Xác định mối liên quan giữa mức độ kiểm soát HbA1c với một số

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm kiểm soát hba1c của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2015 (Trang 61 - 79)

thông số hóa sinh.

- Kết quả xét nghiệm máu một số chỉ số hóa sinh:

Kết quả bảng 3.11 và 3.12 cho thấy giá trị trung bình của các thông số đánh giá chức năng gan- thận, XN đánh giá rối loạn lipid máu của nhóm nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường, giá trị TB một số chỉ số hóa sinh giữa 2 nhóm, KS kém so với KS tốt và chấp nhận được có cao hơn sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Những bệnh nhân kiểm soát HbA1c kém, nhiều yếu tố nguy cơ nên kiểm soát kém ở một số cơ quan đích.

- Tương quan giữa HbA1c và glucose máu

Bảng 3.15 ta thấy tỷ lệ HbA1c có mối tương quan thuận khá chặt với nồng độ glucose máu khi đói với hệ số tương quan r là 0,66 với p < 0,05. Từ kết quả trên ta cũng có thể nói rằng kiểm soát tốt glucose máu sẽ làm giảm chỉ số HbA1c. Giá trị glucose máu khi đói khá ổn định chỉ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đường máu của cơ thể và phản ánh đúng tình trạng điều trị và tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.

Trong vòng 2 tháng có nồng độ glucose máu tăng cao thì hàm lượng HbA1C có thể lên tới 12- 15% hoặc 18%. Khi HbA1c tăng 1%, glucose máu trung bình sẽ tăng khoảng 29 mg/dl. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể giảm đường huyết, nhưng HbA1C chỉ giảm khi họ tuân thủ chế độ điều trị trong cả quá trình 2 tháng. Vì vậy, đây là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả điều trị, tiên lượng biến chứng vì biến chứng là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn theo dõi đường huyết khi đói cho biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm làm xét nghiệm. Lợi điểm của xét nghiệm HbA1c là có thể được thực hiện mà không

cần nhịn đói, và cho ra kết quả mức độ glucose máu ước lượng trong 2 tháng gần nhất .

- Mối liên quan giữa kiêm soát HbA1c và RLLP máu.

Bảng 3.13 ta thấy đa số bệnh nhân nghiên cứu có biểu hiện của rối loạn chuyển hóa lipid máu, biểu hiện bằng tỷ lệ 66% ( 99/150). BN không RLLP Mức kiểm soát HbA1c tốt + chấp nhận đạt 35,1% cao hơn so với KS kém là 27,2%, ở nhóm RLLP tỷ lệ KS kém HBA1c là 72,8% cao hơn nhóm không có rối loạn Lipid máu đó là 64,8% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Ta thấy sự kiểm soát HbA1c kém có nguy cơ dẫn đến sự RLLP do làm rối loạn chuyển hóa. Kết quả này tương tự nhiều nghiên cứu khác. Điều này dễ hiểu do bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường kèm theo tình trạng tăng lipid máu. Tuy nhiên đa số bệnh nhân bị bệnh nhiều năm, sử dụng nhiều biện pháp khống chế lipid( tập luyện, ăn kiêng, dùng thuốc) nên các chỉ số cao hơn bình thường nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với các bệnh nhân ở nghiên cứu khác. Chứng tỏ khi kiểm soát bệnh ĐTĐ không tốt dẫn đến HbA1c cao thì một số thông số hóa sinh khác cũng tăng theo Triglycerid, cholesterol, HDL- c... đây chính là phản ánh của những biến chứng của bệnh ĐTĐ tại một số cơ quan. Để góp phần kiểm soát đường huyết tốt cần phải kiểm soát tốt hơn các chỉ số Lipid để hạn chế các biến chứng có thể xẩy ra.

- Mức độ kiểm soát một số chỉ số theo khuyến cáo

Kết quả bảng 3.16 cho thấy tình trạng kiểm soát BMI chưa tốt, chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,3%, THA là 48%, và triglyceride là 39,3%. Đây là vấn đề nan giải cần được quan tâm giải quyết. Việc kiểm soát các chỉ số rất cần cho vệc tiên lượng các biến chứng. Kiểm soát triglyceride còn kém 39,3%, điều này cho thấy kiểm soát lipid máu của bệnh nhân chưa hiệu quả. Việc kiểm soát lipid máu phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, lối sống, tập quán sinh hoạt của BN, cách thức dùng thuốc điều trị RLLP máu. Do vậy muốn kiểm soát được các thành phần lipid máu cần tăng cường công tác tư vấn giáo

dục BN. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy ĐTĐ và THA lên quan chặt chẽ với nhau và đi song hành cùng nhau và gây nên biến chứng tim mạch. Kiểm soát THA tốt chiếm 36,7%, tỷ lệ này khá thấp. 2003 JNC và ADA đã đưa ra mức huyết áp mục tiêu dưới 130/80 mmHg. Song thực tế khó đạt được mục tiêu. BN ĐTĐ kiểm soát huyết áp kém như vậy có lẽ do bệnh nhân chưa chấp hành chế độ ăn giảm muối, sử dụng thuốc điều trị THA không đúng, không đều, nhiều BN hiểu biết về điều trị THA còn hạn chế, quan niệm chỉ uống thuốc hạ HA khi đo thấy số đo HA cao còn bình thường không uống. Đồng thời ở những BN này thường phối hợp nhiều rối loạn chuyển hóa. Chính những điều này là THA giao động khó kiểm soát và gây ra các biến chứng khác. BN kiểm soát BMI kém nhất do tỷ lệ kiểm soát BMI đạt 65,3 %. BMI liên quan đến một loạt yếu tố nguy cơ của VXĐM và bệnh tim mạch như THA, kháng insulin, RLLP máu, ĐTĐ. Vì vậy, cần chú ý kiểm soát chặt chẽ BMI hơn để hạn chế biến chứng xảy ra.

Mặc dù đối tượng nghiên cứu của tôi là cán bộ quân đội chế độ quản lý sức khỏe theo dõi điều trị ĐTĐ khá chặt chẽ, BN có hiểu biết tuân thủ chế độ điều trị khá tốt, song biến chứng vẫn xảy ra với tỷ lệ 20,7%. Theo bảng 3.17 biến chứng về mắt chiếm tỷ lệ cao nhất 48,5% trong tổng số các biến chứng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Nhiều tác giả sau khi nghiên cứu đã nhận định: Tiến triển tự nhiên của bệnh ĐTĐ cuối cùng cũng dẫn đến biến chứng, nhưng sự xuất hiện biến chứng sớm hay muộn còn tùy thuộc vào hiệu quả kiểm soát đa yếu tố, đặc biệt quan trọng nhất là kiểm soát glucose máu và HbA1c. Như vậy quản lí bệnh nhân đái tháo đường tốt đã giúp hạn chế một số biến chứng. Đa số bệnh nhân nghiên cứu có biểu hiện của rối loạn chuyển hóa lipid máu, biểu hiện bằng tỷ lệ 66%. Kết quả này tương tự nhiều nghiên cứu khác. Điều này dễ hiểu do bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường kèm theo tình trạng tăng lipid máu.

khống chế lipid( tập luyện, ăn kiêng, dùng thuốc) nên các chỉ số bình thường vẫn ở mức thấp hơn so với các bệnh nhân ở nghiên cứu khác.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 150 BN đái tháo đường typ 2 là cán bộ điều trị tại Bệnh Viện TƯ quân đội 108 tôi có một số kết luận sau:

1- Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ như: BMI, hút thuốc, uống rượu... làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh còn ảnh hưởng xấu đến kết quả kiểm soát bệnh ĐTĐ thông qua giá trị HbA1C. Có thêm yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng giá trị HbA1C như vậy làm giảm khả năng kiểm soát ĐTĐ.

2- Kết quả HbA1c kiểm soát tốt khá cao 70%. Giá trị HbA1c có tương quan thuận chặt chẽ với giá trị glucose máu khi đói, theo hệ số tương quan r=0,7 với p < 0,05. HbA1c phản ánh trung thực hơn glucose máu khi đói về kết quả kiểm soát ĐTĐ.

- Kiểm soát HbA1c ảnh hưởng đến giá trị các thông số hóa sinh như: Ure, creatinin, AST, ALT, Cholesterol, Triglycerid, HDL- c……Khi HbA1c tăng đồng nghĩa với kiểm soát ĐTĐ kém dẫn đến gia tăng các biến chứng tại một số cơ quan và làm rối loạn chuyển hóa lipid.

KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu tôi đề xuất một số kiến nghị sau :

1- Ứng dụng rộng rãi xét nghiệm HbA1c trong chẩn đoán và theo dõi điều trị, tiên lượng biến chứng trong bệnh ĐTĐ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Lan Anh(2007), Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số chỉ tiêu sinh hóa và sức khỏe của sản phẩm VOSCAP chiết xuất từ 3 loại lá vối, lá ổi và lá sen trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr 10- 30.

2. Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường - Các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.12- 15.

3.Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt nam các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.15-17. 4. Tạ Văn Bình (2008), Điều tra đái tháo đường toàn quốc năm 2008, Viện nội tiết Trung ương Hội nghị khoa học hội dinh dưỡng Việt nam lần thứ 4, Hà Nội, tr. 25- 27.

5. Tạ Văn Bình (2008), Bệnh đái tháo đường - Tăng glucose máu nguyên lý và nền tảng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.30-33.

6. Tạ Văn Bình( 2009), “ Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường”, Khuyến cáo về bệnh Đái Táo Đường, Hội Nội Tiết và Đái Tháo đường Việt Nam, Nhà xuất Bản Y học, tr.93- 94.

7. Võ Bảo Dũng( 2008), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định”, Tạp chíY học thực hành (616- 617), tr.267- 273

8. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thủy (2008), “ Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân đái thóa đường” , Tạp chíY học thực hành (616- 617), tr.349- 357. 9. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Lê Trung Đức Sơn và cs (2008), Khảo sát dịch tễ học bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ liên quan ở cư dân Tp HCM, Trung tâm dinh dưỡng Tp.HCM.

10. Phạm Thị Hồng Hoa ( 2010), Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được quản lý điều trị ngoại trú, Luận văn tiến sĩ y học, Trường Học Viện quân y, Hà nội, tr 5- 20.

11. Hoàng Thị Kim Huyền, Lê Thị Luyến (2003), “Bài giảng bệnh học”, Các bệnh nội tiết, Trung tâm thông tin- Thư viện ĐH Dược Hà Nội

12. Nguyễn Kim Hưng, Trần Thị Hồng Loan và cs (2001), "Điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở người trưởng thành ( ≥15 tuổi) năm 2001 tại

TP.HCM",Chuyên đề vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp: Tiểu đường, Hội Y Dược học Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Thy Khuê( 2003), “ Nội tiết học đại cương”, Bệnh Đái tháo đường, Nhà Xuất Bản Y học, Hà Nội, tr 24- 35.

14. Nguyễn Thị Lâm, Phạm Thu Hương, và cs (2008), Hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

15. Nguyễn Sơn Nam( 2013), Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa A1 và khoa A2a- Bệnh Viện TƯ Quân đội 108 năm 2013, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y, Hà Nội, tr.3-12

16. Nguyễn Như Nghĩa( 2009 ), “Tỷ lệ Albumin/Creatinin và Protein/ Creatinin trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên để ước lượng đạm niệu 24 giờ”,

Tạp chí Y học thực hành( 656), Số 4, trang 23.

17. Trường Đại Học Y Hà Nội ( 2004), “ Đái đường”, Điều trị nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr 208- 211.

18. Trường Đại học Y Hà Nội( 2004), Bài giảng bệnh học nội ngoại khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr.269- 272

19. Thái Hồng Quang( 1997), “ Bệnh đái tháo đường”, Bệnh viện nội tiết, NXB Y học, tr.257- 355.

20. Bệnh viện nội tiết trung ương( 2012), Tài liệu tập huấn điều dưỡng về quản lý- chăm sóc người bệnh ĐTĐ, Hà nội, tr 9- 12.

21. Thái Hồng Quang (1997), “Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường”, Nội khoa, Nhà xuất bản Y học , tr.24- 27.

22. Đỗ Trung Quân( 1998), Bệnh Đái Tháo đường, Nhà xuất bản Y học , tr 30- 35.

23. Phan Sỹ Quốc, Lê Huy Liệu (1992), "Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội", Tạp chí nội khoa, Hội Nội khoa Việt Nam, tr.2-4.

24. Bộ Y Tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ Type 2, Hà Nội.

25. Trần Đình Thắng( 2013), Đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nam Đái tháo đường typ 2 là cán bộ điều trị tại bệnh viện TƯQĐ 108, Luận bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học Viện quân y, tr.28- 39.

26. Nguyễn Thị Thịnh( 2001), Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ ở tỉnh Hà Tây năm 1998- 2000, Luận Văn tiến sĩ y học, Học Viện quân Y, tr 19- 20.

27. Mai Thế Trạch, Diệp Thanh Bình, và cs "Dịch tễ học và điều tra cơ bản về bệnh tiểu đường ở nội thành TP.HCM", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 4 (5), tr.24-27.

28. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thụy Khuê (1997), “Bệnh Đái tháo đường”, Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr.467- 546.

29. Vũ Công Trọng, Nguyễn Hải Thủy ( 2001), “ Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2”, Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa 4, NXBYH, Hà Nội, tr.34- 38.

30. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương (2013), Báo cáo Hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013,Hà Nội.

yếu toàn văn các đề tài khoa học, Đại Hội Nội Tiết và đái tháo đường Việt Nam lần thứ nhất, NXB y học, tr. 355- 364.

32. Asian- pacific type 2 diabetes policy group( 2002), Type 2 diabetes practical tarets and treatments, pp. 1- 44.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN STT: Mã bệnh án :

Họ và tên : Mã Barcode: Tuổi : Giới : Nam / Nữ Thời gian phát hiện bệnh:

Đặc điểm Có Không

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ Thói quen uống rượu bia

Thói quen hút thuốc( thường xuyên hít khói thuốc) Biến chứng mắt Biến chứng thần kinh Biến chứng tim mạch Biến chứng nhiễm trùng Biến chứng thận Tăng huyết áp

Tăng huyết áp trước khi phát hiện ĐTĐ Tăng huyết áp sau khi phát hiện ĐTĐ

Chỉ số Đơn vị Giá trị Cân nặng kg Chiều cao m BMI kg/ m2 HATT mmHg HATTr mmHg Hóa sinh Glucose mmol/l Ure mmol/l Creatinin µmol/l CT mmol/l TG mmol/l HDL-c mmol/l SGOT U/l-370 SGPT U/l-370 GGT U/l-370 HbA1c %

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU BN đái tháo đường điều trị tại khoa Khám bệnh C1-2

Bệnh viện Trung ương quân đội 108

STT MÃ HS HỌ VÀ TÊN TUỔI 1 15114093 Hà Thị Kim A 56 2 15141464 Nguyễn Việt A 66 3 15114606 Trần Minh A 67 4 15141164 Nguyễn Đình A 58 5 15141435 Trần Ngọc A 52 6 15122659 Nguyễn Văn A 66 7 15158659 Phạm Anh A 52 8 15114199 Nguyễn Trọng A 84 9 15132861 Nguyễn Tất A 67 10 15130611 Nguyễn Ngọc A 69 11 15156698 Bùi Đức A 47 12 15118600 Bùi Văn A 53 13 15118661 Hoàng Long A 68 14 15132876 Nguyễn Mạnh A 65 15 15141463 Đặng Đình A 53 16 15159024 Lê Minh A 58 17 15113908 Ngô Sĩ B 85 18 15114468 Nguyễn Quốc B 59 19 15137244 Vũ Viết B 61 20 15114252 Phạm Ngọc B 49

21 15137177 Hà Văn B 64 22 15182550 Lê Văn B 51 23 15182749 Đinh Quang B 60 24 15189410 Nguyễn Trọng B 66 25 15189511 Phạm Văn B 59 26 15124906 Lê Hải C 67 27 15124658 Nguyễn C 87 28 15124687 Nguyễn Quảng C 47 29 15189078 Trần Đức C 61 30 15124782 Phạm C 90 31 15159164 Nguyễn Văn C 51 32 15116242 Bùi Văn C 75 33 15114566 Trần Văn C 65 34 15159668 Lê Quang C 76 35 15116625 Đinh Văn C 72 36 15132419 Lê Mạnh C 47

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm kiểm soát hba1c của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2015 (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)