7. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Nghệ thuật khắc hoạ tâm lý thông qua hồi ức
Trong sáng tác của mình, Đỗ Bích Thuý đã sử dụng hồi ức, hồi tƣởng nhƣ một phƣơng thức để miêu tả tâm lý nhân vật. Quay ngƣợc thời gian trở về quá khứ
là lúc tâm trạng con ngƣời đƣợc bộc lộ rõ nét nhất. Thƣờng thì con ngƣời hay nhớ về những kỷ niệm đẹp một thời đã qua để so sánh với cuộc sống hiện tại. Nhƣng nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý lại hay nhớ về những tháng ngày đau buồn, là nguyên nhân gây nên nỗi bất hạnh, đau khổ đeo bám cả cuộc đời họ. Và kí ức nhƣ sợi dây vô hình ràng buộc hiện tại, thậm chí cả tƣơng lai của họ với quá khứ mà không có cách nào xoá đƣợc.
Trong truyện ngắn Ngựa ngã núi, qua những hồi ức của Dúng về một thì
bồng bột, nông nổi, lầm lỡ mà ngƣời đọc cảm nhận đƣợc nỗi ân hận, sự tiếc nuối hằn sâu trong tâm trí nhân vật. Dúng đã từng bị “ngã”, “lăn xuống dốc dựng đứng.
Lăn từ lúc chưa biết nghĩ đến khi nghĩ được mọi chuyện mới dừng lại. Dừng lại thì đã muộn, không đứng thẳng dậy được nữa”. Còn với nhân vật Sính trong Đá cuội đỏ, sự tình cờ gặp đứa con của ngƣời yêu c đã gợi lại trong anh những kỷ niệm éo
le, đau buồn của một tình yêu không thành. Một trò đùa dại, một chút hiếu thắng, đố kị, trẻ con biến thành mối thù hận dai dẳng giữa Sính và anh trai của Mây, ngƣời con gái Sính yêu. Và điều đó đã là nguyên nhân phá tan cuộc tình đẹp giữa họ, để đến bây giờ, bảy mùa xuân trôi qua, hình bóng Mây vẫn in đậm trong tâm trí Sính. Tim anh nhói đau khi mỗi lần nhớ đến Mây trong nỗi ân hận, xót xa.
Hình tƣợng nhân vật những ngƣời đàn bà miền núi, những ngày “cõng trên
lưng sự tồn vong của cả gia đình” (Người đàn bà miền núi), và lầm l i gùi những
nỗi bất hạnh của cả đời mình đƣợc khắc hoạ sâu sắc hơn nhờ những kí ức của quá khứ âm thầm trỗi dậy. Sự nhắc nhở của chồng về phiên chợ ngày 27/3 đã khiến tâm thức của mẹ già Mao (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá) tìm về quá khứ. Nơi ấy bà đã từng đánh mất tiếng đàn môi một thời đáng nhớ. Nơi ấy là những tháng năm dằn vặt, đau khổ vì làm vợ mà chẳng đƣợc làm mẹ; là nỗi ấm ức xót xa kìm nén trong lòng khi phải nhƣờng phòng cho chồng đƣa vợ hai về ở… Tất cả những kí ức đó ùa về khiến ngƣời đọc nghẹn lòng trƣớc nỗi đau và khát khao “không gì nhấn chìm
được, cũng không cách gì đạt tới được”của ngƣời đàn bà vốn xinh đẹp lại nhân hậu
ấy. Hồi ức khiến nhân vật của Đỗ Bích Thuý thêm đau khổ, xót xa trƣớc thực tại. Bất hạnh, đau khổ luôn bám riết lấy cuộc đời họ nhƣ một định mệnh trớ trêu. Ám
ảnh họ là những ẩn ức ngang trái. Cuộc đời của Kía trong Gió không ngừng thổi là
một ví dụ nhƣ thế. Cả cuộc đời bà sống trong sự thấp thỏm, lo âu, sợ hãi ngƣời chồng phát hiện ra nỗi tủi nhục của mình. Đứa con trai ra đời trong sự oan nghiệt của bà mỗi lớn một lêu lổng, ham chơi càng khiến nỗi đau đớn, lo sợ trong bà lớn dần. Quá khứ luôn hiện hữu và nhƣ một bóng đen khổng lồ luôn đè nặng, chỉ trực đổ sập xuống phá nát hạnh phúc gia đình bà bất cứ lúc nào. Cả cuộc đời chịu sự ám ảnh, dằn vặt của quá khứ bẽ bàng. Mãi đến khi sắp qua đời, bà mới biết câu chuyện này đã đƣợc chồng bà biết và hết sức cảm thông chia sẻ. Bà đã ra đi trong sự thanh thản. Kết thúc truyện rất có hậu nhƣng ngƣời đọc vẫn bị ám ảnh bởi sự dằn vặt nơi bà.
Nhƣ vậy, hồi ức là một mảnh đất màu mỡ để Đỗ Bích Thuý khám phá những ẩn ức sâu kín để từ đó phơi bày ra ánh sáng những góc khuất của nhân vật. Đó là những khát vọng, những ƣớc mơ và c ng chính là những bi kịch mà họ đã từng ấp ủ hoặc gánh chịu. Để nhân vật của mình sống với những hồi ức, tìm về quá khứ là nhà văn đã giúp ngƣời đọc cảm nhận sâu sắc hơn trạng thái tâm lí của họ trƣớc thực tại ph phàng.
2.4.3. Nghệ thuật khắc hoạ tâm lý thông qua ngoại cảnh
Nội tâm con ngƣời vốn là một thế giới vô hình, phức tạp với những cảm xúc, cảm nhận… và không phải lúc nào thế giới ấy c ng đƣợc sáng tỏ thông qua ngôn ngữ, hành động của mỗi cá nhân. Điều này trở thành thách thức lớn đối với mỗi cá nhân nghệ sĩ. Tuy nhiên bằng óc quan sát và tài năng của mình, Đỗ Bích Thuý đã diễn tả tâm lí nhân vật giàu hình ảnh, rất cụ thể và tinh tế thông qua yếu tố ngoại cảnh. Trong tác phẩm của Đỗ Bích Thuý, ngoại cảnh không chỉ đem lại một không gian đậm chất miền núi của vùng cao Hà Giang mà nó còn trở thành một trợ thủ đắc lực cho nhà văn trong quá trình khám phá con ngƣời. Nói đến yếu tố ngoại cảnh trong tác phẩm văn học, hiện lên trƣớc tiên trong hình dung của mỗi bạn đọc sẽ là cảnh sắc thiên nhiên đặc trƣng của vùng đất mà nhân vật tồn tại, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên đến mức có những trạng thái tâm hồn thật khó diễn tả bằng lời trực tiếp nhƣng nhờ hình ảnh của ngoại cảnh, nó đƣợc thể hiện rất sinh động và đầy sức gợi. Đó là trƣờng hợp đôi vợ chồng Duân - Dân trong truyện ngắn Mặt trời lên, quả còn
rơi xuống. Sự hồi sinh của thiên nhiên, tạo vật, khi mùa xuân về với “tiếng sáo réo rắt vắt qua núi gần, núi xa”. Diễn tả tâm trạng của chị em Nhi khi chuẩn bị đi chợ
tết, nhà văn không cho ngƣời đọc biết cụ thể những suy nghĩ, cảm xúc của họ song ta vẫn có thể cảm nhận đƣợc rất rõ qua các chi tiết: “Cả Nhưng, cả Nhi đều cuống
lên”, “hai chị em ra rừng từ sáng sớm, lúc mặt trời còn chưa mọc đi hái lá mần tang về gội đầu, bóc cả một ít vỏ về đun nước tắm nữa” (Mần tang mọc trong thung lũng). Rõ ràng hành động “cuống lên” hay “ra rừng từ sáng sớm” của hai nhân vật
này cho thấy từ rất lâu rồi họ chƣa đƣợc xuống chợ, chƣa đƣợc tiếp xúc với những sôi động của cuộc sống bên ngoài. Nhƣng quan trọng hơn cả là giờ đây họ đang sống trong tâm trạng hân hoan, háo hức. Điều đó chứng tỏ sâu trong cõi lòng Nhƣng và Nhi vẫn ẩn giấu một niềm khao khát - khao khát đƣợc nhƣ những cô gái của các bản khác: đƣợc xuống chợ, đƣợc nghe những tiếng đàn môi cho riêng mình… Đây là nét tâm trạng đƣợc miêu tả rất hợp lý. Nó giống “cánh cửa” khép lại những ngày tháng u buồn trƣớc đây. Và c ng chính nó lại khiến tâm trạng ấm ức, tuyệt vọng và đau khổ một lần nữa quay trở về với họ nặng nề và sâu đậm hơn khi đến chợ.
Câu chuyện Con dê bốn mắt kể về cuộc “cạnh tranh” của hai kẻ tình địch là Dí và Chay. Chay đã có đƣợc con dê bốn mắt - lễ vật cƣới hỏi mà bố mẹ Kía yêu cầu - nhƣng Kía không ƣng anh ta. Trong khi đó Dí là con nhà giàu, đã “cầm tay Kía rồi” nhƣng tìm mãi vẫn chƣa có dê bốn mắt. Cuộc chạy đua của hai kẻ tình
địch đó sẽ còn giai giẳng nếu nhƣ Kía không thay lòng: “tận mắt Dí đã thấy Kía
mặt đỏ nhừ, mắt cưới tít với người ta”. Chi tiết “Dí đã xông đến như một con trâu điên nhưng không phải xông vào Chay mà xông vào con dê, Dí đẩy mạnh, con dê chới với rồi lăn tòm xuống vực… Dí lững thững quay về” đã bộc lộ hết cảm xúc của
Dí. Sự bất ngờ, hẫng hụt, nỗi tức giận xen lẫn đau khổ khi bị ngƣời yêu phản bội là nguyên nhân dẫn đến hành động trên. Việc đẩy con dê xuống vực c ng nói lên thái độ dứt khoát cắt đứt mối tơ vƣơng, cắt đứt những hi vọng hão huyền, vô nghĩa không chỉ của Dí mà còn là của Chay.
Miêu tả những diễn biến tâm trạng của con ngƣời trƣớc sự tác động của các hiện tƣợng trong cuộc sống bằng những chi tiết đặc sắc đã khó, ở đây lại là sự diễn
tả tâm lý con ngƣời trong tình yêu bằng một loạt những chi tiết sống động thì ngoài việc am hiểu đối tƣợng lại cần nhà văn có độ tinh tế, nhạy cảm cao và kèm theo đó là khả năng liên tƣởng phong phú. Trong truyện ngắn Sau những mùa trăng, để diễn tả tâm trạng của một ngƣời phụ nữ góa bụa còn trẻ, còn đẹp, còn khao khát yêu thƣơng, Đỗ Bích Thúy đã đƣa ra hai chi tiết: “Tiếng khèn mỗi lúc một réo rắt, đôi
tay chị quấn lanh nhanh hơn, cuống quýt và ánh mắt thẫn thờ” và “tiếng khèn lá
vẫn réo rắt từng đêm, từng đêm. Đêm nào chị dâu cũng ngồi bên khung cửa, đống lanh trắng chất đầy hai quẩy tẩu không hết”. Ở đây có ba dấu hiệu hiệu chú ý khi
tiếng khèn cất lên: hành động, ánh mắt và thói quen của ngƣời chị dâu. Nếu không phải là ngƣời tinh ý có lẽ Lìn - ngƣời em chồng sẽ không nhận ra điều gì khác thƣờng ở ngƣời chị dâu. Theo mức độ réo rắt của tiếng khèn lá là sự cuống quýt của đôi tay ngƣời quấn lanh. Song thực chất hành động đó đang “tố giác’’ sự bối rối,
bồi hồi trong lòng ngƣời chị dâu. Dƣờng nhƣ chị đang cố xua những cảm xúc bị đánh thức bởi tiếng gọi tha thiết ngoài suối, đang cố giữ chặt những khát khao trong lòng mình. Nhƣng càng giữ, càng cố quên đi, chị càng bồn chồn không yên. Có lẽ trong tâm trí của ngƣời đàn bà tội nghiệp này đang bị dằn vặt dữ dội khi chị cảm thấy trái tim mình đã hồi sinh nhƣng lại lo sợ trƣớc những tập tục khắc nghiệt đeo bám ngƣời đàn bà bao đời nay. Điều này đƣợc phản ánh rất rõ qua “ánh mắt thẫn
thờ’’ của chị nhƣng cảm xúc yêu đƣơng đã trở lại thì khó có thể r bỏ, khó có thể
quên đi. Bởi vậy thói quen đêm nào c ng thức để xe lanh tƣởng nhƣ bình thƣờng xong lại là dấu hiệu cho thấy sự bất thƣờng trong lòng ngƣời chị dâu vốn “đi từ nhà
lên nương, từ nương về nhà mặt chỉ biết cúi xuống nhìn lối đi…”. Từ cảm giác mơ
hồ về một sự trỗi dậy đến nỗi lo lắng, thẫn thờ và rồi tình cảm chiến thắng lý trí khiến ngƣời chị dâu không thể phủ nhận đƣợc niềm mong mỏi trong mình - đó là một diễn biến tâm lý phức tạp, tinh tế đã đƣợc nhà văn khắc họa sắc nét bằng những chi tiết mang tính trực giác, sinh động, sát thực.
Không chỉ Sau những mùa trăng, một trong những truyện ngắn đầu tay đƣợc giải thƣởng văn học mà ở nhiều sáng tác khác, Đỗ Bích Thúy c ng tăng cƣờng sử dụng các chi tiết tâm trạng để làm nổi bật cảm xúc của những đôi lứa đang yêu, đặc
biệt là của các sơn nữ - đối tƣợng rất kín đáo, tế nhị trong việc bộc lộ tình cảm của mình. Ví dụ nhƣ May (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), trái tim thiếu nữ lần đầu biết rung động đã khiến cô thao thức không ngủ đƣợc. Chi tiết “cả đêm May không ngủ
được. Đã cố tình đi ngủ muộn mà đến lúc vào giường, nằm mãi vẫn chưa thấy gà gáy” khiến ngƣời đọc cảm thấy thú vị và cảm thông cho sự hồi hộp trƣớc cuộc hẹn “đi hội chợ 27” đầu tiên với ngƣời yêu của May. Hoặc ai đã từng đồng hành cùng
truyện tình của Vi trong Giống như cái cối nước c ng không thể quên đƣợc tâm
trạng bất an của cô khi đợi chờ ngƣời yêu qua chi tiết “tiếng tắt kè không đếm được,
mà miếng lưới trong tay lại rối bời, không ra hàng lối, Vi lúi húi dỡ ra lại mắc, lại dỡ…” hay là sự băn khoăn, thẫn thờ của cô khi tình yêu tan vỡ giữa lúc mặn nồng
mà không một lý do chính đáng, khi “Vi lại đi ra cái cối nước, lại thả dây cho nó
giã không xuống cối” hằng mong vơi bớt nỗi buồn thƣơng… Ngoài May, Vi còn rất
nhiều những nhân vật nữ khác c ng đƣợc Đỗ Bích Thúy dành cho những chi tiết ý nghĩ để cởi mở tâm trạng với độc giả.
Khảo sát hơn hai mƣơi truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, chúng tôi thực sự cảm thấy thích thú và ấn tƣợng bởi những chi tiết tâm trạng mà chị dùng để miêu tả những diễn biến tâm lý phức tạp, đa dạng. Chính những chi tiết giàu hình tƣợng, giàu giá trị phản ánh và rất “đời thực” này đã khiến nhân vật trong mỗi truyện ngắn Đỗ Bích Thúy “linh động như cuộc đời”.
TIỂU KẾT
Khi tiến hành khảo sát thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, chúng tôi nhận ra đây là một cây bút đang chinh phục khán giả không chỉ bằng tài năng mà còn bằng sự tinh tế của một ngƣời phụ nữ. Sự tinh tế, độc đáo và nhất quán đƣợc thể hiện ngay trong thế giới nhân vật của nhà văn. Trong thế giới đó tồn tại những số phận bi kịch, những con ngƣời mà nỗi bất hạnh đeo bám họ nhƣ “một định mệnh khó thoát khỏi” [28; 9]. Nhƣng họ c ng là những con ngƣời kiên cƣờng,
mạnh mẽ vƣợt lên những nỗi đắng cay, những khó khăn của hoàn cảnh để sống tốt hơn, làm nhiều việc có ích cho cộng đồng. Đó là những con ngƣời đã biết tự nhận
thức, họ rất cao thƣợng, giàu lòng vị tha cho dù cuộc đời có bất công đem lại nhiều đau khổ cho họ hay hình ảnh của những đứa con đi xa vẫn đau đáu một nỗi nhớ quê da diết, vẫn nặng lòng với những hồn hậu, chất phác, giản dị của mảnh đất còn nghèo đói… Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật, khả năng quan sát tinh tế và trái tim nhạy cảm, giàu yêu thƣơng, Đỗ Bích Thúy đã khéo léo để những nhân vật ấy xuất hiện cụ thể, rõ nét và “linh động như cuộc đời”. Chị rất tài tình khi sử dụng
chính thứ ngôn ngữ họ vẫn dùng, hay bối cảnh sống hoặc những kí ức, những chi tiết nhỏ nhặt, bình thƣờng xảy ra trong cuộc sống của họ. Vì vậy, nhân vật của nữ nhà văn này không chỉ tồn tại với đời sống bên ngoài mà còn gây ấn tƣợng sâu sắc bởi chính chiều sâu tâm hồn của họ. Đây chính là một phƣơng diện nổi bật làm nên phong cách văn chƣơng của chị.
CHƢƠNG 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ TẠO TÌNH HUỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Đỗ Bích Thuý
3.1.1. Khái lược về cốt truyện
“Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất không thể thiếu trong bất kỳ một hình thức tự sự nào” [28; 47].
Khái niệm cốt truyện nhằm tách truyện thành hai phần: Một phần là chuỗi các sự kiện rất đặc trƣng cho thể loại tự sự và kịch, một phần khác c ng không kém quan trọng chính là các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình, cho nên, nếu thiếu một trong các yếu tố này thì cốt truyện chƣa thể thành truyện. Thông thƣờng, ta nhận thấy khi nghiên cứu về cốt truyện các nhà nghiên cứu thƣờng tập trung nhiều ở thể loại tiểu thuyết nhƣng khi đi vào thực tế hiện nay thì “truyện ngắn mới là nơi phô diễn
những cách tân về cốt truyện một cách hiệu quả nhất” (Lê Huy Bắc - Cốt truyện
trong tự sự, TCVH, số 7/2008).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [11; 88]… và “là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính