Đạo đức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ nt probnp của bệnh nhân suy tim mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương từ tháng 4 2015 6 2015 (Trang 37)

Các đối tượng tham gia trong nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Các đối tượng được giải thích rõ ràng về mục đích, ý nghĩa, các thông tin cần thu thập của nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu sẽ được giữ bí mật. Các đối tượng có toàn quyền lựa chọn tham gia hay không tham gia vào nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu phù hợp.

Mọi thông tin cá nhân đối tượng sẽ được giữ kín. Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

29

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Tỷ lệ nhóm tuổi >15 tuổi (77,33%)cao hơn tỷ lệ nhóm tuổi từ 0 –

15 tuổi (26,67%)

3.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Số bệnh nhân nam giới cao hơn 18,10% so với bệnh nhân nữ giới,

30

3.1.3. Nơi ở của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phân bố nơi ở của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Bệnh nhân sống ở nông thôn cao gấp 1,5 lần bệnh nhân sống ở khu

vực thành phố (bệnh nhân ở nông thôn chiếm 60% còn thành thị chiếm 40%).

3.1.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Đa số bệnh nhân có nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,81%, cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,67%.

31

3.2. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân viêm ống tai ngoài

20,95%

79,05%

Nhiễm nấm Không nhiễm nấm

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ viêm ống tai ngoài do nấm Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm chiếm 20,95%, tỷ lệ bệnh nhân không nhiễm nấm chiếm 79,05%.

32

Bảng 3.1. Tỷ lệ phát hiện nấm bằng kỹ thuật soi tươi trên bệnh nhân VOTN do nấm. Kết quả Kết quả soi tươi Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Dương tính Bào tử nấm và sợi nấm 21 95,45 Âm tính 1 4,55 Tổng 22 100

Nhận xét: Trong số 22 bệnh nhân bị nhiễn nấm có 21/22 bệnh nhân (95,45%)

có kết quả soi tươi thấy bào tử nấm và sợi nấm và 1/22 bệnh nhân (4,55%) có kết quả soi tươi âm tính.

Bảng 3.2. Tỷ lệ phát hiện nấm bằng phương pháp nuôi cấy trên bệnh nhân VOTN do nấm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nuôi cấy Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Dương tính 21 95,45

Âm tính 1 4,45

Tổng 22 100

Nhận xét: Trong số 22 bệnh nnhân bị nhiễm nấm có 21/22 bệnh nhân (95,45%) có kết quả nuôi cấy dương tính và 1/22 bệnh nhân (4,55%) có kết quả nuôi cấy âm tính.

33

Bảng 3.3. Thành phần các loại nấm phát hiện được ở bệnh nhân VOTN do nấm Kết quả Chủng nấm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Aspegillus Fumigatus 12 54,55 Niger 2 9,09 Terreus 7 31,82 Âm tính 1 4,55 Tổng 22 100 Nhận xét:

- Kết quả nghiên cứu cho thấy giống nấm gây bệnh đó là giống

Aspergillus, trong đó có 12/22 bệnh nhân (54,55%) nhiễm nấm Aspergillus Fumigatus, 2/22 bệnh nhân (9,09%) nhiễm nấm Aspergillus Niger và 7/22

bệnh nhân (31,82%) nhiễm nấm Aspergillus Terreus. - Có 1/22 bệnh nhân (4,55%) có kết quả âm tính.

34

3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân theo giới Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân theo giới

Kết quả

Giới

Số mẫu NC

Bị nhiễm nấm Không bị nhiễm nấm p Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Nam 62 17 27,42 45 72,58 p<0,05 Nữ 43 5 11,63 38 88,37 Tổng 105 22 20,95 83 79,05 Nhận xét:

Tỷ lệ nhiễm nấm ở nam 27,42% cao hơn ở nữ giới 11,63%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giữa viêm ống tai ngoài do nấm với giới tính với p<0,05.

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân theo tuổi Kết quả

Tuổi

Số mẫu NC

Bị nhiễm nấm Không bị nhiễm nấm p Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) 0 – 15 28 0 0 28 100 p<0,05 >15 77 22 28,57 55 71,42 Tổng 105 22 20,95 83 79,05 Nhận xét:

Qua bảng 3.5 cho thấy tất cả các bệnh nhân nhiễm nấm có tuổi >15 tuổi và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

35

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhiễm nấm theo nghề nghiệp Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm cao nhất ở bệnh nhân có

nghề nghiệp là nông dân (32,35%), thấp nhất ở bệnh nhân có nghề nghiệp khác (10,87%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

36

Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân theo nơi ở Bệnh

Nhân

Nơi ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số mẫu NC

Bị nhiễm nấm Không bị nhiễm nấm p Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Nông thôn 63 14 22,22 49 77,78 p>0,05 Thành thị 42 8 19,05 34 80,95 Tổng 105 22 20,95 83 79,05 Nhận xét:

Qua bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm ở nông thôn 22,22% cao hơn ở thành thị 19,05%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

37

Bảng 3.7. Thói quen vệ sinh tai của bệnh nhân Bệnh nhân Thói quen vệ sinh tai Số mẫu NC

Nhiễm nấm Không nhiễm nấm

p Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Cửa hàng gội đầu,cắt tóc 60 18 30,0 42 70,0 p<0,05 Tự lấy tại nhà 45 4 8,89 41 91,11 Tổng 105 22 20,95 83 79,05 Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả bệnh nhân đều có vệ sinh tai.

Tỷ lệ nhiễm nấm có thói quen vệ sinh tai ở cửa hàng cắt tóc gội đầu 30,0% cao hơn thói quen vệ sinh tai tự lấy ở nhà 8,89% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

38

Bảng 3.8. Tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân Bệnh

Nhân

Tiền sử

Số mẫu NC

Bị nhiễm nấm Không bị nhiễm nấm p Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Nấm ống tai ngoài cùng bên 5 0 0 5 100 p>0,05 Viêm ống tai ngoài 15 3 20,0 12 80,0

Viêm tai giữa

chảy mủ 8 2 25,0 6 75,0

Không bệnh lý 77 17 22,08 60 77,92

Tổng 105 22 20,95 83 79,05

Nhận xét:

Tỷ lệ nhiễm nấm cao nhất ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh là viêm tai giữa chảy mủ chiếm 25,0%, thấp nhất ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm ống tai ngoài 20,0%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

39

Bảng 3.9. Tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân Bệnh nhân Tiền sử dụng thuốc Số mẫu NC

Bị nhiễm nấm Không bị nhiễm nấm p Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Corticoid 7 2 28,57 5 71,43 p>0,05 Không sử dụng 98 20 20,41 78 79,59 Tổng 105 22 20,95 83 79,05 Nhận xét:

Qua bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm ở những bệnh nhân sử dụng corticoid 28,57% cao hơn so với những bệnh nhân không sử dụng thuốc 20,41%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

40

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu ở đây là toàn bộ bệnh nhân đến khám tại khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương được chẩn đoán là viêm ống tai ngoài từ 4/2015 – 6/2015. Dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, tôi đã tiến hành nghiên cứu được 105 trường hợp.

Trong số 105 bệnh nhân được tiến hành nghiên cứu số bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ, nam chiếm 59,05% còn bệnh nhân nữ chiếm 40,95%. Chủ yếu thuộc nhóm tuổi >15 tuổi chiếm 77.33% và nhóm tuổi từ 0 – 15 tuổi chiếm 26,67%. Như vậy ở đây có sự chênh lệch rõ về tuổi của bệnh nhân được tiến hành nghiên cứu. Điều này có thể giải thích rằng những bệnh nhân ở độ tuổi >15 tuổi thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có trong môi trường học tập, làm việc cũng như sinh hoạt. Thêm vào đó chưa kể những thói quen xấu của một số bệnh nhân như sử dụng các hóa chất kích thích tai như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc…Ngoài ra trong độ tuổi này những người mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã... cũng dễ gây viêm ống tai ngoài.

Về nghề nghiệp: Chủ yếu là nghề khác như trẻ em, buôn bán, hưu… chiếm tỷ lệ cao nhất 43,81%, sau đó là nông dân chiếm 32,38%, công nhân chiếm 17,14% và cuối cùng là cán bộ viên chức chiếm 6,67%. Về nơi ở, đa số bệnh nhân có nơi ở ở nông thôn chiếm 60% còn thành thị chiếm 40%. Điều này có thể do trình độ dân trí ở nông thôn thấp hơn so với thành phố, đồng thời những bệnh nhân ở nông thôn thường ít quan tâm tới sức khỏe của chính mình. Ngoài ra những bệnh nhân ở nông thôn thường phải tiếp xúc với các môi trường làm việc, điều kiện vệ sinh không tốt, chính vì thế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

4.2. Tỷ lệ nhiễm nấm của đối tượng nghiên cứu .

Soi tươi trực tiếp chẩn đoán nấm: Đây là phương pháp tiến hành nhanh,

rẻ tiền và độ chính xác cao. Mục đích soi tươi để phát hiện sự tồn tại của nấm trong bệnh phẩm tai. Trên tiêu bản soi tươi có thể thấy hình ảnh tế bào nấm, sợi nấm. Kết quả soi tươi dương tính giúp chẩn đoán nấm ống tai ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 22 bệnh nhân viêm ống tai ngoài do nấm được làm xét nghiệm soi tươi trực tiếp có 21/22 bệnh nhân (95,45%) có kết quả dương tính và có 1/22 bệnh nhân (4,55%) có kết quả âm tính, trường hợp soi tươi trực tiếp âm tính có thể do tổn thương nấm ít và lấy được ít bệnh phẩm. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ kết quả soi tươi tìm nấm dương tính chiếm 98% [4]

Nuôi cấy chẩn đoán nấm: Nuôi cấy giúp chẩn đoán xác định, kết quả

nuôi cấy dương tính giúp chẩn đoán nấm tai. Trong nghiên cứu có 21/22 bệnh nhân (95,45%) có kết quả nuôi cấy dương tính, có 1/22 bệnh nhân (4,55%) có kết quả nuôi cấy âm tính. Kết quả nghiên cứu trên tương tự nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải thực hiện tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ và bệnh viện Da Liễu TƯ năm 2013 [4]

Theo các nghiên cứu của nước ngoài, tỷ lệ soi tươi và nuôi cấy nấm dương tính rất khác biệt có thể thay đổi từ 22,6% cho đến 91,87% [12,22], mặc dù trên lâm sàng có đầy đủ các triệu chứng của viêm ống tai ngoài do nấm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm của đối tượng nghiên cứu là 20,95%, tỷ lệ không bị nhiễm nấm chiếm 79,05% thể hiện ở biểu đồ 3.4. Trong đó chỉ gặp 1 giống nấm gây bệnh đó là giống Aspergillus, giống này gây bệnh tại chỗ như viêm kết mạc, viêm ống tai ngoài do nấm xâm nhập và gây bệnh . Không có trường hợp nào nhiễm nấm Candida có thể do thời gian nghiên cứu ngắn, số lượng bệnh nhân nhiễm nấm ít, vì vậy cần có thời gian nghiên cứu thêm. Định danh nấm kết quả cho thấy gặp nhiều nhất là chủng

42

(31,82%), cuối cùng là chủng Aspergillus Niger (9,09%). Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với những nghiên cứu khác. Nguyễn Tiến Hải năm 2013 đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nấm ống tai”, cho kết quả có 2 giống nấm gây bệnh là Aspergillus

(88%), Candida (8%) và 4% nhiễm cả hai loại nấm trên, trong đó chủng nấm

Aspergillus Terreus chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, Aspergillus Niger chiếm 34%, Aspergillus Flavus chiếm 4%, Aspergillus Fumigatus và Aspergillus menagrophyte chiếm tỷ lệ thấp nhất 2%, Candida albican chiếm 10% [4].

Nghiên cứu của Chử Ngọc Bình và cộng sự năm 2007 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị nấm ống tai ngoài”, cho kết quả có hai chủng nấm là Aspegillus và Candida với tỷ lệ gặp 62,8% và 37,2% [2].

Theo các nghiên cứu khác trên thế giới, tỷ lệ các loại nấm có sự phân bố khác nhau theo từng vùng địa lý. Tuy nhiên, giống Aspergillus hay gặp nhiều nhất, trong giống nấm này chủ yếu là chủng Aspergillus Niger [19,22]. Nguyên

nhân tại sao lại gặp các chủng này , có thể liên quan tới sinh thái hoặc địa lý của mỗi quốc gia và khu vực. Ngoài ra các chủng khác ít gặp như

Cryptococcus, Fusarium [19,22]. Nghiên cứu của tôi có sự khác biệt so với

các đề tài khác có thể do thời gian nghiên cứu ngắn, đối tượng nhiễm nấm ít vì vậy chỉ phân lập được một giống nấm Aspergillus.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm

* Đối với yếu tố giới tính: Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam bị

nhiễm nấm chiếm 27,42% cao hơn nhóm bệnh nhân nữ chiếm 11,63%. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh viêm ống tai ngoài do nấm giữa hai giới này có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, tương tự như nghiên cứu của Jia và cộng sự [12] và nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải cũng cho kết quả tương tự tỷ lệ bệnh nhân nam nhiễm nấm cao hơn bệnh nhân nữ [4]. Trong khi một số nghiên cứu khác của Deguine [21], tỷ lệ mắc nấm tai ở nữ cao gấp 2 lần so với nam giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy khó có thể tìm ra yếu tố nguy cơ rõ

43

rệt giữa hai giới [18]. Nguyên nhân có sự khác biệt trên có thể do thời gian nghiên cứu của chúng tôi ngắn, số lượng bệnh nhân bị nhiễm nấm không nhiều, được tiến hành tại tuyến cuối nên kết quả chúng tôi có được chỉ đơn thuần là một nhận xét lâm sàng.

* Đối với yếu tố nhóm tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi, viêm ống tai ngoài do nấm có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau. Tỷ lệ bệnh nhân viêm ống tai ngoài do nấm ở nhóm tuổi > 15 tuổi là 28,57%, không có trường hợp nào ở nhóm tuổi 0 – 15 tuổi. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh viêm ống tai ngoài do nấm giữa hai nhóm tuổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi trung bình nhiễm nấm là 43,3 tuổi, tuổi cao nhất bị nhiễm nấm là 76 tuổi và thấp nhất là 20 tuổi. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải nghiên cứu ở Hà Nội với 50 bệnh nhân viêm ống tai ngoài do nấm, nhận thấy tỷ lệ mắc cao nhất là ở lứa tuổi lao động từ 40 – 60 tuổi [4]. Theo nghiên cứu của các tác giả khác bệnh viêm ống tai ngoài do nấm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với độ tuổi trung bình có thể dao dộng từ 23,5 đến 48,1 tuổi [18,21,23]. Như vậy, bệnh nhân có tuổi >15 tuổi có nguy cơ nhiễm nấm càng cao, có lẽ do trong độ tuổi này các cá thể hoạt động thể thao hay làm việc nặng nhọc đặc biệt trong môi trường nóng ẩm, bụi ô nhiễm của các nước nhiệt đới làm da ống tai ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn dễ phát triển; thêm vào đó chưa kể những thói quen xấu của một số bệnh nhân luôn ngoáy tai, làm biến đổi môi trường sinh thái ở ống tai ngoài.

* Đối với yếu tố nghề nghiệp: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm có nghề

nghiệp là nông dân chiếm 32,35%, tiếp theo là công nhân 27,78%, cán bộ công chức chiếm 14,29%, thấp nhất là nghề nghiệp khác chiếm 10,87%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Có thể do đặc điểm nghề nông thường làm việc và sinh hoạt trong môi trường vệ sinh thấp, trong nhà chứa nhiều lương thực, thực phẩm ẩm mốc là ổ sinh thái của nhiều loại nấm.

44

Các nghiên cứu của Chử Ngọc Bình và Nguyễn Tiến Hải đều cho kết quả tương tự [2,4].

Các nghiên cứu khác cho thấy, những người lao động nặng nhọc, điều kiện vệ sinh không tốt là những yếu tố nguy cơ hay được đề cập tới [17,20]. * Đối với yếu tố nơi ở: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm ở nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ nt probnp của bệnh nhân suy tim mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương từ tháng 4 2015 6 2015 (Trang 37)