Kiểu nhân vật tự nhận thức

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đỗ bích thúy (Trang 37 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Kiểu nhân vật tự nhận thức

Tự nhận thức (hay còn gọi là Nhận thức về bản thân) là khả năng nhận

biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hƣớng làm gì trong tình huống đó. Tự nhận thức bao gồm việc kiểm soát đƣợc những phản ứng thông thƣờng của bản thân đối với những sự việc, thách thức và đối tƣợng cụ thể. Hiểu biết thấu đáo về khuynh hƣớng của bản thân đóng vai trò rất quan trọng; nó giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt đƣợc cảm xúc của mình. Khả năng tự nhận thức tốt đòi hỏi bạn sẵn sàng chịu đựng sự khó chịu khi phải chú ý đến những cảm xúc đôi khi tiêu cực.

Trong sáng tác của Đỗ Bích Thuý, chị c ng khá quan tâm đến khả năng tự nhận thức của nhân vật. Nhân vật của chị vốn là những con ngƣời bình thƣờng nhƣng khi gặp hoàn cảnh éo le, khó xử, họ đã biết kìm nén cảm xúc và tìm cho mình cách ứng xử có văn hoá, thể hiện khả năng tự nhận thức cao. Từ hành động ứng xử đó đã toát lên phẩm chất cao đẹp, đáng đƣợc nể phục.

Tiếng đàn môi sau bờ rào đá là câu chuyện vô cùng xúc động về tình mẫu tử.

Hình ảnh ngƣời mẹ già âm thầm nén chịu đau thƣơng cả một đời để dồn tình thƣơng cho những đứa con chồng. Ngƣời phụ nữ này lúc trẻ là cô Mao nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng, nhƣng số phận của cô thật bất hạnh. Bà lấy chồng nhƣng chƣa một lần

đƣợc làm mẹ. Bà hiểu điều đó và đã rất nhiều lần giục chồng đi lấy vợ nhƣng ông Chúng, chồng bà không làm theo. Bà cứ tƣởng hai vợ chồng cứ ở với nhau nhƣ thế đến cuối đời. Ai ngờ một lần về nhà ông đã dẫn theo một ngƣời đàn bà dƣới xuôi, trẻ hơn mình, trong cùng đoàn dân công làm đƣờng. Bà chết lặng ngƣời không nói, “lặng

lẽ chuyển đồ đạc của mình sang phòng của mẹ chồng trước kia” để nhƣờng phòng

cho ngƣời phụ nữ mới. Bà đã phải chịu bao tủi hờn, cay đắng, xót xa, đã bao đêm bà thao thức không ngủ nhƣng bà đã dồn nén nỗi đau, sự tủi hờn, ghen tuông để chăm chút cho hai đứa con riêng của chồng bằng tình thƣơng của một ngƣời mẹ thực thụ. Tình yêu thƣơng của bà mẹ già đƣợc thể hiện rất cảm động qua chi tiết hết thằng Trài đến con May thay nhau nhai đôi vú teo tóp không một giọt sữa của bà đến bật máu. Không những thế, khi thấy May nhất quyết không nhận mẹ Hoa, ngƣời đẻ ra mình, vì bà Hoa vô trách nhiệm đã bỏ rơi chị em cô, thì mẹ Mao đã khuyên:

“- Không được thế con gái à. Mẹ Hoa chứ có phải người gặp ngoài đường đâu. Lâu quá nó mới về nhà, nhưng con gái vẫn không quên đâu, phải thế không?

- Con còn nhớ hơn cả mẹ, mẹ già ạ. Nhớ cả con bò bị người ta dắt đi… - Ấy chuyện cũ đừng nhắc nữa. Cái gì cần nhớ hãy nhớ, cái gì nên quên phải biết quên. Hôm qua trời mưa nước suối đục, nhưng không đục mãi được. Con người cũng thế…”

Rõ ràng tình yêu thƣơng, sự vị tha và lòng bao dung, nhân hậu đã khoả lấp những ghen tuông ích kỷ đời thƣờng để nhân vật đƣợc toả sáng trên trang viết. Cách ứng xử giàu tình ngƣời của ngƣời phụ nữ miền núi xuất phát từ một nhận thức đúng. Bà đã cho chúng ta một bài học quý giá về tình ngƣời và khiến ý nghĩa của truyện trở nên sâu sắc hơn.

Đỗ Bích Thuý đã dành những trang viết của mình để tôn vinh, ngợi ca tình nghĩa vợ chồng của những ngƣời nông dân thuần hậu vùng cao thông qua vợ chồng bà Kía trong Gió không ngừng thổi. Bà Kía bị Vàng Chỉn Tờ - chú họ của chồng

hãm hiếp, sinh ra Thào Mí Chá, đứa con trai không mong muốn. Ngƣời đàn bà bất hạnh này đã phải tìm cách bỏ nó bao nhiêu lần, nhƣng thằng bé có sức sống mãnh liệt cứ đeo bám mãi trong bụng cho đến khi bà sinh ra nó. Nhận thức đƣợc việc này

sẽ ảnh hƣởng đến danh dự của chồng, bà sợ chồng không thể chịu đƣợc sự nhục nhã nên đã phải âm thầm chịu đựng biết bao nỗi tủi nhục, đau đớn, xót xa. Vậy là thằng Chá bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu năm bà phải câm lặng ôm nỗi tủi nhục một mình, bà luôn day dứt và tự coi mình là kẻ tội đồ. Mãi cho đến tận lúc chết, ánh mắt bà vẫn khắc khoải khôn nguôi, chứa đựng ở đó bao dằn vặt, xót xa. Giá trị đạo đức trong con ngƣời bà Kía đáng đƣợc khâm phục. Chúng ta biết rằng vì bà bị cƣỡng bức nên mới có đứa con này chứ không phải bà ăn ở hai lòng với chồng. Nhƣ vậy bà có thể nói ra sự thật với chồng cho lòng đƣợc thảnh thơi, nhƣng vì thƣơng chồng, lo sợ chồng không chịu nổi nên bà đã câm lặng, nén chịu nỗi đau đớn, tủi nhục đó một mình. Bà thà để nỗi day dứt, giày vò, gặm nhấm cơ thể mình, chứ không để chồng phải chịu nhục. Đỗ Bích Thuý không dừng lại ở đây, chị đã dành cho ngƣời đọc sự bất ngờ thú vị. Mặc dù bà không nói nhƣng ông Thào Mí Sùng, chồng bà biết hết chuyện. Đọc phần đầu truyện, bạn đọc đều nghĩ bi kịch sẽ ập đến với ngƣời phụ nữ vùng cao thật thà, chất phác, luôn sống trong cảnh đói nghèo, tăm tối, lạc hậu này. Nhƣng không phải, ông hết mực thƣơng yêu bà, ông hiểu nỗi oan trái của vợ hơn ai hết, ông đã cố nén nỗi đau, chịu đựng âm thầm vì ông không muốn vợ mình bị tổn thƣơng. Ông biết thằng con nối dõi họ Thào không phải con đẻ của mình, nhƣng ông vẫn “yêu thương, nâng niu nó” đến mức “mỗi khi thằng bé nghịch

dại, người mắng nó, cầm roi vụt vào mông nó” chỉ có thể là mẹ nó. Ông chịu đựng

đắng cay, cất giấu đau khổ tận sâu đáy lòng, bởi tình yêu ông dành cho bà là hết thảy. Trong thâm tâm ông nhận thức rõ cả bà vợ yêu và đứa con không mang dòng máu của ông đều vô tội. Ông c ng đã vƣợt qua thói ghen tuông, ích kỷ đời thƣờng để hành động cao thƣợng, đùm bọc, yêu thƣơng và sống trọn nghĩa tình cả đời với ngƣời vợ bất hạnh. Cho đến khi ngƣời vợ sắp qua đời, ông vẫn nén nỗi đau để nghĩ cho thằng Chá: “Giờ mẹ sắp đi rồi, bố định hỏi xem mẹ có muốn cho nó đi nhận bố

đẻ không”. Hành động cao thƣợng, đáng khâm phục đó của ông Sùng xuất phát từ

sự nhận thức đúng đắn.

Viết về những nhân vật này, Đỗ Bích Thuý muốn khẳng định một điều, mặc dù họ là những ngƣời miền núi, sống trong cái nghèo và lạc hậu, nhƣng trong họ ẩn

chứa một sự tự nhận thức khá cao, chính vì họ nhận thức đúng thì sẽ có hành động hƣớng thiện và qua hành động đó ánh lên những giá trị nhân văn cao đẹp, tạo nên sức hấp dẫn và sự trƣờng tồn cho tác phẩm.

Bên cạnh con ngƣời có số phận bất hạnh, Đỗ Bích Thuý còn đặc biệt chú ý khai thác tâm tƣ, tình cảm của lớp thanh niên, trí thức trẻ nơi vùng cao. Họ là những ngƣời ít nhiều đƣợc học “cái chữ”, đƣợc tiếp xúc với những kiến thức mới mẻ, hiện đại. Ánh sáng của những tƣ tƣởng văn minh, hiện đại, phần nào làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của họ, từ đó đƣa họ “đi xa” hơn,” nhìn rộng” hơn cha ông mình. Có thể nói, họ là những con ngƣời mới trong thế giới miền núi xa xôi, hẻo lánh.

Trƣớc tiên phải kể đến những nhân vật bằng tình yêu nơi chôn nhau cắt rốn, bằng lòng nhân ái và khát khao tạo dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc và văn minh. Họ đã vƣợt qua những thử thách khắc nghiệt nhất của thiên nhiên, của lề thói để bám trụ để thực hiện ƣớc mơ của mình trên vùng cao. Những nhóm nhân vật kiểu này trong sáng tác của Đỗ Bích Thuý thƣờng là những nam nữ thanh niên đang căng đầy nhiệt huyết và hoài bão. Họ sinh ra ở núi, hoặc có thể là những thanh niên miền xuôi tình nguyện gắn bó với mảnh đất địa đầu tổ quốc, nơi mà bốn bề bao bọc bởi rừng núi thâm trầm.

Mang trọng trách của ngƣời đem cái chữ, đem ánh sáng của văn minh đến tận những thôn bản xa xôi, nhân vật những giáo viên trẻ miền xuôi lên dạy học ở miền núi đã đƣợc Đỗ Bích Thuý khắc hoạ rất chân thực và cảm động lòng yêu nghề, yêu ngƣời và đầy nghị lực. Nhân vật Sƣơng của Cái ngưỡng cửa cao, nhân vật Liêu trong Mần tang mọc trong thung lũng, cô giáo trong Vết chân ngựa trên đường

mòn… là những con ngƣời nhƣ thế. Con đƣờng đến những bản làng, dƣới chân những ngọn núi cao hàng ngàn mét so với mực nƣớc biển, của những thầy cô này không giống nhau. Không phải ai c ng giống nhƣ cô giáo trong Vết chân ngựa trên

đường mòn, khi ra trƣờng cô làm theo sự phân công của tổ chức. Có ngƣời lên miền

núi dạy học nhƣ một cách để mong quên đi “Những điều không muốn nghĩ đến” nhƣ Sƣơng trong Cái ngưỡng cửa cao. Hay nhƣ Liêu nhận công tác ở Tà Gia,

sơn cƣớc bằng nhiều cách khác nhau, với những mục đích khác nhau của mỗi cá nhân. Song ở mỗi giáo viên trẻ này, đều gánh trên vai một nhiệm vụ hết sức lớn lao, đó là bằng trí thức và nghiệp vụ của mình, họ đã gieo cái chữ, xoá đi những tăm tối và khoảng cách giữa miền ngƣợc với miền xuôi. Họ ý thức đƣợc trách nhiệm lớn lao và c ng lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn mà mình sẽ gặp phải, nhƣng thực tế cuộc sống nơi đây đã tạo ra cho họ những bất ngờ ngoài dự kiến. Thử thách đầu tiên họ thƣờng gặp phải là thái độ nghi ngại của dân bản, nhất là những học trò nhỏ mà họ gặp trên đƣờng tìm đến nơi dạy học. Cô giáo Phƣơng trong truyện ngắn Vết chân

ngựa trên đường mòn đã gặp chƣớng ngại vật đầu tiên là lời nói của một ngƣời đàn

ông đứng tuổi: “Chẳng cô giáo thì có ai lên đây làm gì. Đi đâu thế?... Ừm, về luôn

đi thôi… Bao nhiêu người lên rồi lại về, làm khổ trẻ con, học tí lại bỏ, học thêm tí nữa lại bỏ, có đứa học được mấy chữ, đi lấy chồng, đẻ hai đứa con rồi mới có thầy giáo lên dạy tiếp”. Cô giáo những tƣởng bao nhiêu cố gắng lên đến đây phải đƣợc

họ chào đón một cách hứng khởi, nào ngờ lời đầu tiên mà cô đƣợc đón nhận là lời trách móc, giận dỗi. Tình cảnh của cô giáo Sƣơng trong Cái ngưỡng cửa cao c ng

tƣơng tự. Đáp lại thái độ ân cần, dịu dàng của cô là thái độ bất hợp tác của những đứa trẻ. Cuộc đối thoại đầu tiên sau đây của cô với chúng là một thử thách lớn:

“ - Sao lại thế này? - Xé hết rồi!

- Cho vào bếp cháy rồi…

- Thầy không giữ được, giữ chữ làm gì? - Hôm nay bố mẹ bắt đi mới đi đấy.

- Cô giáo dạy nhanh đi cho tao còn về chăn bò…”

Đằng sau những lời nói và việc đốt sách vở là thái độ hờn giận, trách cứ. Thực tình không phải chúng không muốn học và càng không phải chúng ghét bỏ gì cô giáo. Tất cả niềm khát khao đƣợc đi học, có đƣợc cái chữ đan xen với nỗi thất vọng của những tâm hồn non nớt, tội nghiệp đã dồn cả vào câu nói: “Thầy không

giữ được, giữ chữ làm gì?”. Đây c ng chính là chiếc chìa khoá lí giải câu hỏi tại

vì chúng không muốn mình phải xa cô, phải thất vọng thêm một lần nữa khi cô c ng nhƣ thầy giáo đến trƣớc, bỏ chúng mà đi. Điều này khiến Sƣơng cảm thấy “dường như bọn trẻ đang trút giận lên đầu cô” và một “sự đổ vỡ… không âm

thanh, không hình thù” đã xảy ra. Phải chăng Sƣơng đang bất lực và mất tự tin?...

Không dừng lại ở đó, khi đã vƣợt qua đƣợc thử thách của lòng ngƣời, các cô giáo cắm bản lại phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt. Đã có nhiều ngƣời đến với những bản làng heo hút với khát vọng trồng ngƣời lớn lao, với sự hăm hở của tuổi trẻ nhƣng c ng có không ít ngƣời nhanh chóng bỏ cuộc ngay sau một thời gian ngắn tự mình sống và trải nghiệm: “Người đến trước…đã bỏ đi, chỉ vì muốn đến một nơi

khác có nước chảy đầy trong máng vầu.” (Cái ngưỡng cửa cao). Sƣơng tƣởng nhƣ

mình không thể vƣợt qua nổi mùa đông lạnh giá nơi rẻo cao này, “…gió rít ù ù như

muốn lật tung mái tranh lên, những bờ tường hình như lung lay muốn ụp xuống.”

(Cái ngưỡng cửa cao). Hết cái rét tê buốt, lạnh cóng lại có những cơn l quét đột ngột tràn về “cuốn đi sạch sành sanh trơ ra đất lẫn đá bạc phếch” (Hẻm núi) và cƣớp đi những sinh mạng của bao ngƣời, cả những học trò nhỏ bé. Trƣớc sự nghiệt ngã đó của đất trời, sự nản lòng của những con ngƣời không sinh ra từ đây là điều dễ hiểu. Song với Phƣơng, Sƣơng, Liêu và một số nhân vật giáo viên khác của Đỗ Bích Thuý, những thử thách đó đều không thể ngăn nổi lòng quyết tâm ở lại với miền đất sơn cƣớc của họ. Nếu không có tấm lòng nhân ái, nghị lực kiên cƣờng thử hỏi liệu họ có thể vƣợt qua đƣợc những gian nan thử thách để kiên trì, bám trụ, nhẫn nại, cần mẫn và lặng lẽ thực hiện trọng trách của mình hay không?

Một nhóm nhân vật khác c ng thể hiện sự vƣợt khó nhƣ một đặc trƣng làm nên tính cách con ngƣời, họ là những cán bộ bản làng trong thời kì đổi mới. Đây chủ yếu là những thanh niên miền núi có lối suy nghĩ tiến bộ thông qua việc tiếp thu kiến thức ở trƣờng lớp c ng nhƣ các chủ trƣơng, chính sách văn hoá mới của Đảng và Nhà nƣớc. Những cán bộ trẻ tuổi này đƣợc thể hiện qua hình ảnh của Dân (Ngải

đắng trên núi), Liêu (Mần tang mọc trong thung lũng), Phín (Thị trấn)… Họ đang

từng bƣớc tìm cách vận động dân bản hoá, xoá đi những nếp nghĩ c lạc hậu, bỏ đi những tập tục cổ hủ với một mong muốn có đƣợc cuộc sống ấm no hơn, hạnh phúc

hơn. Để làm đƣợc những việc này không phải dễ. Dân trong Ngải đắng trên núi đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ chính ngƣời mẹ của mình. Trong lối tƣ duy truyền thống của ngƣời Mông thì “Hơn sáu mươi năm nay tao như con suối chảy xuôi, sắp

ra đến sông lớn rồi, sắp theo cha chúng mày rồi, giờ nó bắt rẽ ngang, bắt chảy ngược… Bao nhiêu năm nay người ở trên sàn nhà, trâu, ngựa, ngan, ngỗng ở dưới gầm sàn, tự dưng em mày đòi mang trâu ra ngoài vườn, con trâu mẹ ốm lên ốm xuống, cho uống bao nhiêu muối không khỏi. Ngỗng đang ở yên thế tự nhiên lại lùa ra, sáng nào cũng phải đi tìm, con ngủ chỗ này, con ngủ chỗ khác… Cả mày, cả nó đều tập ngồi, tập đi trên sàn nhà mới lớn được chừng ấy, bây giờ còn mang bộ bàn ghế về. Nó bảo hay có khách nên phải lịch sự. Lịch sự là cái gì? Khách nào cũng mặc quần áo đẹp, đi cả giày lên nhà. Ngồi uống nước thì quay lưng vào bàn thờ ông bà, thấy trẻ con thì vỗ má, xoa đầu… Thế mà lúc nào tao mở miệng ra thì nó bảo để rồi phá cái nhà này đi, làm nhà ngói mà ở. Tao ốm, bảo mổ dê, gọi thầy mo về đuổi con ma đi, nó lắc đầu quầy quậy, đưa cho một nắm thuốc xanh xanh, đỏ đỏ… Bây giờ khôn rồi cái gì cũng muốn theo người xuôi. Tao không cần…Tao chết ở đây…”[33; 22]. Nhƣng Dân với lối suy nghĩ mới, anh quyết “mang trâu ra ngoài vườn”, lùa ngỗng ra khỏi gầm sàn và không gọi thầy mo mỗi khi nhà có ngƣời ốm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đỗ bích thúy (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)