Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần trong tiểu thuyết "Cha và

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về bác hồ (búp sen xanh của sơn tùng cha và con của hồ phương) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 92 - 94)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần trong tiểu thuyết "Cha và

Quan hệ trật tự thời gian trong tiểu thuyết "Cha và con" thể hiện qua 4 cấp độ. - Cấp độ cao nhất (bậc 1): giữa các phần của tiểu thuyết

- Cấp độ thấp hơn (bậc 2): giữa các đoạn trong từng phần của tiểu thuyết - Cấp độ thấp hơn nữa (bậc 3): giữa các bloc sự kiện của từng đoạn ở từng phần của tiểu thuyết.

- Cấp độ thấp nhất (bậc 4): giữa các sự kiện nhỏ hình thành nên các bloc sự kiện của từng đoạn ở từng phần của tiểu thuyết.

3.3.1. Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần trong tiểu thuyết "Cha và con" "Cha và con"

Ở cấp độ cao nhất này, giữa các phần trong tiểu thuyết "Cha và con" có quan hệ thời gian theo một kiểu duy nhất đó là quan hệ trật tự trước sau.

Chúng ta có thể mô hình hoá quan hệ trật tự này như sau:

Phần I Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI

Sở dĩ xác định được trật tự như trên là vì:

- Bloc sự kiện cuối của phần I với bloc sự kiện đầu phần II có quan hệ trật tự trước sau. Tức là bloc sự kiện cuối phần I xảy ra trước và bloc sự kiện đầu phần II xảy ra sau.

B.SK cuối phần I: Ông Sắc cùng Côn và Khiêm lên đường

sang Võ Liệt

(trước)

B.SK đầu phần II: Trên bến đò làng Võ Liệt, Côn không

quản lấm lem, đỡ em bé bị ngã lên. Mọi người trầm trồ khen ngợi Côn.

(sau)

- Bloc sự kiện cuối phần II với bloc sự kiện đầu phần III có quan hệ theo trật tự trước sau:

B.SK cuối phần II: Anh thợ rèn Điền đến nhà ông Sắc báo

tin vua Thành Thái bị bắt, đang có đánh nhau ở kinh thành.

(trước)

B.SK đầu phần III: Ba cha con ông Sắc trải qua chặng

đường dài để tiến vào Huế.

(sau)

- Bloc sự kiện cuối phần III với bloc sự kiện đầu phần IV có quan hệ theo trật tự trước sau:

B.SK sự kiện cuối phần III: Côn và Khiêm tham gia biểu tình "Cúp

tóc Duy Tân". Côn nói chuyện với một người mạch lộ và biết được tin tức ở nhiều nơi trên thế giới.

(trước)

B.SK sự kiện đầu phần IV: Trời đã tờ mờ sáng nhưng ông Sắc vẫn

chưa dậy.

- Bloc sự kiện cuối phần IV với bloc sự kiện đầu phần V có quan hệ theo kiểu trật tự trước sau:

B.SK sự kiện cuối phần IV: Côn lên đường vào Quy Nhơn theo lời

dặn trong thư của cha.

(trước)

B.SK sự kiện đầu phần V: Ở Quy Nhơn, Côn ở nhà thầy giáo

Thọ, đơn xin tuyển làm giáo viên của Côn không được chấp nhận.

(sau)

- Bloc sự kiện cuối phần V với bloc sự kiện đầu phần VI có quan hệ theo kiểu trật tự trước sau:

B.SK sự kiện cuối phần V: Trên tàu đi Sài Gòn, Côn nhớ cha, nhớ

mọi người nhưng lòng hi vọng vào con đường phía trước.

(trước)

B.SK sự kiện đầu phần VI: Tới Sài Gòn, Côn nhận ra nơi đây sầm

uất, nhưng vẫn còn nhiều xóm ổ chuột lầm than.

(sau)

Như vậy, các phần của tiểu thuyết "Cha và con", từ phần I đến phần VI có quan hệ thời gian tuyến tính, phần trước bao gồm các sự kiện diễn ra trước, phần sau bao gồm các sự kiện diễn ra sau, tạo ra mạch truyện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về bác hồ (búp sen xanh của sơn tùng cha và con của hồ phương) luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)