Cấu trúc, bản chất của quá trình dạy học Tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Cấu trúc, bản chất của quá trình dạy học Tiểu học

1.3.2.1. Cấu trúc

Quá trình dạy học Tiểu học bao gồm nhiều thành tố như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học,…Quá trình này diễn ra và tác động qua lại để giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu tốt nhất. Ngoài ra, phương pháp và phương tiện dạy học cũng là hệ thống những cách thức, phương tiện hoạt động phối hợp của người dạy và người học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Sự tác động qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động học được người thầy tổ chức, điều khiển nhằm đảm bảo cho người học thực hiện đầy đủ và có chất lượng những yêu cầu đã được quy định bởi mục đích và nhiệm vụ dạy học. Trong QTDH, người học vừa là khách thể (của quá trình dạy), vừa là chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của hoạt động học. Thầy và trò cũng như hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

1.3.2.2. Bản chất của quá trình dạy học Tiểu học

QTDH bao gồm quá trình dạy và quá trình học. Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của HS. Học là hoạt động do được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt. Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Đó là sự phản ánh

tâm lý của con người bắt đầu từ cảm giác. Sự học tập của HS cũng là quá trình phản ánh như vậy. Sự phản ánh đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất của tính chất cải tạo đó là sự sáng tạo. Sự phản ánh đó không phải thụ động như chiếc gương mà bao giờ cũng bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi người như qua tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú,…

Quá trình học tập của HS cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. (Bút ký Triết học – NXB Sự thật, Hà Nội 1963. Tr 189).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w