2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được bác sỹ chỉ định chụp CHT tuyến tiền liệt trên máy CHT 1.5 Tesla và được làm sinh thiết TTL.
2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin
- Ghi chép thông tin về hành chính và tình trạng bệnh tật của bệnh nhân theo mẫu bảng kiểm được thiết kế sẵn, sau đó tất cả các thông tin đó sẽ được nhập vào máy tính để lưu giữ và phân tích giai đoạn sau này. Các hồ sơ trên được quản lý và kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đặc biệt các thông tin ghi chép phải đảm bảo đầy đủ, chính xác.
- Tiến hành chụp CHT với các thông số chuẩn đã đề ra về sử dụng chuỗi xung, hướng cắt, độ dầy lớp cắt, bước nhảy, trường nhìn, ma trận nhằm thu thập các hình ảnh rõ nhất của UTTTL và hạn chế cao nhất các yếu tố gây nhiễu
- Trực tiếp xem kết quả đọc phim,và ghi lại nhận xét về hình ảnh UTTTL trên phiếu điều tra.
2.3.4. Biện pháp hạn chế sai số:
- Chọn toàn bộ những người tham gia nghiên cứu đủ tiêu chuẩn lựa chọn. - Phiếu điều tra phải đầy đủ thông tin và dễ hiểu.
- Có người giám sát khi thu thập số liệu: là các kỹ thuật viên làm việc trên máy CHT.
- Xem phiếu kết quả của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để lấy số liệu.
2.3.5. Đạo đức nghiên cứu
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện.
- Nghiên cứu được sự đồng ý của cán bộ trong khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai.
- Các đối tượng được giải thích rõ ràng về mục đích, ý nghĩa, các thông tin cần thu thập của nghiên cứu.
- Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.
2.3.6. Xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê y học. 2.3.7. Phương tiện và kỹ thuật chụp CHT 2.3.7. Phương tiện và kỹ thuật chụp CHT
2.3.7.1. Phương tiện nghiên cứu
Máy chụp cộng hưởng từ loại 1.5 Tesla Philips tại khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai .
2.3.7.2. Qui trình kỹ thuật chụp cộng hưởng từ TTL.
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla, Coils chụp (coils body). + Thuốc đối quang từ, máy bơm thuốc tự động, bông cồn. + Máy tính điều khiển, hệ thống máy in phim.
- Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Gọi rõ họ và tên cho bệnh nhân chuẩn bị ngoài cửa phòng chụp, kiểm tra lại chính xác thông tin BN, xác định lại BN không có các chống chỉ định chụp CHT (BN có máy trợ thính, máy tạo nhịp tim, van tim nhân tạo, mảnh đạn, nẹp vít kim loại khớp háng, bình oxy…)
+ Hướng dẫn BN tháo bỏ hết các vật dụng kim loại như đồng hồ, điện thoại, kẹp tóc, kính mắt…
+ Với BN hôn mê chỉ dùng balon oxy bằng cao su.
+ Với BN không thể nằm im phải dùng thuốc an thần để BN nằm im trong quá trình chụp (hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị).
+ Dặn bệnh nhân đi vệ sinh trước khi chụp.
+ Giải thích để bệnh nhân hiểu và nằm yên trong quá trình khám xét. - Tiến hành kỹ thuật
+ Tư thế bệnh nhân:
Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa đầu hướng về phía máy (head first supine), hai tay đưa lên trên đầu, hai chân duỗi.
Cắm dây cáp vào coil và đặt coil bao trùm toàn bộ vùng tiểu khung BN. Sử dụng dây đai gắn chặt cố định coils vào bệnh nhân để tránh nhiễu do hoạt động hô hấp.
Sử dụng một cái gối đặt dưới đầu bệnh nhân và một cái đệm dưới chân để tạo sự thoải mái hơn cho bệnh nhân
Ấn nút tự động đẩy bàn vào trong sau khi đã lấy chính xác tia trung tâm.
Hình 2.2: A. Tư thế bệnh nhân B.Vị trí tia trung tâm [24]
Hình 2.2. Tư thế bệnh nhân và tia trung tâm [22]
- Đặt chương trình khám xét:
Ảnh định hướng được cắt trong thời gian ngắn theo 3 hướng: sagital, coronal và axial.
Hình 2.3 : Hình định vị theo 3 mặt phẳng Sagital, axial và coronal. [22]
Hình 2.3. Ảnh định hướng cộng hưởng từ tuyến tiền liệt
Chọn chương trình chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt đã được cài đặt sẵn bao gồm các chuỗi xung T2W_TSE_SAG, T2W_TSE_COR, T2W_TSE_TRA, T2W_SPAIR_TRA, T1W_3D_PRE, DWI_TRA, T1W sau tiêm ở 3 mặt phẳng.
Ngoài ra có thể dùng các xung khác trong từng trường hợp cụ thể.
Hình 2.4. Định vị trường cắt cho mặt phẳng axial
Trên mặt phẳng coronal và sagital đặt hướng cắt vuông góc với niệu đạo tuyến tiền liệt [24].
Hình 2.5. Định vị trường cắt cho mặt phẳng coronal
Trên mặt phẳng sagital đặt trường cắt song song với niệu đạo TTL. Trên mặt phẳng axial đặt trường cắt bao trùm hết toàn bộ TTL [24].
Hình 2.6. Định vị trường cắt cho mặt phẳng sagital
Trên mặt phẳng coronal đặt trường cắt song song với niệu đạo TTL. Trên mặt phẳng axial đặt trường cắt bao trùm hết toàn bộ TTL [24].
Bảng 2.1. Thông số cơ bản của các xung chụp CHT trước tiêm
Thông số FOV Slice Thickness (mm) Matrix Gap (mm) TR (ms) TE (ms) AP (mm) RL (mm) FH (mm) T2W_SAG 200 77 200 4 200x199 1.2 4012 90 T2W_COR 71 200 200 3.5 200x199 1.3 4012 90 T2W_TRA 200 200 92 3.5 168x163 2 4352 100 T2W_SPAIR 200 200 89 3.5 168x160 1 3000 85 DWI_4b 200 200 96 4 68x67 4192 84 T1W_3D 300 300 160 Voxel size = 2x2x2 mm Recon voxel size = 0.94 mm
TR/TE = 3.9/1.84
Hình 2.7. Hình ảnh minh họa cho từng chuỗi xung trước tiêm
Sau khi chụp xong hết các xung trước tiêm, chúng ta sẽ tiến hành tiêm thuốc để chụp sau tiêm.
Quy trình tiêm thuốc đối quang từ :
+ Kiểm tra kết quả xét nghiệm của BN, hỏi BN xem có tiền sử dị ứng với thuốc đối quang từ hay không?
+ Lấy thuốc vào máy bơm thuốc tự động, chuẩn bị bông, cồn sát khuẩn, đặt kim luồn, sau đó cố định lại bằng băng dính.
+ Tiến hành đặt trình tiêm thuốc, bình thường tiêm 10ml thuốc, tốc độ 2ml/s và 40ml nước muối sinh lý cùng tốc độ.
+ Chụp sau tiêm trên T1W ở cả 3 mặt phẳng, đặt trường cắt cho các mặt phẳng giống với các chuỗi xung trước tiêm.
T2W_SAG T2W_COR
T2W_SPAIR DWI T1W_ AXIAL
Bảng 2.2. Thông số chụp của chuỗi xung T1W sau tiêm thuốc trên 3 hướng. Thông số FOV Slice Thickness (mm) Matrix Gap (mm) TR (ms) TE (ms) AP (mm) RL (mm) FH (mm) T1W_TRA 200 200 89 3.5 184x165 1 538 8 T1W_SAG 200 74 200 4 224x235 1 474 15 T1W_COR 89 200 200 3.5 184x165 1 538 8
Hình 2.8. Hình ảnh minh họa cho xung T1W sau tiêm
- Sau khi đã đặt sẵn các xung cần khảo sát thì máy sẽ chạy tự động cho đến khi hết các chuỗi xung.
- Xác nhận việc đã chụp xong, đưa bệnh nhân rời khỏi bàn chụp hướng dẫn BN ra ngoài phòng chụp và hẹn lấy kết quả.
- Tiến hành xử lý ảnh và in phim.
- Xem kết quả đọc phim của bác sĩ. Ghi nhận hình ảnh CHT của bệnh nhân.
2.3.8. Biến số nghiên cứu
- Các biến số chung của đối tượng nghiên cứu gồm :
+ Nhóm tuổi: Chúng tôi chia BN thành các nhóm tuổi 50 - 59, 60 - 69, 70 - 79, ≥ 80 tuổi. Cách chia này dựa theo các tác giả Hồ Đức Thưởng (2012), Nguyễn Việt Hải, Trần Đức Hòe (2012) và của nhiều tác giả khác [2], [12].
+ Vị trí khối UTTTL: Chúng tôi chia ra các vị trí vùng ngoại vi, vùng trung tâm, vùng chuyển tiếp theo cách phân chia của Phạm Gia Khánh, Lê Thế Trung (2002), Hồ Đức Thưởng (2012) [5], [12].
+ Khối lượng TTL: ở người trẻ vào khoảng từ 15 - 25g, ở người già có thể tăng lên gấp nhiều lần. Trong ngiên cứu này chúng tôi chia BN thành các nhóm có khối lượng TTL: <20g, từ 20 đến <40g, từ 40 đến <60g, từ 60 đến <80g, từ 80 đến <100g, ≥100g. Cách chia này phù hợp với cách chia của các tác giả Stephen J. Freedland, William B. Isaacs et.al (2005) [21].
- Các biến số về tín hiệu UTTTL trên chụp CHT TTL: chúng tôi chia ra thành tăng, giảm và đồng tín hiệu đây là danh pháp quốc tế dùng để mô tả tổn thương trên CHT [7], [10], [12], [16], [19], [21].
- Vai trò chẩn đoán UTTTL của phương pháp chụp CHT: Chúng tôi tiến hành tính độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của phương pháp chụp CHT so với GPB TTL. Để tính được các biến số trên chúng tôi dựa trên các chỉ số:
+ Dương tính thật: BN có dấu hiệu UTTTL trên CHT và GPB cho kết
quả (+)
+ Dương tính giả: BN có dấu hiệu UTTTL trên CHT và GPB cho kết
quả (-)
+ Âm tính thật: BN không có dấu hiệu UTTTL trên CHT và GPB cho
kết quả (-)
+ Âm tính giả: BN không có dấu hiệu UTTTL trên CHT và GPB cho
kết quả (+)
Cách tính độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu:
+ Độ chính xác = (tổng dương tính thật và âm tính thật/tổng số BN) x100. + Độ nhạy = (dương tính thật/ tổng dương tính thật và âm tính giả ) x 100. + Độ đặc hiệu = (âm tính thật/ tổng âm tính thật và dương tính giả) x100.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành với 34 bệnh nhân, trong đó có 19 BN được chẩn đoán xác định là UTTTL, 15 BN còn lại không bị UTTTL. Tất cả BN đều được thăm khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ TTL và chẩn đoán xác định bằng GPB TTL.
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Sự phân bố tuổi của BN được trình bày trong biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân UTTTL theo nhóm tuổi
Nhận xét:
- Nhóm tuổi từ 70 - 79 có tỷ lệ mắc UTTTL cao nhất chiếm 42.10% - Nhóm tuổi ≥80 hay gặp thứ 2 với 31.58%
- Nhóm tuổi <60 ít gặp nhất chiếm 5.26% - Độ tuổi trung bình là 76 ± 10 tuổi.
3.2. Một số đặc điểm hình ảnh UTTTL trên cộng hưởng từ
Bảng 3.1. Đặc điểm bờ tuyến tiền liệt với cấu trúc lân cận trên phim CHT
Bờ tuyến tiền liệt Số lượng (BN) Tỷ lệ (%)
Rõ 6 31.58
Không rõ 13 68.42
Tổng 19 100
Nhận xét:
- Có 13 BN UTTTL có bờ TTL không rõ chiếm 68.42% - Còn lại 6 BN có bờ TTL rõ chiếm 31.58%
Bảng 3.2. Vị trí khối ung thư tuyến tiền liệt trên hình ảnh cộng hưởng từ
Vị trí Số lượng (BN) Tỷ lệ (%) Thùy trái Vùng trung tâm 3 15.79 Vùng ngoại vi 7 36.84 Vùng chuyển tiếp 2 10.53 Thùy phải Vùng trung tâm 3 15.79 Vùng ngoại vi 7 36.84 Vùng chuyển tiếp 3 15.79 Toàn bộ 6 31.58 Nhận xét: Từ bảng 3.2 ta thấy
- UTTTL hay gặp ở vùng ngoại vi của cả 2 thùy trái và phải đều có 7 BN (36.84%).
- UTTTL ít gặp ở vùng trung tâm và vùng chuyển tiếp, trung tâm thùy trái và thùy phải đều gặp ở 3 BN (15.79), chuyển tiếp thùy trái là 2 BN (10.53%), chuyển tiếp thùy phải gặp ở 3 BN (15.79%).
Bảng 3.3. Khối lượng tuyến tiền liệt trên cộng hưởng từ
Khối lượng (g) Số lượng (BN) Tỷ lệ (%)
< 20 6 31.58 20 đến < 40 5 26.31 40 đến < 60 2 10.53 60 đến < 80 1 5.26 80 đến < 100 2 10.53 ≥ 100 3 15.79 Tổng 19 100 Nhận xét: Từ bảng 3.3 ta thấy - Có 6 BN (31.58%) có khối lượng TTL < 20g - Nhóm khối lượng có tỷ lệ thấp nhất là 60 - < 80 có 1 BN (5.26%)
Bảng 3.4. Hình thể của khối UTTTL trên phim chụp CHT
Hình thể Số lượng (BN) Tỷ lệ (%) Hình khối (tròn,oval) 10 52.63 Hình thể khác 9 47.37 Tổng 19 100 Nhận xét : - Có 10 BN (52.63%) UTTTL có dạng hình khối - Có 9 BN (47.37%) UTTTL có hình thể khác
Bảng 3.5. Dấu hiệu xâm lấn của UTTTL tới các tạng lân cận trên phim CHT CHT Dấu hiệu Số lượng (BN) Tỷ lệ (%) Có xâm lấn Bàng quang 3 15.79 Túi tinh 4 21.05 Xương chậu, cột sống 8 42.1 Trực tràng 1 5.26 Không xâm lấn 9 47.37 Nhận xét : Bảng 3.5 cho thấy
- UTTTL hay có xâm lấn sang các cơ quan xung quanh. Trong đó xâm lấn xương chậu và cột sống là hay gặp nhất 8 BN (42.10%). Xâm lấn trực tràng ít gặp nhất 1 BN (5.26%)
- Trường hợp không xâm lấn có 9 BN (47.37%)
Bảng 3.6. Dấu hiệu di căn hạch của UTTTL trên phim cộng hưởng từ
Di căn hạch Số lượng (BN) Tỷ lệ (%)
Có hạch 13 68.42
Không có hạch 6 31.58
Tổng 19 100
Nhận xét :
- UTTTL có di căn hạch chiếm tỉ lệ cao 13 BN (68.42%) - Còn lại là không có di căn hạch gặp ở 6 BN (31.58%)
Bảng 3.7. Đặc điểm tín hiệu của UTTTL trước tiêm trên các chuỗi xungT2W, T1W trước tiêm, Diffusion
Tín hiệu
T2W T1W trước tiêm Diffusion (DWI) Số lượng (BN) Tỷ lệ (%) Số lượng (BN) Tỷ lệ (%) Số lượng (BN) Tỷ lệ (%) Tăng 4 21.05 4 21.05 17 89.47 Giảm 12 63.16 0 0 0 0 Đồng 3 15.79 15 78.95 2 10.53 Tổng 19 100 19 100 19 100 Nhận xét :
- Trên T2W tổn thương chủ yếu là giảm tín hiệu với 12 BN (63.16%) - Trên T1W trước tiêmtổn thương chủ yếu là đồng tín hiệu với 15 BN (78.95%)
- Trên DWI tổn thương chủ yếu là tăng tín hiệu với 17 BN (89.47%)
Bảng 3.8. Đặc điểm ngấm thuốc đối quang từ sau tiêm trên xung T1W sau tiêm
Đặc điểm Số lượng (BN) Tỷ lệ (%) Ngấm thuốc đều đồng nhất 5 26.31 Ngấm thuốc không đồng nhất 14 73.69 Không ngấm thuốc 0 0 Tổng 19 100 Nhận xét:
- Đa số BN UTTTL có tổn thương ngấm thuốc không đồng nhất 14 BN, (73.69%).
3.3. Vai trò của các xung CHT trong chẩn đoán UTTTL Bảng 3.9. Đối chiếu chẩn đoán UTTTL trên CHT và GPB Bảng 3.9. Đối chiếu chẩn đoán UTTTL trên CHT và GPB
GPB CHT Ác tính Lành tính Tổng Ác tính 19 2 21 Lành tính 0 13 13 Tổng 19 15 34 Kết quả: Se = 100%, Sp = 86.67%, Acc =94.12%
Bảng 3.10. Khả năng phát hiện UTTTL trên xung T2W so với GPB
GPB T2W Ác tính Lành tính Tổng Ác tính 19 6 25 Lành tính 0 9 9 Tổng 19 15 34 Kết quả: Se = 100%, Sp = 60%, Acc = 82.35%
Bảng 3.11. Khả năng phát hiện UTTTL trên xung T1W trước tiêm so với GPB
GPB T1W Ác tính Lành tính Tổng Ác tính 4 0 4 Lành tính 15 15 30 Tổng 19 15 34 Kết quả: Se = 21.05%, Sp = 100%, Acc = 55.88%
Bảng 3.12. Khả năng phát hiện UTTTL trên xung Diffusion so với GPB GPB DWI Ác tính Lành tính Tổng Ác tính 19 8 27 Lành tính 0 7 7 Tổng 19 15 34 Kết quả: Se = 100% , Sp = 46.67%, Acc = 76.47%
Bảng 3.13. Khả năng phát hiện UTTTL trên xung T1W tiêm thuốc so với GPB
GPB T1W tiêm thuốc Ác tính Lành tính Tổng Ác tính 19 2 21 Lành tính 0 13 13 Tổng 19 15 34 Kết quả: Se = 100%, Sp = 86.67%, Acc = 94.12%
Chương 4 BÀN LUẬN
Qua các số liệu về kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở chương trước, chương này là những nội dung xin được phân tích, bàn luận để đạt được mục tiêu nghiên cứu cho đề tài:
4.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhiều tác giả cho rằng tỉ lệ mắc UTTTL tăng dần theo tuổi, đặc biệt cao ở độ tuổi 61 - 80 [12]. Theo nghiên cứu của Wingo (1995) tuổi là yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển UT TTL. Tỷ lệ UT ở nam giới tuổi 40 là 1/1000 người, nhưng ở tuổi 40 - 59 là 1/103, tuổi 60 - 79 là 1/8 người. Tỷ lệ này có thể đến 100% người ở tuổi 100 [5].
Các nghiên cứu trong nước cho thấy nhóm tuổi mắc UTTTL cao nhất ở lứa tuổi 70 - 79 như nghiên cứu của Hồ Đức Thưởng (2012) trên những bệnh nhân được làm mô bệnh học UTTTL qua mảnh sinh thiết cho thấy nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 70 - 79 chiếm 56.50%, sau đó đến nhóm tuổi ≥ 80 chiếm 25.30% [12]. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hải và Trần Đức Hòe (2012) cũng cho thấy UT hay gặp ở những BN từ 61 - 80 tuổi chiếm 63.77%, nhóm gặp ít nhất là nhóm tuổi < 50 (1%) [2].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy lứa tuổi mắc UTTTL hay gặp