Tỷ lệ nhiễm nấm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ nt probnp của bệnh nhân suy tim mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương từ tháng 4 2015 6 2015 (Trang 50 - 64)

Soi tươi trực tiếp chẩn đoán nấm: Đây là phương pháp tiến hành nhanh,

rẻ tiền và độ chính xác cao. Mục đích soi tươi để phát hiện sự tồn tại của nấm trong bệnh phẩm tai. Trên tiêu bản soi tươi có thể thấy hình ảnh tế bào nấm, sợi nấm. Kết quả soi tươi dương tính giúp chẩn đoán nấm ống tai ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 22 bệnh nhân viêm ống tai ngoài do nấm được làm xét nghiệm soi tươi trực tiếp có 21/22 bệnh nhân (95,45%) có kết quả dương tính và có 1/22 bệnh nhân (4,55%) có kết quả âm tính, trường hợp soi tươi trực tiếp âm tính có thể do tổn thương nấm ít và lấy được ít bệnh phẩm. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ kết quả soi tươi tìm nấm dương tính chiếm 98% [4]

Nuôi cấy chẩn đoán nấm: Nuôi cấy giúp chẩn đoán xác định, kết quả

nuôi cấy dương tính giúp chẩn đoán nấm tai. Trong nghiên cứu có 21/22 bệnh nhân (95,45%) có kết quả nuôi cấy dương tính, có 1/22 bệnh nhân (4,55%) có kết quả nuôi cấy âm tính. Kết quả nghiên cứu trên tương tự nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải thực hiện tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ và bệnh viện Da Liễu TƯ năm 2013 [4]

Theo các nghiên cứu của nước ngoài, tỷ lệ soi tươi và nuôi cấy nấm dương tính rất khác biệt có thể thay đổi từ 22,6% cho đến 91,87% [12,22], mặc dù trên lâm sàng có đầy đủ các triệu chứng của viêm ống tai ngoài do nấm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm của đối tượng nghiên cứu là 20,95%, tỷ lệ không bị nhiễm nấm chiếm 79,05% thể hiện ở biểu đồ 3.4. Trong đó chỉ gặp 1 giống nấm gây bệnh đó là giống Aspergillus, giống này gây bệnh tại chỗ như viêm kết mạc, viêm ống tai ngoài do nấm xâm nhập và gây bệnh . Không có trường hợp nào nhiễm nấm Candida có thể do thời gian nghiên cứu ngắn, số lượng bệnh nhân nhiễm nấm ít, vì vậy cần có thời gian nghiên cứu thêm. Định danh nấm kết quả cho thấy gặp nhiều nhất là chủng

42

(31,82%), cuối cùng là chủng Aspergillus Niger (9,09%). Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với những nghiên cứu khác. Nguyễn Tiến Hải năm 2013 đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nấm ống tai”, cho kết quả có 2 giống nấm gây bệnh là Aspergillus

(88%), Candida (8%) và 4% nhiễm cả hai loại nấm trên, trong đó chủng nấm

Aspergillus Terreus chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, Aspergillus Niger chiếm 34%, Aspergillus Flavus chiếm 4%, Aspergillus Fumigatus và Aspergillus menagrophyte chiếm tỷ lệ thấp nhất 2%, Candida albican chiếm 10% [4].

Nghiên cứu của Chử Ngọc Bình và cộng sự năm 2007 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị nấm ống tai ngoài”, cho kết quả có hai chủng nấm là Aspegillus và Candida với tỷ lệ gặp 62,8% và 37,2% [2].

Theo các nghiên cứu khác trên thế giới, tỷ lệ các loại nấm có sự phân bố khác nhau theo từng vùng địa lý. Tuy nhiên, giống Aspergillus hay gặp nhiều nhất, trong giống nấm này chủ yếu là chủng Aspergillus Niger [19,22]. Nguyên

nhân tại sao lại gặp các chủng này , có thể liên quan tới sinh thái hoặc địa lý của mỗi quốc gia và khu vực. Ngoài ra các chủng khác ít gặp như

Cryptococcus, Fusarium [19,22]. Nghiên cứu của tôi có sự khác biệt so với

các đề tài khác có thể do thời gian nghiên cứu ngắn, đối tượng nhiễm nấm ít vì vậy chỉ phân lập được một giống nấm Aspergillus.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm

* Đối với yếu tố giới tính: Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam bị

nhiễm nấm chiếm 27,42% cao hơn nhóm bệnh nhân nữ chiếm 11,63%. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh viêm ống tai ngoài do nấm giữa hai giới này có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, tương tự như nghiên cứu của Jia và cộng sự [12] và nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải cũng cho kết quả tương tự tỷ lệ bệnh nhân nam nhiễm nấm cao hơn bệnh nhân nữ [4]. Trong khi một số nghiên cứu khác của Deguine [21], tỷ lệ mắc nấm tai ở nữ cao gấp 2 lần so với nam giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy khó có thể tìm ra yếu tố nguy cơ rõ

43

rệt giữa hai giới [18]. Nguyên nhân có sự khác biệt trên có thể do thời gian nghiên cứu của chúng tôi ngắn, số lượng bệnh nhân bị nhiễm nấm không nhiều, được tiến hành tại tuyến cuối nên kết quả chúng tôi có được chỉ đơn thuần là một nhận xét lâm sàng.

* Đối với yếu tố nhóm tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi, viêm ống tai ngoài do nấm có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau. Tỷ lệ bệnh nhân viêm ống tai ngoài do nấm ở nhóm tuổi > 15 tuổi là 28,57%, không có trường hợp nào ở nhóm tuổi 0 – 15 tuổi. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh viêm ống tai ngoài do nấm giữa hai nhóm tuổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi trung bình nhiễm nấm là 43,3 tuổi, tuổi cao nhất bị nhiễm nấm là 76 tuổi và thấp nhất là 20 tuổi. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải nghiên cứu ở Hà Nội với 50 bệnh nhân viêm ống tai ngoài do nấm, nhận thấy tỷ lệ mắc cao nhất là ở lứa tuổi lao động từ 40 – 60 tuổi [4]. Theo nghiên cứu của các tác giả khác bệnh viêm ống tai ngoài do nấm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với độ tuổi trung bình có thể dao dộng từ 23,5 đến 48,1 tuổi [18,21,23]. Như vậy, bệnh nhân có tuổi >15 tuổi có nguy cơ nhiễm nấm càng cao, có lẽ do trong độ tuổi này các cá thể hoạt động thể thao hay làm việc nặng nhọc đặc biệt trong môi trường nóng ẩm, bụi ô nhiễm của các nước nhiệt đới làm da ống tai ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn dễ phát triển; thêm vào đó chưa kể những thói quen xấu của một số bệnh nhân luôn ngoáy tai, làm biến đổi môi trường sinh thái ở ống tai ngoài.

* Đối với yếu tố nghề nghiệp: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm có nghề

nghiệp là nông dân chiếm 32,35%, tiếp theo là công nhân 27,78%, cán bộ công chức chiếm 14,29%, thấp nhất là nghề nghiệp khác chiếm 10,87%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Có thể do đặc điểm nghề nông thường làm việc và sinh hoạt trong môi trường vệ sinh thấp, trong nhà chứa nhiều lương thực, thực phẩm ẩm mốc là ổ sinh thái của nhiều loại nấm.

44

Các nghiên cứu của Chử Ngọc Bình và Nguyễn Tiến Hải đều cho kết quả tương tự [2,4].

Các nghiên cứu khác cho thấy, những người lao động nặng nhọc, điều kiện vệ sinh không tốt là những yếu tố nguy cơ hay được đề cập tới [17,20]. * Đối với yếu tố nơi ở: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm ở nông

thôn cao hơn ở thành thị, tỷ lệ nhiễm nấm ở nông thôn chiếm 22,22%, trong khi đó thành thị chiếm 19,05%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có thể do sự khác nhau giữa môi trường sống ở nông thôn và thành thị. Ở nông thôn với các đặc điểm: người dân hay phải tiếp xúc môi trường ẩm thấp như đồng ruộng, ao, chuồng, điều kiện vệ sinh không tốt như tắm giặt, bơi lội trên những dòng sông, kênh, mương bị ô nhiễm… làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Như vậy tỷ lệ nhiễm nấm ở nông thôn cao hơn thành phố chứng tỏ các cá thể ở thành phố có môi trường làm việc, học tập và sinh hoạt tốt hơn.

* Đối với yếu tố thói quen vệ sinh tai: Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm nấm có thói quen lấy ráy tai ở cửa hàng gội đầu cắt tóc chiếm 30,0% , thói quen vệ sinh tai tại nhà chiếm 8,89%. Sự khác biệt về tỷ lệ viêm ống tai ngoài do nấm với các thói quen vệ sinh tai có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đáng chú ý, không có bệnh nhân nào có thói quen vệ sinh tai ở cơ sở y tế. Đây là vấn đề đáng quan tâm và cần phải có giải pháp thay đổi nhận thức của các cá thể trong khu vực để thay đổi thói quen vệ sinh tai và đây cũng là một yếu tố nguy cơ của nấm tai vì các dụng cụ lấy ráy tại ở đây không được diệt nấm và khử trùng, nguy cơ lây nhiễm giữa các cá thể với nhau. Ngoài ra một số bệnh nhân có thói quen ngoáy tai dễ gây ra các vi tổn thương lớp bảo vệ của da ống tai sẽ làm mất sự bảo vệ tại chỗ của lớp bao phủ bề mặt da tạo thuận lợi cho nấm gây bệnh.

* Đối với tiền sử mắc bệnh và tiền sử sử dụng thuốc: Tỷ lệ nhiễm nấm ở bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm tai giữa chảy mủ chiếm tỷ lệ cao nhất

45

25,0%, bệnh nhân tiền sử viêm ống tai ngoài chiếm 20,0%, bệnh nhân có tiền sử không bệnh lý chiếm 22,08%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Việc chảy mủ thường xuyên ở những bệnh nhân viêm tai giữa chảy mủ đã làm thay đổi pH, tạo ra môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Về tiền sử sử dụng thuốc, qua bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm ở bệnh nhân có tiền sử sử dụng corticoid chiếm 28,57%, tiền sử không sử dụng thuốc chiếm 20,41%. Sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Việc sử dụng corticoid kéo dài làm giảm sức đề kháng tại chỗ, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn, do đó nấm cơ hội có điều kiện rất thuận lợi để phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong y văn, việc xác định yếu tố nguy cơ gây nấm là rất quan trọng để phòng tránh tái phát bệnh. Trước tiên sự có mặt của ráy tai đôi khi cũng là yếu tố kích thích sự phát triển của nấm [22]. Thói quen ngoáy tai bằng các đồ vật hoặc bằng đầu ngón tay bẩn là chấn thương da và màng nhĩ, làm tổn thương hàng rào bảo vệ ống tai, ngoài ra có thể mang các bào tử nấm từ ngoài vào. Gần đây nhất, các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể nấm tai do sử dụng thuốc nhỏ tai nhóm Quinolone một cách rộng rãi [24]. Ngoài ra nguy cơ nấm tai gia tăng ở những bệnh nhân có phẫu thuật tai trước có thể lên đến 10% các trường hợp [25]. Đặc biệt là các hốc mổ chũm do sử dụng kháng sinh tại chỗ dẫn đến bội nhiễm nấm bệnh viện hay do tổn thương cấu trúc giải phẫu làm thay đổi bài tiết ráy hay độ ẩm của tai.

46

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Thực trạng nhiễm nấm và một số yếu tố liên quan của

bệnh nhân viêm ống tai ngoài đến khám tại phòng khám Tai – Mũi – Họng bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ 4/2015 – 6/2015”

cho những kết quả như sau:

1. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân viêm ống tai ngoài

* Tỷ lệ viêm ống tai ngoài do nấm chiếm 20,95% * Kết quả soi tươi: Dương tính chiếm 95,45%

Âm tính chiếm 4,55% * Kết quả nuôi cấy: Dương tính chiếm 95,45%

Âm tính chiếm 4,55%

* Giống nấm gây bệnh: Chỉ gặp 1 giống nấm gây bệnh đó là giống

Aspergillus chiếm 95,45% trong đó:

Aspergillus Fumigatus chiếm 54,55%

Aspergillus Terreus chiếm 31,82%

Aspergillus Niger chiếm 9,09%

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm có mối liên quan tới một số yếu tố như: tuổi, giới, thói quen vệ sinh tai.

Ngoài ra tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm không có mối liên quan tới một số yếu tố: nghề nghiệp, nơi ở, tiền sử mắc bệnh, tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân.

47

KHUYẾN NGHỊ

1. Cần có thêm thời gian nghiên cứu để nghiên cứu mối liên quan dịch tễ với bệnh nấm tai, triệu chứng lâm sàng, soi tai với chủng nấm tai để giúp định hướng chẩn đoán và điều trị.

2. Tăng cường phổ biến kiến thức về phòng bệnh cho người dân đến vệ sinh tai và tư vấn tại bệnh viện bởi các chuyên gia y tế.

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Giải phẫu Trường đại học Y Hà Nội (2004), Bài giảng giải phẫu học.

2. Chử Ngọc Bình và cs (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị

nấm ống tai ngoài. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Khoa Tai

Mũi Họng, Bệnh viện Việt Nam Cu Ba.

3. Nguyễn Lân Dũng và cs (1982), Vi nấm. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Tr 26-45.

4. Nguyễn Tiến Hải (2013), Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nấm ống tai. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Đại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học y Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Minh Tâm, Phạm Trí Tuệ (2000), Nấm ký sinh. Sách giáo

khoa Ký sinh trùng y học. Bộ môn ký sinh trùng y học, Trường đại học

Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Tr 305.

6. Phạm Trí Tuệ (2001), Đặc điểm sinh học và tác hại của nấm ký sinh.

Ký sinh trùng Yhọc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

7. Trường Đại học Y Hà Nội (2002), Atlas giải phẫu người. 8. Trường Đại học Y Hà Nội (1990), Bài giảng sinh lý học.

9. Barati, et al. (2011), Otomycosis in central iran: a clinical and mycological study. Iran Red Crescent Med J, 13(12): p. 873-6.

10. Fasunla, T. Ibekwe, and P. Onakoya (2008), Otomycosis in western Nigeria. Mycoses, 51(1): p. 67-70.

11. Ho, et al. (2006), Otomycosis: clinical features and treatment implications. Otolaryngol Head Neck Surg, 135(5): p. 787-91.

12. Jia, et al. (2012), Otomycosis in Shanghai: aetiology, clinical features and therapy. Mycoses, 55(5): p. 404-9.

13. Kaur, et al. (2000), Otomycosis: a clinicomycologic study. Ear Nose

49

14. Martin, J.E. Kerschner, and V.A. Flanary (2005), Fungal causes of otitis externa and tympanostomy tube otorrhea. Int J Pediatr

Otorhinolaryngol, 69(11): p. 1503-8.

15. Nemati, et al. (2013), Otomycosis in the north of Iran: common pathogens and resistance to antifungal agents. Eur Arch

Otorhinolaryngol.

16. Nwabuisi and F.E. Ologe (2001), The fungal profile of otomycosis patients in Ilorin, Nigeria. Niger J Med, 10(3): p. 124-6.

17. Yavo, W. (2004), et al., Prevalence and risk factors for otomycosis treated in the hospital setting in Abidjan (Ivory Coast). Med Trop

(Mars). 64(1): p. 39-42.

18. Ismail, H.K. (1962), Otomycosis. J Laryngol Otol,. 76: p. 713-9.

19. Vennewald, I. and E. Klemm. (2010), Otomycosis: Diagnosis and treatment. Clin Dermatol., 28(2): p. 2002-11.

20. Ozcan, K.M., et al. (2003), Otomycosis in Turkey: predisposing factors,

eatiology and therapy. J Laryngol Otol. 117(1): p. 39-42.

21. Deguine, C. and J.L. Pulec. (2002), Otomycosis with pus. Ear Nose

Throat J. 81(7): p. 42-6.

22. Hueso Gutierrez, P. et al. (2005), Presumption diagnosis: otomycosis. A 451 patients study. Acta Otorrinolaringol Esp. 56(5): p. 181-6.

23. Abou-Halawa, A.S. (2012), et al., Otomycosis with Perforated Tympanic Membrane: Self medication with Topical Antifungal Solution versus Medicated Ear Wick. Int J Health Sci (Qassim). 6(1): p. 73-7

24. Jackman, A. et al. (2005), Topical antibiotic induced otomycosis. Int J

Pediatr Otorhinolaryngol. 69(6): p. 857-60. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Sanh, N. (2001), Khảo sát tính hình nhiễm nấm tai trên bệnh nhân đã phẫu thuật tai. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học y thành phố Hồ Chí

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA I. Phần hành chính

1. Họ và tên: ………... 2. Tuổi: ………..Giới tính: Nam/ nữ

3. Địa chỉ: Thôn (Phố)……….Xã (Phường)………... Huyện (Quận)………...Tỉnh (TP)……… 4. Ngày khám bệnh: ……/……/……..

5. Nghề nghiệp: Công nhân Nông dân

Cán bộ viên chức

Khác (ghi rõ) ………..

II. Phần hỏi bệnh

1. Tiền sử mắc bệnh.

- Nấm ống tai ngoài cùng bên. - Viêm ống tai ngoài.

- Viêm tai giữa chảy mủ. - Không bệnh lý.

2. Tiền sử dùng thuốc của anh/chị? - Corticoid

- Không sử dụng.

3. Anh/chị thường có thói quen vệ sinh tai ở đâu? - Cửa hàng gội đầu, cắt tóc.

- Tự lấy tại nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ nt probnp của bệnh nhân suy tim mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương từ tháng 4 2015 6 2015 (Trang 50 - 64)