Nhân vật quần chúng nhân dân

Một phần của tài liệu Kịch nguyễn huy tưởng nhìn từ phương diện thể loại (LV01381) (Trang 63 - 102)

7. Bố cục luận văn

2.2.2.3. Nhân vật quần chúng nhân dân

Chủ nghĩa duy vật khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử , từ lĩnh vực sản xuất vật chất đến lĩnh vực văn hoá tinh thần, từ những cuộc đấu tran h cách mạng đến cuộc biến đ ổi lịch sử bằng cách mạng xã hội . Quần chúng nhân dân còn là lực lượng ch ủ yếu của mỗi cuộc cách mạng, xã hội. Trong lịch sử đã chứng minh không có sự chuyển biến và cách mạng, xã hội nào trong lịch sử mà không là hoạt động của đa số người , không là ngày hội của quần chúng . Vai trò quần c húng nhân dân ngày càng sáng tạo và không ngừng tăng lên với sự thay đổi của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao , đó là qui luật phá t triển của xã hội . Trong xã hội chủ nghĩa, quần chúng lao động thoát khỏi áp bức bóc lột, trở thành người chủ thật sự của xã hội , quyền lực chính trị thuộc về quần chúng của nhân dân , dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đã tạo ra những điều kiện để quần chúng lao động phát huy vai trò tích cực tro ng việc sáng tạo ra xã hội mới . Vậy cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân . Không có sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân nhất định không có thể có những chuyển biến cách mạng trong lịch sử.

Từ thế kỉ thứ XIX, các nhà tiểu thuyết lịch sử kinh điển Nga đã chú ý đến vai trò của nhân dân trong lịch sử. Những tác phẩm của Puskin, Gôgôn, Tônxtôi đã ca ngợi nhân dân, những người anh dũng chống bọn thống trị, áp bức bóc lột và bọn cướp nước dã man. Trong các tiểu thuyết và kịch lịch sử của các nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa (A. Tôxtôi, Quách Mạt Nhược) vấn đề biểu hiện vai trò của quần chúng và đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong lịch sử là một vấn đề thuộc về nguyên tắc.

Ở Việt Nam, những tập kí sự và tuỳ bút lịch sử vào thế kỉ XVIII hầu như không đặt ra vấn đề thể hiện vai trò quần chúng. Trong tư tưởng của các tác giả, lịch sử chỉ là câu chuyện của ông hoàng, bà chúa, hoặc sự đổi thay của các triều đại. Vua chúa, các vị anh hùng là những người sáng tạo ra lịch

sử. Nhân dân nếu có được nhắc đến thì cũng chỉ là đường viền cho những bức tranh của bọn vua chúa mà thôi.

Thời kì 1930 - 1945 là thời kì xuất hiện rất nhiều tiểu thuyết, kí sự, kịch lịch sử. Nhưng các tác giả của nó nói chung vẫn chưa có một quan điểm lịch sử mới. Cách giải thích của họ đối với lịch sử hầu như vẫn chưa thoát được quan điểm lạc hậu của phong kiến, tư sản. Trong tác phẩm họ không chú ý đến sinh hoạt của quần chúng, vai trò của quần chúng trong lịch sử. Song trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là các tác phẩm kịch, với một quan điểm lịch sử tiến bộ, Nguyễn Huy Tưởng đã chú ý đề cao vai trò của quần chúng. Lực lượng của quần chúng, tiếng nói của quần chúng đã có ảnh hưởng hoặc ít hoặc nhiều đến bọn vua chúa, đã quyết định sự thay đổi của các triều đại và sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lăng.

Ta thấy trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng xuất hiện một loạt những con người đại diện cho quần chúng nhân dân, cho sức mạnh cộng đồng, cho ý chí, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa sẽ chiến thắng gian tà. Từ những nhân vật này toát ra khát vọng về tương lai, về một xã hội công bằng với những cống hiến, sáng tạo, lớn lao của họ cho non sông, đất nước. Họ đến với cách mạng và kháng chiến từ những thành phần giai cấp khác nhau: nông dân, trí thức tiểu tư sản, dân tộc thiểu số… Ở họ có sự hội tụ của tinh thần đồng chí, lòng quyết tâm, sẵn sàng xả thân, hy sinh cho tổ quốc. Nếu như trong các vở kịch trước cách mạng, vai trò của quần chúng còn mờ nhạt, thì đến những vở kịch sau cách mạng, hình ảnh quần chúng nhân dân từ miền ngược đến miền xuôi đều được tô đậm rõ nét. Chính những nhân vật xuất thân từ tầng lớp lao khổ đã mang lại cho không khí kịch một luồng gió, một sức sống mới, đưa vở kịch gần gũi hơn với cuộc sống và chân lí nghệ thuật.

Trong Vũ Như Tô, nhân vật Thị Nhiên là một sáng tạo độc đáo của nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng. Đây là nhân vật tiêu biểu cho nhận thức, lối suy nghĩ và quan điểm của quần chúng lao động. Thị Nhiên là nhân vật

“nghịch âm” so với cung nữ Đan Thiềm. Đan Thiềm khao khát vẻ đẹp cao cả, lộng lẫy nhất trần gian của Thăng long kinh kì, biểu tượng của non sông và khi có cơ hội thì dâng hiến cả tài sản, tính mạng cho vẻ đẹp ấy, ngược lại điều khao khát suốt đời của Thị Nhiên là hạnh phúc gia đình gắn liền với chồng, lũ con, bầy lợn, đàn gà, nhà tranh, vách đất mà hàng ngày Thị cặm cụi, vất vả, hy sinh.

Bên cạnh Thị Nhiên, Nguyễn Huy Tưởng đã đưa lên sân khấu những người thợ như Hai Quát, Phó Bảo, Phó Cõi, Phó Toét, Phó Độ. Họ là những người có tài, có khả năng. Bàn tay khéo léo và đầy sáng tạo của họ đã xây dựng lên bao nhiêu công trình kiến trúc đồ sộ trong nước.

Vũ Như Tô: - Kìa các chú, nghe nói chú Phó Toét vừa mới đúc được quả chuông to lắm phải không? Mắt càng ngày càng sâu mà càng giỏi. Tôi cần đến chú nhiều lắm đấy (…). Này chú, lối chạm trổ của chú thì thật là cổ kim bậc nhất”.

Xây dựng những nhân vật này, tác giả đã thấy được vai trò sáng tạo của quần chúng. Nhưng chính họ lại bị vua quan ngược đãi, áp bức bóc lột. Hơn ai hết họ thấy rõ sự thối nát và sự bất lực của bọn phong kiến hoang dâm vô độ. Vì thế ta thấy ở hồi bốn của vở kịch, những người thợ bàn nhau nổi dậy lật đổ Lê Tương Dực. Cuối cùng họ đã đi theo Trịnh Duy Sản, giết vua Lê, phá Cửu Trùng Đài, lập nên một triều đại mới. Trong vở kịch, chính quần chúng là lực lượng quyết định sự thay đổi các triều đại lịch sử. Tuy nhiên, quần chúng nhân dân trong vở kịch này cũng được trình bày như một lực lượng nông nổi, tự phát, nổi lên phá phách và giết chóc một cách tàn nhẫn, mù quáng. Không hiểu được mục đích và tâm nguyện của Vũ Như Tô, quần chúng nhân dân, nhất là những người thợ đã coi ông như kẻ thù, thậm chí như “con yêu quỷ hại nước”. Ngoài việc giết Lê Tương Dực, họ còn giết chết cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm: “Bạo chúa đã chết. Còn thằng Vũ Như Tô đem phanh thây trăm mảnh. Họ phá Cửu Trùng Đài, đốt kinh thành cháy ngùn

ngụt. Trong suốt màn năm người ta chỉ thấy kêu la, giết chóc và tiếng đốt phá ầm ầm. Vai trò của quần chúng không được lột tả theo đúng quy luật của xã hội “có áp bức, có đấu tranh” mà trái lại, hình ảnh của họ bị mờ nhòe trong đội ngũ của quân phản loạn, đốt phá Cửu Trùng Đài, với tính cách nông nổi, dễ bị kích động: “Ông đừng mơ mộng nữa. Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn

ác. Họ không hiểu được công việc của ông” (lời của Đan Thiềm). Quần chúng

nhân dân dứt khoát và quyết liệt từ chối cái đẹp mà người nghệ sĩ đã theo đuổi. Họ đập phá những gì mà họ đã xây đắp lên. Họ đã hạ huyệt cho cái đẹp nhưng cũng chưa thể tìm thấy cái gì tươi sáng hơn cho chính mình. Đó là nỗi đau chưa thể giải quyết được, nỗi đau muôn đời mà Nguyễn Huy Tưởng đã kí thác trong vở kịch này bằng câu hỏi nhức nhối : “Than ôi! Chẳng biết Vũ Như

Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải?”. Theo ý kiến đánh giá của tác

giả Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử đầu tiên của Việt Nam đã đưa nhân vật quần chúng nhân dân lên sân khấu. mặc dù còn thiếu sót ở mặt này, mặt khác, nhưng đó là cố gắng rất lớn thể hiện một quan điểm lịch sử tiến bộ của nhà văn.

Với Cột đồng Mã Viện, hình ảnh quần chúng chưa tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Họ chỉ thấp thoáng xuất hiện trong vai trò dẫn dắt cốt truyện. Mẹ Hùng Chi, mụ bán hàng, mụ lấy khách, ông lão, đôi tình nhân. Không thể đại diện cho đông đảo quần chúng nhân dân, mà vai trò, số phận lịch sử được đặt trên vai những cá nhân đơn lẻ (Hùng Chi, Khúc Việt). Nói như nhà nghiên cứu Tất Thắng “Cột đồng Mã Viện” là vở kịch khá giản đơn, rõ ràng cả về nội dung lẫn nghệ thuật… kịch viết đơn giản hơn cả về kết cấu

và thật thà về dẫn dắt hành động và xung đột” [42; tr 22], chính vì khiếm

khuyết đó mà hình ảnh nhân vật đại diện cho quần chúng nhân dân chưa thực sự thuyết phục.

Nhìn chung ở giai đoạn sáng tác trước cách mạng, do phạm vi đề tài và cảm hứng lãng mạn chi phối, Nguyễn Huy Tưởng chưa thực sự thấy được vai

trò, sức mạnh của quần chúng, chỉ tới khi cách mạng tháng Tám nổ ra nhà văn mới có được những nhận thức mới về sức mạnh quật khởi của nhân dân lao động. Xuất phát từ hiện thực cuộc sống, nhà văn đã đưa vào kịch của mình hình ảnh những con người mới. Hình ảnh những con người như thế đã trở thành hình mẫu, thần tượng mà nhiều thanh niên, trí thức sau này cố gắng noi theo. Có thể nói sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận thức rõ phương châm đại chúng hoá để xây dựng một nền văn nghệ mới. Ông cho rằng văn nghệ sĩ muốn sáng tác thành công không thể tách rời cuộc sống mới của dân tộc. “Nhà văn nghệ của chúng ta không thể ngồi trong “tháp ngà nữa”… Nhà văn nghệ chân chính của thời đại chỉ còn một con đường là lăn vào quần chúng đang sống hiển hiện trước mắt mình, là lao thẳng vào lò đấu tranh đang sục sôi, là bơi giữa cái nguồn phong phú nhất của văn nghệ, là đại chúng để mà quan sát, phân tích, rút kinh nghiệm.

Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã thể nghiệm sâu sắc vai trò lịch sử của quần chúng trong đấu tranh cách mạng, điều mà ông đã dự cảm và bước đầu suy nghĩ trong tác phẩm lịch sử Vũ Nhƣ Tô. Với Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã phản ánh cái không khí bừng bừng, sôi nổi của những ngày cách mạng thắng lợi, nhất là lúc chiếm được Vũ Lăng (màn I, màn II). Những người dân nô lệ kéo nhau đi biểu tình mít tinh ăn mừng chính quyền trở về tay quân cách mạng : “Chả có làng nào là không có mít tinh. Chỗ thì ba, bốn chục người, chỗ thì ba, bốn trăm… Vỗ tay là cứ rầm rầm cả lên, dơi mấy chim ở các hang núi cũng phải bay cả ra mừng…”. Nhưng thành công của Bắc Sơn

không chỉ dừng ở đó, mà có lẽ thành công nhất ở vở kịch này là Bắc Sơn đã xây dựng và khẳng định được con người mới xuất thân từ quần chúng cách mạng. Nguyễn Huy Tưởng đã đưa họ vào tác phẩm và xây dựng họ thành những nhân vật chính, những chủ nhân của lịch sử. Lần đầu tiên trên sân khấu, những con người xuất thân từ quần chúng, những người lao động áo vải xuất hiện với tư thế chủ nhân. Những con người mới của thời đại, những con

người giản dị đó đã cuốn hút và thu phục lòng yêu mến của người xem qua phẩm chất cao cả của họ về lòng trung thành với cách mạng, tinh thần yêu nước và ý chí căm thù giặc sâu sắc, tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Nhân vật ông cụ Phương là một nhân vật đáng chú ý trong vở kịch Bắc Sơn. Cuộc đời của cụ vất vả, khổ cực, từng phải chịu đựng hơn 40 năm áp bức bóc lột, “già ngoài 60 tuổi rồi mà còn phải đi phu hàng tháng, đã không

có một đồng xu công nào mà lại còn bị đánh đập, chửi rủa”. Suốt ba màn đầu

của vở kịch, cụ Phương là nhân vật thu hút được nhiều tình cảm thương mến của khán giả. Khi cách mạng đến, là người chủ trong gia đình, cụ đã nêu gương sáng bằng tinh thần hăng hái tham gia cách mạng, bằng những việc làm rất thiết thực và dũng cảm như nuôi giấu cán bộ, chỉ đường dẫn lối, trực tiếp giết giặc với những vũ khí thô sơ, tự chế. Trong vở kịch, nghe những lời thoại của ông cụ đủ để ta thấy tình yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi suy nghĩ, hành động của cụ. Ông cật lực phê phán thái độ của mấy mẹ con bà cụ Phương khi không tham gia biểu tình cùng dân chúng: “Mấy mẹ con trông ra ngoài kia mà xem. Xem thiên hạ người ta đi biểu tình. Trâu cũng đi biểu tình. Bò cũng đi biểu tình .... Làm gì phải tiếc, còn khối biểu tình, chỉ sợ không có

chân mà đi cho hết. Say sưa Người đông như kiến, ai cũng hả hê, mở mày, mở

mặt. Cụ già đầu bạc cũng đi, trẻ con lon ton cũng đi. Người đang cho con bú cũng đi. Đàn ông có, đàn bà có. Mắt người nào người ấy sáng lên như đèn ... Tao chẳng cổ tí nào. Nước đã mất thì còn hãnh diện gì, ăn mặc vàng vào đấy cũng nhục, càng ăn mặc sang bao nhiêu càng nhục. Mà nhà mình là nhà cần kiệm, phải giữ cái thói cần kiệm chứ”.

Cho đến giờ phút hấp hối cụ vẫn nghĩ đến anh Thái, đến đồng chí, đến phong trào cách mạng bị khủng bố, tan vỡ. Và trước khi chết cụ còn thều thào hai tiếng Bắc Sơn. Đó là lời dối dăng đau đớn xót xa nhưng đồng thời cũng là một niềm hy vọng. Cửu chân thật, chất phác, ít suy nghĩ tính toán, có khi bộp chộp. Sáng là một thanh niên yêu nước, đầy nhiệt tình cách mạng, đại diện

cho thế hệ những thanh niên yêu nước thời đại mới. Anh chiến đấu dũng cảm, vật nhau trên đỉnh núi với những tên Pháp dữ tợn, cao lớn và anh đã giết được 10 tên địch. Anh hăm hở kể câu chuyện giết giặc với mé và cũng như ông cụ Phương, anh ra sức công kích thái độ của Thơm, Ngọc: “Lúc này mà đi chơi được! Thiên hạ lắm thì giờ thật… Có nhà cả bố mẹ, con cái, lớn nhỏ đi hết. Có người ở Phe Khao đem cơm nắm đến đây để đánh Tây kia kìa. Người ta như thế kia chứ, như nhà mình ấy à? Ấy thế mà còn rỗi đi chơi kia, còn mở

mồm xin việc kia! Không biết nhục...” [55; 65-66]. Cuối cùng, Sáng bị Pháp

bắt, tra tấn và xử ngay trước trường Vũ Lăng. Cả ba nhân vật cụ Phương, Sáng, Cửu đều có một bản chất giống nhau, họ cùng xuất thân từ những con người nghèo khổ. Họ tìm đến với cách mạng như là tất yếu. Qua đó, ta thấy rõ chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Huy Tưởng giai đoạn này đã mang một màu sắc mới.

Những nhân vật trong Bắc Sơn đã lần lượt kẻ trước người sau đến với cách mạng, lớn lên theo cách mạng. Cách mạng như một cơn gió mạnh thổi đến, tác động mãnh liệt vào cuộc sống bình lặng của họ và gây nên những chuyển biến kì lạ. Vì vậy, Khi ông cụ Phương và Sáng ngã xuống thì cũng là lúc mà Thơm và bà cụ Phương bắt đầu đứng lên nối tiếp sự nghiệp của những người đi trước. Mở đầu họ xuất hiện với tâm lý sợ sệt tiếng bom, tiếng súng:

“Bà cụ Phương chân dẫm lên cái chổi, nép người ở góc nhà tối, im lìm, mặt

nhợt nhạt, mắt dại đờ... cố thu mãi mình lại, lùi mãi vào trong góc nhà, tiếng

nứa kêu rắc làm cụ hốt hoảng... Im lặng! Cụ run run gạt cái chổi ra, đánh muỗi trên má, mặt ngây độn, tai lắng nghe, hai tay đì xuống sàn định đứng dậy... Một tiếng đạn rít trên mái nhà. Bà cụ nằm phục xuống, im lặng. Bà cụ

Một phần của tài liệu Kịch nguyễn huy tưởng nhìn từ phương diện thể loại (LV01381) (Trang 63 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)