HbA1c là một chỉ số đánh giá tương đối khách quan sự kiểm soát glucose máu, trừ trường hợp bệnh nhân bị thiếu mạn tính, huyết sắc tố thấp.
Tùy thuộc vào týp đái tháo đường, kiểm soát tốt tình trạng đái tháo đường ra sao, có thể chỉ định HbA1c khoảng 2 đến 4 lần mỗi năm. Hiệp Hội Đái Tháo Đường Mỹ khuyến cáo XN HbA1c mỗi năm ít nhất 2 lần. Có thể chỉ định XN HbA1c thường xuyên hơn 3 tháng/1 lần khi bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường hoặc khi đường huyết chưa được kiểm soát tốt.
Thay đổi kết quả % HbA1c: 0,5% HbA1c có ý nghĩa lâm sàng.
Kết quả xét nghiệm HbA1c không phản ánh những tăng, giảm cấp tính và tạm thời của đường huyết. Các biến đổi đường huyết nhanh chóng ở những bệnh nhân có tình trạng đái tháo đường “thoáng qua” sẽ không được HbA1c ghi nhận.
Khi người bệnh có những biến thể của hemoglobin trong máu, như hemoglobin của bệnh hồng cầu liềm (hemoglobin S), lượng hemoglobin A sẽ giảm. Điều này có thể hạn chế ích lợi của xét nghiệm HbA1c trong việc theo dõi quản lý bệnh đái tháo đường. Khi người bệnh bị thiếu máu, tán huyết,
xuất huyết nặng, kết quả HbA1c có thể thấp giả tạo. Khi bệnh nhân thiếu sắt, kết quả A1c có thể tăng.
Khi bệnh nhân mới được truyền máu, kết quả HbA1c có thể tăng giả tạo do các dung dịch bảo quản máu thường chứa một lượng glucose cao và vì thế sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả việc kiểm soát đường huyết trong vài tháng sau cùng.
Lấy máu tĩnh mạch cánh tay hoặc chích đầu ngón tay lấy 1 giọt máu để phân tích. FDA đã phê chuẩn một số xét nghiệm HbA1c để người bệnh tự thực hiện tại nhà cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.