7. Bố cục luận văn
1.1.2.2. Xung đột giữa khát vọng cá nhân với hiện thực xã hội
Xung đột giữa khát vọng cá nhân với hiện thực xã hội được coi là xung đột, mâu thuẫn giữa cá nhân với hoàn cảnh sống, khi hoàn cảnh không tạo điều kiện, ngược lại cản trở, kìm hãm sự phát triển của cá nhân. Ở thời đại
nào cũng có những nhân vật rơi vào hoàn cảnh éo le này. Các nhà nghiên cứu gọi đó là bi kịch. Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả làm nảy sinh cảm hứng bi kịch, xung đột giữa cái cao
cả với cái thấp hèn thì là cảm hứng anh hùng” [10; tr 431].
Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Huy Tưởng cũng rất chú ý đến những xung đột này. Vũ Như Tô có lẽ là tác phẩm có tiếng vang đầu tay của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Là một trong không nhiều tác phẩm tâm huyết, “ám ảnh” dai dẳng suốt một đời văn của ông và đồng thời, theo sự sàng lọc nghiệt ngã mà công bằng của thời gian, nó dường như trở thành đỉnh cao duy nhất trong toàn bộ sự nghiệp sáng tạo của nhà văn này. Đây là vở bi kịch mang tính anh hùng ca và nhân vật Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch. Trong Vũ
Như Tô có cả cái bi và cái hùng đan xen trong hình tượng nhân vật chính.
Theo cách lí giải của GS. Đỗ Đức Hiểu: “Nguyên nhân thúc đẩy hành động kịch là những lực lượng chuyển động gặp gỡ nhau, bị cản trở, va chạm nhau tạo thành những xung đột kịch. Thi pháp hiện đại nhận định xung đột là những biểu hiện bên ngoài, bề mặt của những lực lượng bên trong, những lực lượng này chuyển động tạo thành những mâu thuẫn trái chiều nhau, xung đột với nhau. Nó quyết định sự tiến triển của hành động, đồng thời nó chỉ rõ những mối quan hệ phức tạp giữa các lực lượng, sự di chuyển của các lực
lượng ấy” [12;tr 22].
Mô hình kịch Vũ Nhƣ Tô giống như mô hình kịch cổ điển Pháp: Kịch chia làm 5 hồi, mỗi hồi chia nhiều cảnh (hay lớp), kể một câu chuyện với những chuyển động trái chiều nhau, diễn biến với những xung đột dữ dội, dẫn đến cái kết nhiều xác chết. Qua những phân tích, kiến giải, hai tác giả Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ đã cho người đọc nhận ra xung đột chính trong vở kịch này là xung đột trong nhận thức và bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của
Bản thân Vũ Nhƣ Tô là một khối mâu thuẫn lớn.Tuy nhiên bi kịch này mới chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ bi kịch số phận nhân vật Vũ Như Tô. Bi kịch số phận của đốc công họ Vũ còn phát sinh do tác động lịch sử như nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng nhận định : “Nó không chỉ đơn thuần là bi
kịch cá nhân mà còn là bi kịch của cả một lớp người mang nợ tài hoa, không
chỉ là bi kịch của một thời mà là nhiều thế kỉ nối tiếp của lịch sử nước nhà”.
Ông cũng khẳng định : “… sự thất bại làm nên bi kịch Vũ Như Tô chính là do
nghệ sĩ sinh bất phùng thời”. Vũ Như Tô xuất hiện trong 5 hồi của vở kịch
luôn được đặt trong những tình thế có thử thách. Là một kiến trúc sư có “tài
trời”, mang trong mình ước nguyện lớn lao “xây một tòa đài nguy nga tráng
lệ cùng với vũ trụ trường tồn”, một vị chỉ huy xây dựng quyết đoán như ông
tướng cầm quân “kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu” và “quyết đánh tan hết
những kẻ thoái chí”, một tổng công trình, sống chết với công trình của mình.
Mâu thuẫn, xung đột nảy sinh từ lớp đầu tiên của hồi I. Đó là xung đột giữa Vũ Như Tô và Lê Tương Dực. Đây là cuốc đấu mở màn giữa tài năng và quyền lực. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Vũ Như Tô và Lê Tương Dực được nhà biên kịch dành cho số lượt thoại nhiều nhất (47 lượt), số lượt trang cao nhất (9 trang) trong một hồi. Đang nắm trong tay quyền lực cao nhất bấy giờ, Lê Tương Dực liên tục đe dọa Vũ Như Tô hết lượt này đến lượt khác:
- Vũ Như Tô, mi không sợ chết sao? - Trẫm sai cắt lưỡi mi đi bây giờ!
- Trẫm đã khoan thứ cho mi nhiều lắm rồi.
- … chẳng qua là trẫm mến tài, người khác thì đã mất đầu. - … Đầu mi chỉ một lệnh truyền là không còn trên cổ.
- … lần này trẫm không tha mi nữa … Còn mi, mi chờ quân đao phủ dẫn đi.
Chính trong hồi I ta thấy nổi lên vấn đề nghệ thuật chống cường quyền. Vũ Như Tô có thái độ của một nghệ sĩ dũng cảm, không chịu khuất phục bọn vua chúa dâm ác : “Xây Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được”.
- Tâu hoàng thượng, tiện nhân không sợ chết.
- Tiện nhân đã coi rẻ cái đầu này. Tiện nhân nhắc đi nhắc lại nhiều lần như thế, Hoàng thượng đã quên rồi sao?
- Tâu hoàng thượng, tiện nhân trốn đi để tránh cho triều đình một tội ác.
- Lời nói thẳng thì hay trái tai. Xin hoàng thượng cho phép tiện nhân được nói. Tiện nhân có bị hành hình cũng không oán hận. Tiện nhân không trộm cướp, không tham nhũng, không giết người, tiện nhân chỉ biết phụng dưỡng mẹ già, nuôi vợ, nuôi con (…). Hỏi tiện nhân có tội gì?
Trước uy quyền của hôn quân, Vũ Như Tô khảng khái giữ vững khí tiết của người đạo nhân quân tử, không thể đem tài năng nghệ thuật phục vụ cho mục đích ăn chơi xa xỉ của tên hôn quân bạo chúa. Trước đó là vậy, nhưng kể từ khi gặp Đan Thiềm, Vũ Như Tô đã thay đổi quyết định. Cái gì đã xảy ra ở con người khí tiết này? Xung đột giữa Vũ Như Tô và Lê Tương Dực được nhà viết kịch đẩy lên đến đỉnh điểm. Và mâu thuẫn được giải quyết một phần bằng cuộc kì ngộ giữa những tài tử giai nhân, tri âm, tri kỉ : Vũ Như Tô – Đan Thiềm (kẻ đồng bệnh với Vũ Như Tô).
“Vũ Như Tô là điểm tụ toả sáng cả vở kịch, và có thể cái nguồn của
ánh sáng ấy chính là Đan Thiềm. Mối quan hệ giữa Đan Thiềm với Vũ Như Tô thật lạ lùng và nhiều bí ẩn. Đan Thiềm là ai? Có thể nàng là thần linh nghệ thuật, là cái lực phát tín hiệu hành động kịch, người chỉ đường hoạt động nghệ thuật cho Vũ Như Tô, người nâng đỡ chàng khi chàng chán nản,
người chết cùng chàng. Đan Thiềm là nàng thơ, là thi hứng, là cái đẹp…”
(47.tr 393 ).. Họ được coi là tri âm tri kỉ, cuộc gặp gỡ của họ là cuộc gặp gỡ
của những kẻ đồng bệnh, say mê nghệ thuật đến quên mình. Với lời khuyên của Đan Thiềm, Vũ Như Tô chấp nhận xây dựng Cửu Trùng Đài. Và mấu chốt của vở kịch tại đây. Chính cuộc gặp gỡ ấy lại là tác nhân đẩy bi kịch lên cao vì Cửu Trùng Đài được xây dựng và đài càng cao bao nhiêu thì mâu thuẫn càng gay gắt. Khi Như Tô chọn con đường xây Cửu Trùng Đài, ông ý thức rất rõ những gì phải làm để đạt tới đích. Vũ Như Tô yêu cầu được toàn quyền quyết định việc xây đài, ai trái lệnh chém bêu đầu. Ở hồi hai, khát vọng của Vũ được thực thi, Đài Cửu Trùng dần dần được mọc lên “móng thì phải đến âm ty, tường thì cao tới mây xanh”. Đài được xây dựng cũng là lúc những tư tưởng chống lại Vũ Như Tô bắt đầu nảy sinh. Trái với mơ mộng của Vũ là nguy cơ dân chúng nổi loạn. Công trình với năm vạn thợ bên trong, mười vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh nước ngoài. Quyền sống của nhân dân bị hy sinh không thương tiếc. Vũ Như Tô đã khát khao cống hiến và phụng sự cái đẹp nhưng tiếc rằng anh sinh ra không hợp thời. Hoàn cảnh khốn cùng của dân chúng, sự rên xiết, khổ đau của dân chúng in hằn trên từng viên gạch, từng nấc thang của Cửu Trùng Đài. Đài càng xây cao bao nhiêu, nỗi khổ cực của người dân càng tăng lên bấy nhiêu. Điều đó đẩy mâu thuẫn giữa nghệ thuật và đời sống lên đến đỉnh điểm của sự căng thẳng. Sang hồi III, Vũ Như Tô vẫn đắm chìm trong khát vọng xây đài ; “Ta xây một cái đài vĩ đại làm vinh dự cho non sông, đài to như núi, bền như trăng sao”. Trong khi đó theo lời Trịnh Duy Sản, tình thế của nhân dân hết sức nguy kịch, giặc giã nổi lên khắp nơi:
- Trịnh Duy Sản: - Vũ Như Tô đã bày vẽ ra Cửu Trùng Đài, hao tiền tốn của vì nó, sưu cao thuế nặng vì nó, triều đình đổ nát, giặc giã như ong là vì nó.
Thợ thuyền, dân chúng và phe nổi loạn Trịnh Duy Sản đều kết tội Vũ Như Tô là người gây ra những thảm họa sưu cao thuế nặng, mẹ mất con, vợ mất chồng, muôn dân lầm than, cơ cực… Tuy vậy Vũ Như Tô vẫn mải mê với giấc mộng lớn lao: “Đài Cửu Trùng cao vời vợi, muôn phần tráng lệ. Đài chính ấy tôi sẽ đem hết tài ra tô điểm cho nó thành một nơi hoa lệ nhất đời. Đài ấy tôi sẽ đặt tên là Đan Thiềm”. Nhưng rồi đến hồi IV, phe phản loạn do Trịnh Duy Sản cầm đầu đã nổi lên dữ dội. Vũ Như Tô bị đặt trong một gọng kìm không lối thoát. Giữa khát khao sáng tạo nghệ thuật với hiện thực cuộc sống không có mối dung hòa. Nếu không nhận lời xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô không thể thoát khỏi sự tàn sát của nhà vua, và khi nhận xây Cửu Trùng Đài, kết cục chàng cũng chết. Cái chết của Vũ Như Tô mang tính tất yếu, nó là bài học lớn tác động sâu sắc tới thế giới quan, quan điểm sáng tác của những nhà văn sau này: phải biết lựa chọn hướng đi đúng đắn cho nghệ thuật, biết dùng nghệ thuật cho việc cải tạo xã hội và sáng tạo ra sự sống. Mâu thuẫn, xung đột giữa cá nhân và hoàn cảnh, giữa khát vọng sáng tạo cá nhân với thực tại là xung đột chính thúc đẩy hành động kịch phát triển. Nghệ thuật là cái cao cả, đời sống nhân dân cũng cao cả, mãnh liệt nhưng nhân dân không hiểu Vũ, còn Vũ lại có phần xa rời quần chúng nên kết cục nảy sinh bi kịch. Khát vọng xây dựng Cửu Trùng Đài đẹp đẽ, trác tuyệt, đối lập với dục vọng tầm thường của Lê Tương Dực, điều đó làm cho hình tượng Vũ Như Tô trở nên rực rỡ cao thượng kì vĩ. Chỉ có điều, người nghệ sĩ ấy quả đúng là “sinh bất phùng thời”. Vũ Như Tô dường như không có con đường để lựa chọn, chỉ vì “tài bao nhiêu, lụy bấy nhiêu”, hiện thực cuộc sống không có chỗ đứng cho nghệ thuật, cái đẹp bị chìm khuất, bị lợi dụng bởi nhục dục vọng tầm thường. Cuộc sống khốn cùng vốn chịu nhiều đau khổ, khiến những người nông dân một nắng hai sương chưa thể tạo điều kiện cho nghệ thuật thăng hoa? Tư tưởng của Đan Thiềm và Vũ Như Tô đã vượt tầm thời đại, họ
hướng tới tương lai, tới hậu thế mai sau mà vô tình lãng quên cuộc sống hiện thời. Nguyễn Huy Tưởng rất thành công trong việc tạo dựng tình huống xung đột, giải quyết tốt những mối quan hệ, những mâu thuẫn phức tạp, giúp nhân vật bộc lộ được tính cách, thể hiện được tư tưởng, chủ đề, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi lớn mà con người muôn đời đi tìm lời giải đáp: Nghệ thuật với cường quyền; nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh; nghệ thuật vì đời sống xã hội…
Trong vở kịch Những người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục thể hiện rõ những xung đột, mâu thuẫn trong tâm lý nhân vật. Nhân vật chính trong vở kịch này là một trí thức. Điều băn khoăn nhất của nhân vật này là mối quan hệ giữa trí thức với cách mạng và dân tộc. Trí thức chân chính, chân lý của khoa học là ở về phía cách mạng. Người trí thức chỉ có thể bảo toàn được lương tâm chân chính của mình, khi đem trí thức đó phục vụ cho cách mạng và dân tộc, cũng như khi bản thân mình là một chiến sĩ tích cực trong cuộc đấu tranh trong hàng ngũ cách mạng. Nhà văn đã đặt ra cho nhân vật của mình thái độ ứng xử giữa sự sống và cái chết, tự do và nô lệ. Trước không khí cách mạng sôi nổi như vũ bão, những thanh niên, trí thức như Lan, Kính, Quảng sẵn sàng rời bỏ cuộc sống êm ấm, gác lại bút nghiên, tạm xa mái trường, quyết tâm ở lại giúp đồng bào tản cư kháng chiến. Vẻ đẹp của những thanh niên trí thức với lòng yêu nước thiết tha càng được bộc lộ rõ khi tham gia vào các tổ chức cộng sản, hòa mình vào phong trào đấu tranh cách mạng. Dưới hầm trú ẩn, trong những căn nhà hoang tàn, đổ nát, vẫn vui đùa, vẫn yêu nhau say đắm, tin tưởng vào ngày mai thắng lợi. Ở Sơn, Lan, Kính có sự nhất quán về hành động, tư tưởng, nhận rõ tình hình, sẵn sàng sống chết với thủ đô. Có những người ở tâm trạng lưng chừng dao động mà con đường đi tới chân lý phải trải qua một cuộc đấu tranh gian khổ như bác sĩ Thành. Lại có những kẻ phản bội quyền lợi dân tộc, làm tay sai cho giặc như Phủ Dương và Ngọc Cẩm.
Gia đình là mối bận tâm lớn, người chiến sĩ cách mạng cần phải có nhận thức đúng đắn, biết thu xếp việc nhà, việc nước để dồn hết tâm lực cho kháng chiến. Gia đình bác sĩ Thành có những mối quan hệ phức tạp, Nguyễn Huy Tưởng đã dành nhiều trang để tái hiện bức tranh và bức chân dung những con người trong gia đình đó. Bác sĩ Thành là một trí thức khoa học, được Pháp tin cẩn và muốn lợi dụng. Ngọc Cẩm, vợ kế của bác sĩ có thói ăn chơi đua đòi. Sơn, một công nhân có tinh thần cách mạng. Lan, cô con gái của bác sĩ mới vào cuộc đấu tranh từ cánh cổng nhà trường. Vở kịch có lúc xoáy sâu vào mối quan hệ gia đình, có lúc mở rộng ra cả bức tranh xã hội với tiếng súng, tiếng bom, tiếng ồn ào, cãi vã của những người tản cư, tiếng rên xiết của những em bé vô tội. Vấn đề nổi cộm, thu hút nhiều mối quan tâm là việc ở lại hay ra đi của bác sĩ Thành. Xung đột này đặt bác sĩ Thành vào những lựa chọn không hề đơn giản.
Kịch bản trình bày hai khuynh hướng chính trị đối lập nhau qua lời đối thoại giữa hai cha con Bác sĩ Thành và Sơn:
Bác sĩ Thành: "Cái lầm lẫn là ký hiệp định sơ bộ mồng sáu tháng ba"
Sơn: "Thưa ông, nó đã cứu sống nước ta thì đúng hơn"
Bác sĩ Thành (cười nhạt) : Mất thủ đô!
Sơn: Con tưởng mất thủ đô mà giữ được nước thì mất hai ba thủ đô
cũng được. Con xin ông trở lại vấn đề
Bác sĩ Thành: Về việc tôi rời Hà Nội!
Sơn: Vâng
Bác sĩ Thành: Nhiều người đã bảo tôi ra
Sơn: Con biết lắm. Không những chính phủ, các bạn hữu, mà toàn thể
dân tộc đang mong mỏi thế. Riêng một cử chỉ ra cũng làm cho mọi người nức lòng rồi.
Sơn: Đó là một ảnh hưởng tinh thần rất lớn
Bác sĩ Thành: Anh cũng nói đến tinh thần?
Sơn: Vâng
Bác sĩ Thành: Tôi tưởng anh là một người theo chủ nghiã duy vật
Sơn: Vâng, nhưng lúc này không phải là lúc thảo luận về lý thuyết.
Việc cứu nước cần hơn. Người Việt Nam bây giờ chỉ có một chủ nghiã là cứu nước. (...)
Bác sĩ Thành trầm ngâm: Yêu nước không phải cứ tranh đấu bằng gươm súng.
Kịch bản đề cao giải pháp điều đình. Bác sĩ Thành nói với con gái:
"Cậu tin rằng bây giờ điều đình lợi hơn kháng chiến. Pháp nó cũng không