Đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn

Đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn là việc làm hết sức cần thiết đối với người hiệu trưởng vì chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ nhau, hỗ trợ trong mọi hoat động của trường. Để công tác kiểm tra chuyên môn luôn đạt hiệu quả, người hiệu trưởng cần chú ý năng lực, việc phân công phân nhiệm, đổi mới cách quản lý, cách kiểm tra để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Tư vấn và thúc đẩy để giúp GV tự tin hơn trong giảng dạy. Bên cạnh, khơi dậy khả năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh những mặt còn hạn chế và phát huy tối đa những ưu điểm mà bản thân có để phát triển toàn diện.

Đánh giá phải đúng năng lực chuyên môn của GV, nhận xét ưu, khuyết điểm, đúng thực chất, tránh tình trạng cả nể, thương, ghét đan xen,...

Xây dựng tập thể đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và trong chuyên môn.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

Để việc kiểm tra, đánh giá chuyên môn đạt hiệu quả khi được tiến hành trên cơ sở xây dựng chuẩn đánh giá với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể nhưng vẫn tập trung quan điểm đánh giá là thúc đẩy là động viên để cùng tiến bộ.

Phải có kế hoạch kiểm tra công tác chuyên môn ngay từ đầu năm học. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên nhằm để giúp GV phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế nếu có trong công tác giảng dạy. Kiểm tra, đánh giá đúng thực chất là bàn đạp để nâng cao tay nghề của GV.

Người CBQL khi kiểm tra chuyên môn cần tạo tâm thế hết sức thoải mái để GV thấy được đó là việc làm bình thường nhằm tránh tình trạng GV đối phó không mang lại hiệu quả cao.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, công khai kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học. Phân công cụ thể đối tượng và thành viên được kiểm tra theo nội dung gì. Người kiểm tra cần xác định rõ mục đích kiểm tra là nhằm phát hiện những năng lực mà GV có để phát huy và thúc đẩy. Kết quả kiểm tra là cơ sở cho việc đánh giá chính xác hơn hoạt động giảng dạy của GV.

Phối hợp các nội dung kiểm tra hoạt động dạy của GV, bao gồm: kiểm tra hồ sơ chuyên môn, giờ lên lớp, KHGD,... Trong quá trình kiểm tra giờ lên lớp của GV, hiệu trưởng cần chú ý đến năng lực, tay nghề của GV về: cách truyền đạt kiến thức đến HS, việc vận dụng đổi mới phương pháp, kĩ năng sử dụng ĐDDH, hiệu quả giờ dạy. Sau giờ dạy, hiệu trưởng cần góp ý, phân tích cụ thể tiết dạy để GV thấy được kiểm tra là tư vấn là thúc đẩy.

Khi kiểm tra về hồ sơ chuyên môn của GV, hiệu trưởng cần chú ý đến nội dung nhiều hơn, tránh việc đặt quá nặng về hình thức. Cần kiểm tra thật kỹ để giúp GV chấn chỉnh kịp thời những hồ sơ còn thiếu nếu có. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn vì đây là bộ máy cho sự hoạt động hiệu quả chất lượng của nhà trường.

Tóm lại, kiểm tra là việc làm thường xuyên. Đổi mới công tác kiểm tra theo hướng xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa người kiểm tra và người được kiểm tra nhưng luôn phải tuân thủ theo quy chế thanh, kiểm tra theo quy định và trên tinh thần hợp tác, giúp đỡ, thúc đẩy.

3.2.6.4.Điều kiện để thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng và người kiểm tra phải có trình độ chuyên môn vững vàng, phân minh trong kiểm tra đánh giá, tạo được niềm tin đối với người được

kiểm tra. Như vậy, đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn giúp người hiệu trưởng đánh giá được năng lực, tay nghề của GV để công tác giảng dạy trong nhà trường đạt hiệu quả cao.

3.2.7. Tăng cường chỉ đạo hoạt động đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên theo đúng thông tư mới

3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý, là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Kiểm tra đánh giá còn giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức HĐDH, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

Giúp CMHS tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

Giúp CBQL giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới PPDH, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

3.2.7.2. Nội dung của giải pháp

Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của HS: - Tự phục vụ, tự quản;

- Giao tiếp, hợp tác;

- Tự học và giải quyết vấn đề.

Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của HS: - Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; - Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;

- Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;

- Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương,..

3.2.7.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Triển khai trước Hội đồng nhà trường nội dung của việc đánh giá xếp loại HS theo Thông tư mới để nhằm qua đó thấy được sự đổi mới việc đánh giá xếp loại HS.

+ Đối với GV: Dự giờ thăm lớp là một công việc quan trọng của nhà quản lý, là hoạt động tích cực. Thông qua đó, nhà quản lý nắm bắt được tương đối chính xác tay nghề của GV và khả năng học tập của HS, sự hợp tác giữa GV và HS trong quá trình giảng dạy. Cũng qua giờ dạy, giúp người quản lý thấy được việc vận dụng linh hoạt các PPDH, sử dụng trang thiết bị như thế nào cho giờ dạy để mang lại hiệu quả cao. Người GV cần quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của các em; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS.

+ Đối với HS: Đánh giá HS phải công bằng, nghiêm túc, khách quan và đánh giá các em đúng với Thông tư quy định. Khi đánh giá chú ý đến sự tiến bộ của HS, chú ý đến những em cần sự hỗ trợ của GV. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trước hết là nhằm điều chỉnh các hoạt động, điều hành tổ chức, điều chỉnh các phương pháp, hoạt động dạy học của GV (kể cả GV dạy nghệ thuật) để giờ dạy đạt hiệu quả cao. Thông qua việc đánh giá xếp loại HS để giúp người quản lý có cơ sở để khen thưởng các em.

Thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại HS theo Thông tư mới của Bộ GDĐT quy định.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của GV (cách đánh giá, cách nhận xét, cách ghi các loại hồ sơ sổ sách, cách ghi nhận xét vào vở của HS,...)

3.2.8. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả

3.2.8.1. Mục tiêu của giải pháp

Sử dụng CNTT trong dạy học nhằm giúp GV có kĩ năng trong việc khai thác thông tin phục vụ cho bài dạy. Bên cạnh, ứng dụng những phần mềm dạy học góp phần đổi mới PPDH, cập nhật được những thông tin mới về giáo dục nhằm để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân. CNTT là công cụ để thực hiện quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn.

3.2.8.2.Nội dung của giải pháp

Bồi dưỡng kiến thức tin học và cách sử dụng vi tính đến CBQL, GV trong trường.

Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm tin học trong việc quản lý hoạt động dạy và học của GV, HS.

3.2.8.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho CBQL, GV để CBQL, GV biết khai thác nội dung phục vụ cho giờ dạy của mình.

Phát huy hết tiềm năng của tổ CNTT có trong trường nhằm hỗ trợ CBQL, GV trong những trường hợp cần thiết.

Tất cả GV phải biết sử dụng thành thạo vi tính trong việc truy cập mạng, tìm kiếm thông tin,…

Đầu tư trang bị CSVC đầy đủ (máy vi tính, máy chiếu vật thể, projector, hệ thống mạng,...). Phấn đấu mỗi cá nhân tự trang bị cho mình một máy tính xách tay.

Thuần thục trong việc soạn giảng, truy tìm thông tin, truy cập mạng những nội dung phục vụ cho công tác giảng dạy.

3.3. Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

Để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý được đề xuất, chúng tôi tham khảo ý kiến của 135 người qua bộ phiếu trưng cầu ý kiến gồm 62 CBQL (có Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng), 20 tổ trưởng chuyên môn, 53 GV giỏi của các trường tiểu học quận Bình Tân. Kết quả như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý HĐDH ở các trường Tiểu học quận Bình Tân

Nội dung giải pháp

Mức độ đánh giá Mức độ cấn thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khôn g cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khôn g khả thi

1.Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV ở các trường Tiểu học. 127 8 0 0 120 15 0 0 2. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho GV.

102 33 0 0 122 13 0 0

3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới các phương

pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS.

4. Tăng cường kiểm tra việc trang bị ĐDDH hiện đại, nâng cấp CSVC.

126 6 0 0 124 11 0 0

5. Tăng cường công tác quản lý hoạt động học tập của HS.

120 15 0 0 97 38 0 0

6. Đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn.

115 20 0 0 110 25 0 0

7. Tăng cường chỉ đạo hoạt động đánh giá xếp loại HS, GV theo đúng thông tư mới.

124 11 0 0 126 9 0 0

8. Tăng cường việc ứng dụng CNTT vào HĐDH và quản lý HĐDH có hiệu quả.

119 16 0 0 120 15 0

Kết luận chương 3

Một số giải pháp quản lý HĐDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường Tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đã được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các nhà trường. Sự phối hợp đồng bộ các giải pháp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả trong việc đưa chất lượng toàn diện của nhà trường đi lên, các giải pháp đã chứng tỏ được giả thuyết khoa học mà luận văn đã nêu trong phần mở đầu. Với 8 giải pháp quản lý HĐDH ở trường Tiểu học quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đã được phân tích đầy đủ mục tiêu, nội dung, cách tiến hành và

điều kiện thực hiện của từng giải pháp đã thể hiện được yêu cầu nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.

Có thể nói các giải pháp quản lý HĐDH ở trường Tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh là một định hướng khá hợp lý, khoa học, góp phần đổi mới công tác quản lý HĐDH ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp quản lý HĐDH ở các trường Tiểu học quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý, QLGD, quản lý trường Tiểu học, quản lý HĐDH. Hệ thống các quan điểm làm sáng tỏ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục Tiểu học quận Bình Tân nói riêng và của ngành nói chung cũng như chiến lược phát triển giáo dục của nước ta nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng từ nay đến năm 2020. Thực tế quản lý HĐDH của Phòng GD&ĐT quận Bình Tân đối với các trường Tiểu học.

Cũng phải nhìn nhận rằng, thế kỷ 21 toàn nhân loại đều đã ý thức được con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đầu tư cho chiến lược con người là đầu tư cho sự phát triển. Giáo dục là con đường cơ bản để thực hiện:“chiến lược con người”.Với sứ mệnh đó đã thật sự đặt ra cho giáo dục những thời cơ cũng như những thách thức mới, do vậy việc tăng cường, đổi mới công tác QLGD, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH là những nội dung cấp thiết. Qua việc nghiên cứu lý luận nói trên, đã thật sự định hướng và tạo nên cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng từ đó có cơ sở để đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường Tiểu học quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Thông qua các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đánh giá một cách khái quát tình hình KT-XH, thực trạng về chất lượng dạy học, thực trạng đội ngũ GV, CBQL, điều kiện, phương tiện phục vụ cho HĐDH ở các trường Tiểu học và thực trạng đội ngũ CBQL chuyên môn Phòng GD&ĐT quận Bình Tân. Qua kết quả điều tra, có thể khẳng định các biện pháp quản lý HĐDH đối với các trường Tiểu học của Phòng GD&ĐT quận Bình Tân đã có những chuyển biến tích cực song vẫn còn những tồn tại nên chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao.

Từ những cơ sơ lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 8 giải pháp quản lý HĐDH ở các trường Tiểu học quận Bình Tân như sau:

* Giải pháp 1: Tăng cường công tác GD chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV ở các trường Tiểu học.

* Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.

* Giải pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

* Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra việc trang bị ĐDDH hiện đại, nâng cấp CSVC.

* Giải pháp 5: Tăng cường công tác quản lý hoạt động học tập của HS. * Giải pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn.

* Giải pháp 7: Tăng cường chỉ đạo hoạt động đánh giá xếp loại HS, GV theo đúng thông tư mới.

* Giải pháp 8: Tăng cường việc ứng dụng CNTT vào HĐDH và quản lý HĐDH có hiệu quả.

Những giải pháp được đề xuất trong luận văn là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc. Những kết quả điều tra, khảo sát trưng cầu ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, của các cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh, Phòng GD&ĐT quận Bình Tân, của các CBQL và

GV các trường Tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân. Mặc dù, các giải pháp đã đề xuất không hoàn toàn mới, song đó là kết quả nghiên cứu thực tế cùng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w