Tổ chức chế độ ăn uống luyện tập cho bệnh nhân mắc ĐTĐ

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm kiểm soát hba1c của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2015 (Trang 28)

- Chế độ ăn hợp lý cho từng cá thể, từng giai đoạn của bệnh. - Chế độ luyện tập, đi bộ

- Chế độ đi xa, du lịch

- Cách sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ( ĐTĐ type 2)

1.5. Mục tiêu kiểm soát một số chỉ số BN ĐTĐ.

Các biện pháp điều trị nhằm mục tiêu hạn chế, ngăn ngừa các biến chứng cấp và mạn tính ở BN ĐTĐ typ 2. Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường đi kèm với nhiều yếu tố nguy cơ, tạo sự phối hợp ảnh hưởng đến tiến triển của

bệnh. Chính vì vậy, điều trị BN ĐTĐ typ 2 không chỉ đơn thuần là điều chỉnh glucose huyết thanh mà phải kiểm soát đồng thời đa yếu tố.

Cần kiểm soát đồng thời đường huyết và mỡ máu để hạn chế được nguy cơ biến chứng của bệnh. Ngoài kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, cần kiểm tra định kỳ cholesterol máu để điều trị kịp thời.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

-150 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám và theo dõi điều trị tại Khoa khám bệnh C1-2 bệnh viện TƯ quân đội 108

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

*) BN được chẩn đoán ĐTĐ type 2

Ở Việt Nam năm 2011, theo quyết định số 3280/QĐ- BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ type 2 của bộ Y Tế, đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ dựa vào một trong 3 tiêu chí sau:

- FDG ≥126 mg/dl (7,0 mmol/l) đường huyết lúc đói được định nghĩa là đường huyết đo nhịn đói ít nhất 8h.

- Đường huyết sau 2h khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl( 11,1 mmol/l). Test này được WHO hướng dẫn : hòa tan 75g đường glucose vào 250ml nước, sau 2h đo đường trong huyết tương.

Kết quả biện pháp dung nạp đường huyết:

.ĐTĐ khi glucose máu ≥ 200 mg/dl ( 11,1 mmol/l)

.Rối loạn dung nạp khi glucose máu ≥ 140 mg/dl- < 200 mg/dl .Người bình thường glucose máu < 140 mg/dl.

- Bệnh nhân thuộc nhóm có triệu chứng rối loạn đường huyết hoặc tăng đường huyết với xét nghiệm đường huyết đo bất kì ≥ 200 mg/dl( 11,1 mmol)

*Tiêu chuẩn chuẩn đoán ĐTĐ type 2 [6] + Bệnh tiến triển từ từ, khởi phát sau 30 tuổi. + Cơ địa béo phì hiện tại hoặc trước đó + Không hoặc ít có nhiễm toan ceton

+ Tổn thương vi mạch thường xuất hiện sớm

+ Đường huyết ổn định khi áp dụng một hoặc phối hợp nhiều biện pháp như: thể dục liệu pháp, chế độ ăn, thuốc viên hạ đường huyết

* Lưu ý: Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp tăng glucose máu bằng đường uống thì phải làm 2 lần vào 2 ngày khác nhau. Có những trường hợp được chẩn đoán là ĐTĐ nhưng lại có glucose huyết lúc đói bình thường. Trong trường hợp này phải ghi rõ là chẩn đoán bằng phương pháp nào.

*) BN khám và điều trị tại khoa C1- 2 trong thời gian 10/4 đến 5/5/2015 *) Hồ sơ lưu trữ đầy đủ các thông số cần thu thập

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

+ Đái tháo đường typ 1, ĐTĐ thai kỳ.

+ Bệnh nhân có những bệnh nội tiết khác kèm theo ( Basedow, hội chứng Cushing, to đầu chi…..)

+ Bệnh nhân có biến chứng cấp tính như : Nhiễm khuẩn huyết, hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, phẫu thuật, ung thư.

+ Những BN mất máu cấp hoặc mạn, thiếu sắt, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm sắc tố sắt, tan huyết, một số bệnh sắc tố( bệnh sắc tố F, C, D, S) ảnh hưởng tới kết quả HbA1c.

+ Bệnh nhân không hợp tác

+ Hồ sơ không làm đầy đủ chỉ số cần nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:BN đang điều trị ĐTĐ tại khoa C1- 2 Bệnh viện TƯ quân đội 108 đến khám trong thời gian 10/4 đến 5/5/2015. TƯ quân đội 108 đến khám trong thời gian 10/4 đến 5/5/2015.

Chọn cỡ mẫu thuận tiện trong thời gian 10/4 đến 5/5/1015. Đối tượng NC được chia làm 3 nhóm dựa trên chỉ số HbA1c(Theo khuyến cáo của Hội

Nhóm 1( N1): Kiểm soát HbA1c tốt ( HbA1c < 6,5 %)

Nhóm 2 (N2): Kiểm soát HbA1c chấp nhận được( 6,5 ≤ HbA1c ≤ 7,5 %) Nhóm 3( N3): Kiểm soát HbA1c kém ( HbA1C > 7,5 %)

2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ số nghiên cứu:

* Khai thác thông tin : Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp: họ tên, tuổi BN, thời gian phát hiện bệnh.

* Khai thác tiền sử thói quen - Tiền sử gia đình:

Có bố, mẹ, anh chị em ruột bị ĐTĐ typ 2 - Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào:

Theo Tổ chức Y tế thế giới( 1996) Khi một người được cho là có hút thuốc lá khi tiền sử hoặc hiện tại hút > 5 điếu thuốc/ngày và thời gian hút liên tục > 2 năm.

Trong nghiên cứu này tôi đánh giá:

. Người không hút thuốc lá: là người từ trước tới lúc nghiên cứu chưa hút thuốc lá hoặc hiếm khi hút, hoặc đã bỏ không hút thuốc lá được ít nhất là 1 năm.

. Người hút thuốc lá: là người thường xuyên hút thuốc lá, hút nhều hơn 5 điếu/ngày, hiện tại đang hút thuốc lá hoặc mới bỏ hút thuốc dưới 1 năm, hoặc tiếp xúc hàng ngày với người hút thuốc lá( hút thuốc lá thụ động)[25], [26]

- Thói quen uống rượu, bia:

Người hay uống rượu:là người thường xuyên uống rượu, mỗi ngày uống ít nhất 2 chén( khoảng 100ml), loại rượu hay uống là bằng gạo hoặc bằng sắn hoặc tuần uống trên 7 lần, (1 lần uống ít nhất là 1 cốc bia 200ml, hoặc 1 cốc rượu vang 120ml, hoặc 30ml rượu mạnh)[25].

* Khám lâm sàng: [25]

Khám lâm sàng do các Bác sĩ Chuyên Khoa nội tiết Bệnh Viện TWQĐ 108 tiến hành khám tại phòng khám Cán bộ C1-2.

+ Chỉ số khối cơ thể BMI( Body Mass Index) : - Đo chiều cao cân nặng của bệnh nhân

Sử dụng cân TANAKA của Nhật Bản có gắn thước đo chiều cao

( cân nặng tính bằng kg với độ chính xác tới 0,1 kg; chiều cao tính bằng m với độ chính xác tới 1cm).

BMI được tính theo công thức:

BMI= cân nặng(kg)/ [Chiều cao(m) ]2

Đơn vị tính : kg/ m2. Cách đo:

- Chiều cao đứng: BN đi chân đất, đứng tư thế nghiêm, bốn điểm phía sau là chẩm- lưng- mông – gót chân chạm vào thước đo. Thước đo chiều cao là thước đo được gắn cố định trên cân, thanh ngang của thước đo được đưa từ trên xuống chạm vào điểm cao nhất của đầu.

- Cân nặng: BN đứng thăng bằng trên cân, mặc quần áo nhẹ

Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới đề nghị cho khu vực châu Á- Thái Bình Dương tháng 2/ năm 2002

Bảng 2.1. Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội ĐTĐ chấu Á- Thái Bình Dương

Thể trạng BMI( kg/ m2) Thiếu cân < 18,5 Bình thường 18,5- 22,9 Thừa cân ≥ 23,0 Có nguy cơ 23,0- 24,9 Béo độ I 25,0- 29,9 Béo độ II ≥ 30

+ Đo Huyết áp: Thu thập trên phần mềm quản lý khám bệnh BVTW QĐ 108 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách đo: Sử dụng huyết áp kế thủy ngân của Nhật Bản.

Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ sau khi BN nghỉ ngơi ít nhất 5 phút, , không sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống trà, cà phê…. trước đó ít nhất 30 phút.

Tư thế đo: BN ngồi dựa lưng vào ghế, hai cánh tay để trần đặt trên bàn ngang tim, nếp khuỷu tay đo huyết áp ở ngang mức tim. Đo huyết áp hai lần cách nhau 2 phút, kết quả tính bằng số đo trung bình của 2 lần đo.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp là khi BN có tiền sử dùng thuốc hạ HA trước đó, hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo JNC VII- 2003:

Bảng 2.2. Phân độ tăng HA theo JNC VII- 2003 ở người > 18 tuổi: Mức độ HATT(mmHg) HATTr( mmHg) Bình thường < 120 < 80 Tiền tăng HA 120- 129 80- 89 Tăng HA - Độ I - Độ II 140- 159 ≥ 160 90- 99 ≥ 100

+) Các biến chứng bệnh nhân được thu thập từ hồ sơ bệnh án do bác sĩ điều trị ghi lại. Hò sơ được lưu trên phần mềm quản lý khám bệnh Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108.

* Xét nghiệm cận lâm sàng: Thu thập trên phần mền quản lý khám bệnh BVTW QĐ 108.

Các xét nghiệm sinh hóa máu được làm tại khoa Sinh hóa Bệnh viện TƯQĐ 108: BN nhịn ăn trước đó 8-10h, lấy máu tĩnh mạch. XN được thực hiện trên máy AU640, AU400, AU5800, AU 7200 của hãng Beckman Coulter.

+ Định lượng Glucose máu tĩnh mạch bằng phương pháp Hexokinase, trong vòng 2h sau khi lấy máu( tránh hiện tượng đường phân) và xét nghiệm glucose máu lúc đói mỗi lần tái khám.

+ Định lượng HbA1c: bằng phương pháp miễn dịch độ đục. Xác định tỉ lệ % HbA1C/total Hb. Xét nghiệm được làm ngay thời điểm đầu tiên khám bệnh và cứ 2- 6 tháng một lần.

+ Định lượng các thành phần lipid máu và một số chỉ số hóa sinh: lấy máu tĩnh mạch buổi sáng sau khi đã nhịn ăn khoảng 10- 12 giờ. Máu được quay ly tâm, tách lấy huyết thanh tươi và tiến hành định lượng ngay. Định lượng các thành phần lipid máu cholesterol (CT). Triglicerid (TG), HDL- c,

Bảng 2.3. Giá trị bình thường của một số chỉ số hóa sinh.

( Theo tiêu chuẩn quy định của loại máy và hãng hóa áp dụng tại BV TƯ quân đội 108)

Chỉ số hóa sinh Đơn vị Giá trị bình thường

Glucose máu mmol/l 3,9 - 6,4

HbA1c % 4,0 - 6,0

Cholesterol mmol/l 3,9 - 5,2

Triglycerid mmol/l 0,46 - 1,88

HDL-c mmol/l ≥ 0,9

Ure mmol/l 2,5- 7,5

Creatinin µmol/l Nam: 62- 120

Nữ: 53- 100

AST U/l- 370 C ≤ 37

ALT U/l- 370 C ≤ 40

* Đánh giá rối lọan lipid máu:

Rối loạn lipid máu đặc trưng bởi sự biến đổi nồng độ các thành phần lipid máu như: Tăng CT, tăng TG, tăng LDL- c, giảm HDL-c

Tiêu chuẩn RLLP theo Hội Tim mạch Việt Nam 2003 [27] + LDL- c ≥ 3,2 mmol/l

+ Cholesterol TP( CT) ≥ 5,2 mmol/l + HDL- c ≤ 0,9 mmol/l + Triglycerid ( TG) ≥ 2,3 mmol/l

 Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số dựa theo khuyến cáo của Hội Nội tiết- đái tháo đường Việt Nam năm 2009 [6].

Bảng 2.4. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của Hội Nội tiết- đái tháo đường Việt Nam năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém Glucose máu lúc đói mmol/l 4,4- 6,1 6,2- 7,0 > 7,0 HbA1c % <6,5 ≥6,5 - ≤ 7,5 >7,5 Huyết áp mmHg <130/80 130/80- 140/90 >140/90 BMI Kg/m2 18,5- 23 18,5- 23 ≥23 Cholesterol TP mmol/l <4,5 4,5- ≤ 5,2 ≥ 5,3 HDL-c mmol/l >1,1 ≥ 0,9 < 0,9 Triglycerid mmol/l < 1,5 1,5 - ≤ 2,2 > 2,2 LDL-c mmol/l < 2,5 2,5 – 3,4 ≥ 3,4

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Khoa C1-2 bệnh viện TƯ Quân đội 108.

2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 10/4 đến 10/7 năm 2014

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng trên máy tính theo chương trình SPSS 20.0, phần mềm Microsoft Office Excel 2007 và sử dụng máy tính CASIO Fx 570.

- Giá trị p nhằm đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

2.5. Biện pháp khống chế sai số.

+ Số liệu nhân trắc: do điều tra viên( ĐTV) được tập huấn thành thạo kỹ thuật và có kỹ năng trong cân đo trực tiếp thu thập.

Trước khi tiến hành đề tài ĐTV này được tập huấn, thống nhất phương pháp, chuẩn hóa lại cân, thước và kiểm tra chéo thử nghiệm.

+ Số liệu hóa sinh: Các mẫu máu đều được lấy vào buổi sáng. Nhịn đói 8- 10h. Máu không vỡ hồng cầu.

+ Số liệu thô và vào số liệu: số liệu được kiểm tra lại 2 lần. Các số liệu không thích hợp, được loại trừ.

- Chọn mẫu đúng tiêu chuẩn.

- Thu thập số liệu chính xác, trung thực. - Xử lý số liệu đúng.

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu

- Đề cương được thông qua của giáo viên hướng dẫn TS. Quách Xuân Hinh, Hội Đồng duyệt khóa luận tốt nghiệp trường Đại Học Kĩ Thuật y tế Hải Dương, đơn vị thực hiện đề tài tại Bệnh viện TƯ Quân đội 108 trước khi triển khai.

- Số liệu trung thực, không sao chép của nghiên cứu khác. - Các đối tượng đều có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.

- Nghiên cứu hoàn toàn không gây hại, nguy hiểm cho người bệnh.

- Những thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ kín. Các số liệu thu thập chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Đặc điểm kiểm soát HbA1c với một số yếu tố nguy cơ: tuổi đời, tiền sử, thói quen, BMI, THA.

Bảng 3.1: Kết quả kiểm soát HbA1c và glucose của đối tượng nghiên cứu KS Thông số Tốt (n, %) Chấp nhận (n, %) Kém (n, %) Tổng HbA1c 105( 70) 23(15,3) 22( 14,7) 150( 100) Glucose 54( 36) 47( 31,3) 49(32,7) 150( 100) 70 36 15,3 31,3 14,7 32,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Chấp nhận Kém HbA1c ( %) Glucose ( %)

Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm soát HbA1c và glucose

Nhận xét:

- Tỷ lệ BN kiểm soát HbA1c tốt chiếm tỷ lệ khá cao 70%, theo glucose đạt thấp hơn là 36%

- Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ HbA1c ở mức kém chiếm 14,7%, trong khi đó theo glucose máu lúc đói tỷ lệ là 32,7%

Bảng 3.2: Kết quả glucose và HbA1c trung bình của đối tượng NC

Chỉ số HbA1c Glucose ( mmol/l)

X± SD P X± SD P Tốt( N1) 5,59± 0,55 < 0,05 6,20 ±1,10 < 0,05 Chấp nhận ( N2) 6,95 ±0,31 < 0,05 7,99 ± 2,14 < 0,05 Kém ( N3) 8,49 ±1,07 < 0,05 9,12 ± 3,06 < 0,05 Chung 6,22± 1,23 6.91 ± 2,02 Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nồng độ Glucose máu phù hợp theo nhóm kiểm soát HbA1c tốt HbA1c

( 6.20 ± 1,10) thấp hơn nhóm kiểm soát HbA1c chấp nhận được (7,99 ± 2,14) và thấp hơn nhóm kiểm soát kém HbA1c ( 9,12 ± 3,06)

- Nồng độ Glucose máu có với sự khác biệt giữa các nhóm KS HbA1c có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Bảng 3.3: Đánh giá tuổi BN trung bình và thời gian mắc bệnh trung bình (TGMB) theo sự kiểm soát HbA1c.

Đặc điểm Tuổi BN TB ( năm) TGMB TB(X± SD) ( năm) (X± SD) P (X± SD) P Tốt (N1) 63,63 ± 9,60 > 0,05 5,60 ± 4,43 > 0,05 Chấp nhận ( N2) 64,74 ± 12,04 > 0,05 8,55 ± 6.08 > 0,05 Kém( N3) 62,59 ± 9,54 > 0,05 9,09 ± 6,11 > 0,05 Tổng 63,65± 9,95 6,51± 5,19 Nhận xét:

- Độ tuổi TB khá cao ở nhóm đối tượng nghiên cứu là 63,65 ± 9,95 năm. - Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,51± 5,19 năm

- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo tuổi đời TB, thời gian mắc bệnh TB đối với KS HBA1c với p > 0,05.

Bảng 3.4. Đánh giá mức độ KS HbA1c và thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ KS HBA1c Tốt (N1) Chấp nhận (N2) Kém(N3) Tổng P ≤ 5 năm (1) 70( 66,7) 12( 52,2) 8( 36,4) 90( 60) > 0,05 6- 10 năm (2) 17( 16,2) 5( 21,7) 6( 27,2) 28( 18,7) > 0,05 > 10 năm (3) 18( 17,1) 6( 26,1) 8( 36,4) 32( 21,3) > 0,05 Tổng 105( 100) 23( 100) 22( 100) 150( 100) Nhận xét:

- Đối tượng nghiên cứu có thời gian mắc bệnh đái tháo đường typ 2 từ ≤ 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 60%.

- BN KS HbA1c tốt đa số có thời gian mắc bệnh ngắn ≤ 5 năm chiếm 66,7%.

Bảng 3.5. Mức độ kiểm soát HbA1c theo nhóm tuổi ( giá trị trong trong dấu ngoặc đơn chỉ tỷ lệ %)

KS Tuổi Tốt( N1) Chấp nhận ( N2) Kém( N3) Tổng số (n= 150) p 41- 60 42( 40,0) 10( 43,5) 9(40,0 ) 61( 40,7) > 0,05 61- 70 47( 44,8) 7( 30,4) 8( 36,3) 62( 41,3) > 0,05 > 70 16( 15,2) 6( 26,1) 5(27,7 ) 27( 18,0) > 0,05 Tổng 105( 100) 23( 100) 22( 100) 150( 100) Nhận xét: - Ta thấy ở nhóm tuổi từ 61 đến 70 và từ 41- 60 có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm kiểm soát hba1c của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2015 (Trang 28)