7. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Nghệ thuật khắc hoạ tâm lý thông qua hành động của nhân vật
Khi xây dựng nhân vật, Đỗ Bích Thuý đã đi sâu khám phá nhân vật thông qua các hành động của chính họ. Ngƣời đọc sẽ cùng nhập vai vào nhân vật để cảm nhận diễn biến tâm lý đang diễn ra trong từng tình huống cụ thể và phân tích từng hành động, cách ứng xử của từng nhân vật để rồi có những nhận xét, đánh giá khái quát.
Tâm trạng buồn tủi, cay đắng, xót xa và hờn ghen của Mao và tâm trạng day dứt, tội lỗi của Chúng (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), khi bất đắc dĩ phải phản bội ngƣời vợ yêu của mình, đƣợc thể hiện qua hành động: “Mao lặng lẽ chuyển đồ đạc
của mình sang phòng của mẹ chồng trước kia. Căn buồng thường xuyên được Mao quét dọn, nhưng thiếu người ở nên cứ như cái nhà hoang. Lúc Mao mang cái hòm
riêng từ ngày về nhà chồng ra thì Chúng đứng chắn ở cửa buồng, đưa tay ra như muốn giữ Mao lại. Mao nhìn vào mắt Chúng, nhìn thẳng. Chúng không chịu được ánh mắt Mao, phải quay mặt để Mao bước ra. Đêm hôm ấy, Chúng ngồi gọt chuôi dao bên bếp lò, muộn lắm mà không đi ngủ. Mao dọn dẹp nhà cửa xong cũng không đi ngủ mà mang bó mùng trắng ra thái. Hai người không ai nói gì, chỉ nghe tiếng dao sắc thái vào thân mùng phầm phập. Mao đứng dậy đổ dọc mùng vào chảo cám, cúi xuống đẩy mấy gộc củi vào sâu trong bếp, lúc ấy Chúng mới kéo áo Mao, bảo Mao ngồi xuống cạnh mình. Nhưng hai người ngồi cạnh nhau rồi mà Chúng vẫn cứ gọt mãi, gọt mãi cái chuôi dao, gọt cả vào ngón tay, máu ứa ra. Đưa ngón tay bị đứt lên miệng. Chúng không biết bắt đầu thế nào. Mao nhìn chằm chằm vào bếp lửa, ánh lửa hắt lên mặt Mao đỏ hồng, tự dưng Chúng thấy sợ sợ Mao, thà Mao cứ nói gì thật to với Chúng còn hơn”. Đúng vậy, giá nhƣ Mao cứ trách cứ mắng mỏ
Chúng vài câu c ng đƣợc, đằng này Mao cứ “lẳng lặng”, “nhìn thẳng” vào mắt Chúng với ánh mắt đầy trách móc, hờn giận khiến “Chúng phải quay mặt”. Chuỗi hành động của Mao thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi hờn khi chồng công khai đƣa ngƣời phụ nữ khác về làm vợ. Cô đã từng khuyên chồng đi lấy vợ hai nhƣng thực lòng cô không muốn vậy. Hành động không ngủ, thái mùng, nấu cám của Mao khiến Chúng rối bời nhƣ bị giày vò, đay nghiến trong tội lỗi. Theo quan niệm truyền đời, Mao không có con, Chúng lấy vợ hai để sinh con là chuyện thƣờng tình. Nhƣng ở đây Đỗ Bích Thuý đã để nhân vật của mình “đứng chắn ở cửa buồng, đưa tay ra
như muốn giữ Mao lại”,“ ngồi gọt chuôi dao bên bếp lò, muộn lắm mà không đi ngủ”, “cứ gọt mãi, gọt mãi cái chuôi dao, gọt cả vào ngón tay, máu ứa ra” chứ “không biết bắt đầu thế nào”. Những hành động của Chúng cho thấy tâm trạng rối bời, ân hận, cắn dứt lƣơng tâm của một ngƣời chồng rất mực yêu vợ. Đọc những trang truyện, độc giả không hề thấy một lời trách mắng, hay một lời hối hận, xin lỗi, nhƣng ai c ng cảm nhận đƣợc sự dồn nén cảm xúc đến ghê gớm trong mỗi nhân vật.