của phần III cũng là những thời hạn khá ngắn, và tương đối đều nhau về lượng thời gian. Đa số các thời hạn kể trên đều có giới hạn giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc trong vòng một buổi, hoặc một ngày. Và trong thời hạn tương đối ngắn như vậy, các hành động của nhân vật dường như điển hình hơn và chân thực hơn, gần gũi với đời sống hơn.

*Quan hệ thời hạn giữa các đoạn ở phần IV được thể hiện ở sơ đồ sau:

THỜI HẠN IV.1 Đoạn 1 THỜI HẠN IV.2 Đoạn 2 THỜI HẠN IV.3 Đoạn 3 THỜI HẠN IV.4 Đoạn 4 THỜI HẠN IV.5 Đoạn 5 THỜI HẠN IV.6 Đoạn 6 PHẦN IV THỜI HẠN IV

Các thời hạn bậc 2 của phần IV tiểu thuyết cụ thể như sau:

- Thời hạn IV.1: Khoảng thời gian từ buổi tối hôm ông Sắc và ông Phạm Khắc Doãn nói chuyện với nhau cho đến buổi sáng hôm sau nữa khi Côn, Khiêm, Cần và Phượng Quý tới nhà Kỳ để hỏi chuyện vua Thành Thái bị Tây bắt.

- Thời hạn IV.2: Khoảng thời gian từ khi hai anh em Côn ôn thi vào trường Quốc học (sau những ngày vua Thành Thái bị bắt) đến khi Côn và Khiêm cùng với các bạn học trường Quốc học tham gia cuộc biểu tình phản đối việc một sĩ quan Pháp giết anh quản tượng người Việt.

- Thời hạn IV.3: Khoảng thời gian từ tháng 5/1908 đến khi Côn biết tin phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam đang lên mạnh.

- Thời hạn IV.4. Khoảng thời gian từ khi nông dân Huế nổi dậy đấu tranh đến khi Côn nhận ra phải có tổ chức thì việc đấu tranh mới không thất bại thảm hại như những cuộc biểu tình tự phát vừa qua.

- Thời hạn IV.5: Khoảng thời gian từ khi một năm sau cuộc biểu tình ở Huế, đến khi ông Sắc chia tay các con vào Quy Nhơn để chấm thi Hương (tháng 5/1909).

- Thời hạn IV.6: Khoảng thời gian từ tháng 6/1909 đến khi Côn lên đường vào Quy Nhơn theo lời dặn trong thư của cha.

So với các thời hạn ở Phần I, II và III thì các thời hạn của phần IV này dài hơn. Đa số các thời hạn nằm trong khoảng một vài tháng và không có thời hạn nào là một buổi, hai buổi như ở các phần trước.

* Quan hệ thời hạn giữa các đoạn của phần V được thể hiện qua sơ đồ sau:

Các thời hạn bậc 2 của phần V cụ thể như sau:

- Thời hạn V.1: Khoảng thời gian từ khi Côn vào Quy Nhơn ở nhà thầy Thọ đến khi Côn xin phép thầy Thọ vào Bình Khê thăm cha.

- Thời hạn V.2: Khoảng thời gian từ khi ông Sắc xuống một xã ở Bình Khê xem xét tình hình vào một buổi tối đến khi Côn chia tay cha để về lại Quy Nhơn.

- Thời hạn V.3: Khoảng thời gian từ khi Côn về lại nhà thầy Thọ đến khi Côn được tin cha bị giải về Huế chờ thụ án.

- Thời hạn V.4: Khoảng thời gian từ khi Côn và gia đình thầy Thọ được tin ông Sắc ở Huế đến khi Côn nghĩ và hi vọng cha được minh oan.

THỜI HẠN V.1 Đoạn 1 THỜI HẠN V.2 Đoạn 2 THỜI HẠN V.3 Đoạn 3 THỜI HẠN V.4 Đoạn 4 THỜI HẠN V.5 Đoạn 5 THỜI HẠN V.6 Đoạn 6 THỜI HẠN V.7 Đoạn 7 THỜI HẠN V.8 Đoạn 8 THỜI HẠN V.9 Đoạn 9 THỜI HẠN V.10 Đoạn 10 PHẦN V THỜI HẠN V

- Thời hạn V.5: Khoảng thời gian từ khi Côn biết cha được tha, làm dân thường ở Huế đến khi Côn rời Quy Nhơn đi Phan Thiết.

- Thời hạn V.6: Khoảng thời gian từ khi Phượng Quý lên tàu vào Quy Nhơn tìm Côn đến khi cô biết Côn đã đi Phan Thiết.

- Thời hạn V.7: Khoảng thời gian từ khi Côn đến dạy ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) đến khi hình ảnh những con tàu ngoài khơi như thúc giục Côn ra đi.

- Thời hạn V.8: Khoảng thời gian từ khi Côn đến nhà ông Doãn tìm Cần đến khi sau nhiều lần gặp gỡ nữa, Côn nhận ra Cần là người an phận, tháng 10/1910.

- Thời hạn V.9: Khoảng thời gian từ lúc học trò trường Dục Thanh, vào một sáng thứ hai của tháng 12 năm 1910 nhận thấy vắng thầy Thành đến khi tất cả hiểu rằng thầy đã ra đi không tiếp tục dạy học nữa.

- Thời hạn V.10: Khoảng thời gian từ lúc thầy Thành lên tàu hoả từ Phan Thiết đi Sài Gòn đến khi tàu đã cách Phan Thiết khá xa.

Cũng tương tự như ở phần IV, các thời hạn ở phần V của tiểu thuyết "Cha và con" có độ dài hơn. Không có thời hạn nào là một ngày hoặc một buổi như ở các phần I, II, III. Một vài thời điểm ở phần này được chỉ ra khá rõ ràng bằng các con số đánh dấu mốc thời gian. Có lẽ đây cũng chính là những mốc thời gian gắn liền với bước đi của tuổi trẻ Bác Hồ, tức là những mốc thời gian mang tính lịch sử có thật gắn liền với Bác Hồ trên chặng đường Người bôn ba đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc mình.

* Quan hệ thời hạn giữa các đoạn của phần VI tiểu thuyết được thể hiện theo mô hình sau:

Các thời hạn bậc 2 của phần VI cụ thể như sau:

- Thời hạn VI.1: Khoảng thời gian từ khi Côn đặt chân tới Sài Gòn đến khi Côn xin được việc đi bán báo.

- Thời hạn VI.2: Khoảng thời gian từ khi Côn bắt đầu đi bán báo đến khi Côn gặp Diệp Văn Kỳ.

- Thời hạn VI.3: Khoảng thời gian từ khi Côn đi học ở trường Ba Son đến sáng ngày 5/6/1911 Côn chia tay mọi người lên tàu ở Cảng Nhà Rồng ra đi.

- Thời hạn VI.4: Khoảng thời gian nửa tháng sau khi Côn ra đi, ông Sắc đến khu trọ tìm Côn đến khi ông biết được sự thật là Côn đã ra đi.

Trong các thời hạn ở phần VI có một mốc rất đặc biệt đó là mốc ngày 5/6/1911. Đây là mốc thời gian lịch sử ghi dấu ngày Bác Hồ của chúng ta rời

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về bác hồ (búp sen xanh của sơn tùng cha và con của hồ phương) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)