7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Chặng đường sáng tác của Đỗ Bích Thúy
Đỗ Bích Thúy mở đầu chặng đƣờng văn chƣơng từ khi mới 19 tuổi. Chị là một cây bút trẻ chuyên viết về đề tài miền núi phía Bắc. Con đƣờng đến với văn chƣơng của Đỗ Bích Thúy chƣa dài nhƣng khá nhiều bƣớc đổi thay. Khi ƣớc mơ trở thành một cô giáo không thành, Đỗ Bích Thúy đã chuyển sang học tài chính - kế toán và sau đó chị làm kế toán cho báo Hà Giang. Nhƣ duyên nợ với văn chƣơng nghệ thuật, sau một thời gian làm kế toán, chị đã chuyển sang lĩnh vực viết lách, làm báo. Sinh ra tại Hà Giang lại đƣợc làm việc trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình nên chỉ trong một khoảng thời gian ngắn chị đã hiểu sâu sắc về cuộc sống, con ngƣời quê hƣơng mình thông qua những lần trèo đèo, lội suối lên những thung l ng sâu hay bản xa để lấy tƣ liệu làm báo. Lòng đam mê nghề nghiệp đã thúc đẩy chị học tiếp lên đại học tại phân viện báo chí tuyên truyền để phục vụ công tác làm báo. Chính thời gian học tập xa nhà, với nỗi nhớ quê hƣơng, gia đình, bè bạn da diết đã tạo cảm hứng để chị sáng tác những tác phẩm chan chứa cảm xúc về mảnh đất Hà Giang thân yêu của mình. Với tác phẩm đầu tay Chuỗi hạt cườm màu xám, chị đã gửi đến báo Tiền phong và để lại ấn tƣợng rất tốt trong lòng bạn đọc. Bƣớc ngoặt thứ nhất giúp tên tuổi chị có chỗ đứng trong làng văn học hiện đại là khi chị dành
giải nhất cuộc thi truyện ngắn do báo Văn nghệ Quân đội tổ chức, với chùm tác phẩm: Sau những mùa trăng, Đêm cá nổi, Ngải đắng ở trên núi. Và giải thƣởng
cuộc thi Sáng tác văn học cho tuổi trẻ lần 2 - NXB Thanh niên 2005 với tiểu thuyết
Bóng của cây sồi. Bƣớc ngoặt tiếp theo khiến tên tuổi chị đƣợc báo giới và bạn đọc
yêu văn nghệ biết đến nhiều hơn khi bộ phim Chuyện của Pao đƣợc đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể từ truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của chị đã đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005 của Hội điện ảnh Việt Nam. Thành công bƣớc đầu thực sự gây đƣợc tiếng vang, đã chắp cánh cho ngƣời con của núi rừng tiếp tục chặng đƣờng sáng tác của mình.
Sau này Đỗ Bích Thúy lấy chồng và trở về Hà Nội, tách rời mảnh đất đầy thƣơng yêu. Sự trăn trở suốt hơn 10 năm làm quen với vùng đất lạ kinh kì Hà Nội khiến chị có nhiều thời gian rơi vào im lặng. Có lẽ từ khi đảm nhận nhiệm vụ mới, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cùng những bận rộn với chức năng của ngƣời vợ, ngƣời mẹ đã làm dòng chảy văn chƣơng trong chị có lúc lắng xuống, song chị vẫn viết nhiều truyện ngắn khác. Gần đây tác phẩm in nhiều kì trên Văn nghệ, truyện Lặng yên dưới vực sâu là khoảng tiếp nối khai thác cái kho báu bất tận
về một vùng đất quen thuộc. Có thể nói Lặng yên dưới vực sâu đã đủ độ chín về văn chƣơng, những chi tiết sống và ám ảnh, cách dựng truyện hấp dẫn, lôi cuốn trong sự phân chia trƣờng đoạn hiện đại, đầy tính điện ảnh và vẫn thăm thẳm buồn về thân phận con ngƣời vùng cao. Nghe nói một nhà làm phim đã tức tốc đón nhận và mua đứt bản quyền. Tập tạp văn Trên căn gác áp mái, phần nào thể hiện sự đau đớn, suy tƣ của một con ngƣời có trƣớc một nhà văn trong Đỗ Bích Thúy. Và chứa thêm trong đó ẩn ức không chỉ ngƣời xa quê mà lối viết, đƣờng viết của một nhà văn phải tách bỏ môi trƣờng văn hóa có tính cội rễ. Những câu chuyện luôn có chuyện, đau đáu về vùng núi c , và đầy trăn trở với một vùng văn hóa hóa mới, Đỗ Bích Thúy không còn là một cô Thúy thuở xƣa nữa. Những tạp bút đầy trách nhiệm, lắm trăn trở ƣu phiền, căn nhà áp mái đang muốn lột xác, quẫy đạp, nhằm tạo nên một khuôn mặt Đỗ Bích Thúy già dặn hơn về bút pháp, sâu sắc hơn về tƣ tƣởng mà vẫn thủy chung với tình yêu cố hƣơng và con ngƣời. Những trang viết nhƣ thế bộc lộ một
tâm thức đau nhức, day dứt của nhà văn và nó thầm hứa hẹn rằng, nhà văn đang manh nha những điều khác nữa ngoài những trang viết thành công mà ở tất cả văn xuôi ngắn của Đỗ Bích Thúy đều đã ý thức: trang viết không chỉ mang theo hơi thở đời sống mà còn mang theo một vùng văn hóa.
Bên cạnh những thành công ở mảng đề tài miền núi, những sáng tác gần đây của Đỗ Bích Thúy c ng cho thấy một sự “chuyển vùng thẩm mỹ” từ cảm hứng vùng cao sang cảm hứng đô thị. Năm 2013, cùng với tập tản văn Đến độ hoa vàng, Đỗ Bích Thúy vừa ra mắt tập truyện ngắn Đàn bà đẹp. Mƣời hai truyện trong Đàn bà đẹp đều xoay quanh những chuyện tình không thể thành công, trong đó, các nhân
vật đàn bà đều đẹp, đôi lúc vẹn toàn cả tài - sắc, khiến ta liên tƣởng ngay đến cái tiên đề bất trắc xƣa “hồng nhan bạc mệnh”. Theo nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, ở tập truyện này “dấu ấn tác giả hoàn toàn rõ nét trong một phong cách “bưu ảnh” trọn vẹn hiếm thấy: các truyện hầu hết đều gọn, tỉa tót rất khéo và gợi vài ba nét đặc trưng phong tục - truyền thống - khung cảnh, từ đó toát ra không phải “ý nghĩa” mà là cảm thức về thân phận, hồn người”. Trong truyện ngắn Chiếc hộp khảm trai, in trong tập Đàn bà đẹp, Đỗ Bích Thúy viết về một bà chị bên chồng ở
Hà Nội. Truyện ngắn này là bƣớc thay đổi rất khác ngay cả so với vở kịch hôm nào cô viết về gái thị thành. Những chi tiết viết về nhân vật bà Đàm Ngọc Hà chứng tỏ sự quan sát rất tỉ mỉ, từ ngôn ngữ tới sắc thái đã lột tả chính xác một ngƣời đàn bà rất Hà Nội “…Bà thường mặc áo dài khi đi đám cưới. Áo dài nhung, quần lụa.
Không quên lục từ trong tủ gỗ cũ, lấy ra đeo trên cổ chuỗi hạt cườm màu ngọc lục bảo, và một đôi hoa tai đồng màu. Xong bà choàng lên vai chiếc khăn len được móc rất tinh xảo. Bấy giờ bà mới xỏ chân vào đôi hài nhung thêu hoạ tiết hoa thị đã được chải cẩn thận. Ra phố bà sẽ gọi xích lô…”. Đây là sự thay đổi ở Đỗ Bích Thúy, sau 10 năm có dƣ thâm nhập vào cái vùng văn hóa không hề dễ dàng, bởi vì Hà Nội và văn hóa của nó vốn không phải nơi cô sinh ra lớn lên. Sau hơn 10 năm làm dâu Hà Nội mới nhập cuộc vào dân Thăng Long, để văn chƣơng cô bắt đầu thật sự khoác lên một bộ cánh mới. Truyện ngắn này thành công không chỉ ở cái nhìn mà nó vẫn giữ đƣợc cốt lõi hồn văn Thúy, vẫn nhận ra một cốt cách chầm chậm u
buồn, nhƣ những âm thanh vọng lên sau bờ rào đá ngày nào, nay là hơi thở của Hà Nội ngàn xƣa, yêu ngƣời và thƣơng ngƣời để viết. Nghĩa là sự lột xác của nhà văn đòi hỏi thực sự đau đớn và cần một thái độ làm việc nghiêm túc để những mƣời năm làm dâu nhà chồng, Hà Nội mới tạo đƣợc một vệt chấm trên các trang văn mới. Đỗ Bích Thúy quả là nhà văn ghi dấu ấn với độc giả bằng thể loại truyện ngắn. Tuy số lƣợng tác phẩm không phải là nhiều nhƣng Đỗ Bích Thúy đã cho ngƣời đọc thấy nội lực của chị ở thể loại này. Chỉ ra những thành công trên con đƣờng văn chƣơng của Đỗ Bích Thúy với thể loại truyện ngắn, nhà phê bình Văn Giá đánh giá cao nữ tác giả trong việc tạo tình huống bất ngờ, những tình huống bất thƣờng, trái khoáy. Cụ thể nhƣ ở truyện ngắn Con dê bốn mắt, tƣởng nhƣ tích Sơn
Tinh - Thủy Tinh sẽ đƣợc tái hiện nhƣng không, cả hai chàng trai chinh phục cô gái
tên Kía đều thất bại. Văn Giá nhận xét, Đỗ Bích Thúy đã tìm kiếm, lựa chọn tình huống và dẫn dụ độc giả, giấu đến cùng để rồi gây bất ngờ ở phần kết truyện. Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đã thể hiện cái nhìn sắc sảo và tinh tế về cuộc sống. Có đƣợc điều đó, theo Văn Giá là do Đỗ Bích Thúy có tài quan sát, lựa chọn chi tiết đắt giá. Văn của Thúy buồn một cách nhẹ nhàng, nhân hậu.
Ngoài sở trƣờng viết truyện ngắn, cây bút trẻ này còn thử sức mình trong cả lĩnh vực sáng tác kịch, tản văn và tiểu thuyết… Ở phƣơng diện nào chị c ng đem đến sự chú ý của độc giả, đặc biệt giới văn nghệ sĩ. Với tiểu thuyết đầu tay Bóng của cây sồi, Đỗ Bích Thuý đã thể hiện sự thống nhất trong phong cách, giọng điệu
nền nã, đậm đà chất trữ tình và thấm sâu chất văn hoá đặc trƣng của vùng miền. Cảm nhận tiểu thuyết này, nhà văn Nguyễn Hữu Quý từng viết: “Tính xã hội, tính
nhân văn, lòng trắc ẩn và khao khát của nhà văn đã được gửi gắm vào từng trang viết. Nó đã được nói qua nhân vật, qua giọng kể không mới lạ nhưng đằm lắng và nhiều cảm xúc của Đỗ Bích Thuý. Hiện tại, quá khứ, chuyện mới, chuyện cũ đan xen, cài quấn nhau như dòng chảy cuộc sống muôn đời nay tiếp nối, tiếp nối không dứt. Lối dẫn chuyện tự nhiên và không gò bó, cách miêu tả thiên nhiên và đời sống của miền đất cực Bắc đất nước khá sinh động và ưu điểm nổi trội của cuốn tiểu thuyết này (…). Với Bóng của cây sồi, Đỗ Bích Thuý thêm một lần nữa chứng tỏ sự
hiểu biết, gắn bó của mình đối với cuộc sống của những người Tày, người Dao ở vùng cực Bắc Hà Giang, nơi thượng nguồn con sông Lô huyền bí” (Báo Văn nghệ
Quân đội số 623). Sau đó, Đỗ Bích Thuý lại cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Cánh chim
kiêu hãnh (NXB QĐND, tháng 10/2013). Đây là tiểu thuyết thứ hai trong gia tài 13
cuốn sách của Đỗ Bích Thúy viết về vùng đất địa đầu của Tổ quốc: miền biên ải Hà Giang. Tiếp tục mạch nguồn về đề tài dân tộc và miền núi mà nhà văn Đỗ Bích Thúy đã dày công tạo dựng nên những con ngƣời miền núi với vẻ đẹp thuần khiết và tâm hồn nhân hậu. Những con ngƣời dù cực khổ với đủ thứ thuế ngựa thồ, thuế khói lửa, thuế rửa bát, thuế muối… nhƣng vẫn đoàn kết, tin tƣởng ở cách mạng, ở tình yêu. Gần đây nhất, tháng 3 năm 2014, Nhà xuất bản Phụ nữ đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là đúng vào dịp diễn ra Hội chợ sách ở TP Hồ Chí Minh. Ở Cửa hiệu giặt là ngƣời đọc bắt gặp một góc phố bình dị với những cƣ dân thuộc tầng lớp những ngƣời lao động thị dân không hẳn là khốn khó nhƣng chắc chắn họ nghèo. Chỉ có điều, cái nghèo ấy không giống cái nghèo nhà quê, cái nghèo gắn liền với cái hèn, mà là cái nghèo đầy cốt cách, cái nghèo không cắm mặt xuống đất mà vẫn ngẩng cao đầu, cái nghèo tự tại ung dung vì biết chữ “đủ”. Gắn bó 17 năm với Hà Thành, nhà văn mới đặt bút viết về mảnh đất này. Đây là sự “bẻ ghi” đột ngột
từ đề tài miền núi sang đề tài đô thị. Sự chuyển “vùng đất” của Đỗ Bích Thúy trong tiểu thuyết mới nhất này, đƣợc Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đánh giá là “đã chạm
được vào tâm hồn Hà Nội” đồng thời rất giàu giá trị hiện sinh khi mỗi câu chữ đều “ngồn ngộn hơi thở của đời sống”.
TIỂU KẾT
Nhìn chung văn học Việt Nam từ sau 1975 có nhiều chuyển biến về nội dung và khuynh hƣớng phản ánh. Sự đổi mới về tƣ duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù thẩm mĩ, sự giao lƣu hội nhập đã khiến văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn phát triển phong phú về mọi mặt. Sự cởi mở trong quan niệm, cách nhìn khiến nhà văn giai đoạn này chủ động và tự do hơn trong sáng tạo. Sự cách tân trong lĩnh vực văn xuôi đã khiến những sáng tác giai đoạn này đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung.
Trong dòng chảy đó của nền văn học, Đỗ Bích Thuý đã có những đóng góp không nhỏ vào văn học Việt Nam đƣơng đại nói chung và lĩnh vực truyện ngắn nói riêng. Chị không chỉ miệt mài sáng tạo mà còn nghiêm khắc với bản thân trong lao động nghệ thuật. Càng viết chị càng khẳng định đƣợc mình, càng tạo cho độc giả, những ngƣời yêu mến chị niềm tin vào sức sáng tạo và tinh thần lao động nghiêm túc. Tác phẩm của nhà văn trẻ này đã để lại trong tâm trí ngƣời đọc nhiều cảm xúc. Với một uy tín văn chƣơng nhƣ Đỗ Bích Thúy, ngƣời đọc đƣợc quyền trông đợi vào một thứ văn học dấn thân hơn nữa trong tƣ thế của một nghệ sĩ - trí thức thực thụ. Mặc lòng, với những gì đang thấy, mƣợn cách nói của GS Hoàng Ngọc Hiến để nói rằng Đỗ Bích Thúy thực sự đã có đƣợc những áng văn “sang giá” và “sáng giá”.
CHƢƠNG 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY 2.1. Khái lƣợc về nhân vật và nhân vật trong truyện ngắn
Ðối tƣợng chung của văn học là cuộc đời nhƣng trong đó con ngƣời luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận... đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhƣng quyết định chất lƣợng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn ngƣời đọc thƣờng là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tƣ của những con ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải
quyết hết thảy trong một sáng tác".
Nhân vật văn học là con ngƣời đƣợc nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn học. Những con ngƣời này có thể đƣợc miêu tả kỹ hay sơ lƣợc, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thƣờng xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hƣởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Nhân vật văn học có thể là con ngƣời có tên (nhƣ Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng, Chị Dậu, Chí Phèo, anh Pha, AQ, Acpagông, Gia Cát Lƣợng, Tôn Ngộ Không...), có thể là những ngƣời không có tên (nhƣ thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia, những kẻ đƣa tin, lính hầu, chạy hiệu...) hay có thể là một đại từ nhân xƣng nào đó (nhƣ một số nhân vật xƣng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, nhƣ mình - ta trong ca dao...). Hoặc có thể là con vật (cóc, ếch, cá, chim), quái vật (ma, quỷ) trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, con hổ trong Nhớ rừng - Thế Lữ. Khái niệm con ngƣời này c ng cần đƣợc hiểu một cách rộng rãi trên hai phƣơng diện: số lƣợng và chất lƣợng. Về số lƣợng, hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con ngƣời. Về chất lƣợng, thì dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật... nhƣng lại gán cho nó những phẩm chất của con ngƣời.
Trong nhiều trƣờng hợp, khái niệm nhân vật đƣợc sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, ngƣời ta thƣờng nói đến nhân dân nhƣ là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của Lep Tônxtôi, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài
của Nguyễn Công Hoan. Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn
Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng