7. Bố cục luận văn
2.2.2.2. Nhân vật kẻ sĩ, trí thức
Văn học 1930 – 1945 có không ít vở kịch xây dựng hình tượng nhân vật người trí thức: Hoạ sĩ Bích Hà, Quân Hiến trong Nghệ sĩ hồn; văn sĩ Trần Thiết Chung trong Kim tiền. Nhân vật nghệ sĩ của Vi Huyền Đắc chỉ là cớ để gửi gắm tư tưởng và trình bày quan niệm sống, khi thì theo đuổi ý tưởng nghệ thuật (Nghệ sĩ hồn), khi lại theo đuổi đồng tiền và bị nó cuốn vào vòng xoáy lốc của kim tiền (Kim tiền). Tác giả cố gắng xây dựng nhân vật bi kịch theo chủ đề tư tưởng, nhưng không thành công lắm về phương diện bi kịch, hay như Phạm Vĩnh Cư nhận xét đó là “bi kịch một nửa.”
Văn chương Nguyễn Huy Tưởng mang nỗi ám ảnh tha thiết về loại nhân vật trí thức: Vũ Như Tô trong Vũ Như Tô; Hùng Chi, Khúc Việt trong
Cột đồng Mã Viện; bác sĩ Thành trong Những người ở lại…. Trong niềm xúc cảm mãnh liệt đối với lịch sử và truyền thống văn hoá dân tộc, nhà văn gửi gắm vào nhân vật trí thức những suy tư chiêm nghiệm về trách nhiệm cao cả đối với vận mệnh lịch sử và văn hoá dân tộc.
Vũ Như Tô được xếp vào kiểu nhân vật kẻ sĩ. Ông được coi là một nghệ sĩ thực thụ. Đây là nhân vật tâm đắc của Nguyễn Huy Tưởng. Câu chuyện về Vũ Như Tô được sử sách chép như sau: Vũ Như Tô, một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc dâng lên nhà vua, nhà vua bằng lòng, phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông
nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu
Trùng Đài” [3, tr 451]. Bằng sức sáng tạo của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã
xây dựng lại hình tượng nhân vật Vũ Như Tô. Nếu như trong lịch sử, Vũ Như Tô chỉ là một anh đốc công ít người biết đến thì Vũ Như Tô trong kịch Nguyễn Huy Tưởng là con người to lớn vượt ra ngoài khuôn khổ thể loại bi kịch, thuộc loại nhân vật anh hùng của bi kịch. Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo Cái Đẹp.
Điều dễ nhận thấy ở Vũ Như Tô là có sự tương đồng với các nhân vật bi kịch trong bi kịch cổ điển phương Tây như Hamlet, vua Lia, là mẫu người không chịu sự áp chế của số phận. Vũ Như Tô xuất thân dân thường, nhưng hơn người ở ý chí ham học hỏi và yêu nghề kiến trúc. Nhờ tài năng thiên bẩm và sự khổ luyện, Vũ Như Tô đã trở thành tài năng xưa nay hiếm. Theo lời Lê Tương Dực thì Vũ Như Tô có “hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ những vườn hoa lộng lẫy như Bồng lai. Hắn còn là tay hội họa khác thường, chỉ một bút vẩy là chim, hoa đã hiện lên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh Hóa công … Hắn sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu
đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Đan
Thiềm nói đến tài của Vũ Như Tô, nào là tài hoa, tài trời, hữu tài, có tài, đem
tài trời thi thố… [54]. Chữ tài trở đi trở lại nhiều lần trong kịch bản Vũ Như
Tô, có lẽ chính là nỗi dằn vặt nghệ thuật suốt đời đối với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Có thể thấy tài năng của Vũ Như Tô thể hiện trên nhiều lĩnh vực: nhà điêu khắc xuất sắc, nhà họa sĩ tài hoa, nhà kiến trúc tinh xảo, một tay thợ tranh tài với hóa công … xứng đáng “ngàn năm chưa dễ có một”. Cho nên tòa đài do Vũ Như Tô khát khao sáng tạo đương nhiên là công trình kì vĩ tinh
xảo, muôn phần đẹp đẽ không bút nào tả xiết “một tòa đài nguy nga tráng lệ cùng với vũ trụ trường tồn”.
Không chỉ có tài năng siêu việt, Vũ Như Tô còn là một nghệ sĩ có khí phách hiên ngang, bất khuất trước cường quyền. Trước uy quyền của hôn quân, Vũ Như Tô khảng khái giữ vững khí tiết của người đạo nhân quân tử, không thể đem tài năng nghệ thuật phục vụ cho mục đích ăn chơi xa xỉ của tên hôn quân: “Xây Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế,
muôn năm làm bia miệng cho người đời được” [54, tr 320]. Hành động từ
chối xây đài của Như Tô là sự phản kháng, coi sáng tạo nghệ thuật là thiêng liêng, nghệ thuật phải song hành với cái Thiện, không thể có cái Đẹp đi cùng cái Ác. Đây phải chăng cũng là khắc khoải khôn nguôi trong đời cầm bút của Nguyễn Huy Tưởng?
Nhân vật mà Nguyễn Huy Tưởng dụng công xây dựng còn là một nghệ sĩ đích thực, khao khát, say mê sáng tạo cái Đẹp. Khát vọng sáng tạo như ngọn lửa âm thầm tồn tại bên trong tâm hồn người nghệ sĩ, và chỉ cần lời khuyên chân tình của Đan Thiềm, ngọn lửa ấy bùng lên mạnh mẽ không gì dập tắt được. Cố nhiên, cuộc gặp gỡ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm là cuộc gặp gỡ như định mệnh, cuộc tri ngộ của những kẻ đồng bệnh : “Mối quan hệ giữa Đan Thiềm với Vũ Như Tô thật lạ lùng và nhiều bí ẩn. Đan Thiềm là ai? Có thể nàng là thần linh nghệ thuật, là cái lực phát tín hiệu hành động kịch, người chỉ đường hoạt động nghệ thuật cho Vũ Như Tô, người nâng đỡ chàng khi chàng chán nản, người chết cùng chàng. Đan Thiềm là nàng thơ, là thi hứng, là cái đẹp.Trong ý thức mãnh liệt của sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ họ Vũ được huyền thoại hoá này luôn muốn được thi tài với hoá công, điều này đã nâng nhân vật bi kịch lên tầm cao vĩnh viễn mang tính nhân loại. Khát vọng sáng tạo nghệ thuật của Vũ Như Tô cao thượng ở chỗ xây công trình vĩ
đại cho non sông. Tâm hồn nghệ sĩ mang nỗi niềm dằn vặt nước Nam ta hùng cường, không thiếu người tài, giỏi khai khẩn ruộng hoang, khơi sông, đắp đê. Vậy cớ sao lại không có đài cao mộng lớn? Ý tưởng xây đài đã được nhắc lại nhiều lần : „kì công cho nước ta”; “ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông”; “xây cho nước ta một cái đài nguy nga cùng với vũ trụ trường tồn”. Không chỉ là niềm khắc khoải về thiên chức nghệ sĩ, mà thực tế Vũ Như Tô đã sống xứng đáng trong khát vọng làm non sông lộng lẫy. Từ đó Như Tô khao khát vươn tới tận cùng của cái đẹp toàn bích, toàn thiện, được cống hiến hết mình cho nghệ thuật, cho nền văn vật của dân tộc. Đó là một kì công kiến trúc trác tuyệt “khả dĩ sánh vai với những lâu đài Trung Quốc,
Chiêm Thành”. Người nghệ sĩ kiến trúc ấy tự nguyện hi sinh tuyệt đối cho
nghệ thuật, cho sự nghiệp xây dựng Cửu Trùng Đài. Bản thân anh ta đã trở thành “phương tiện của nghệ thuật” như Flaubert từng quan niệm. Những chuyện phi nghệ thuật như mất mùa, lụt lội, cướp bóc, giặc giã, tai nạn (của người khác và của chính bản thân), học hành, bệnh tật của con cái (cu Nhớn, cái Bé)…không thuộc trường quan tâm của anh. Nhiều câu nói của viên tổng công trình sư trong lớp kịch chỉ chuyên chú vào vẻ đẹp của Đài Cửu Trùng mà không ăn nhập gì với những lo toan, băn khoăn của người vợ neo đơn, vất vả. Người nghệ sĩ Vũ Như Tô đến lúc này dường như đang ở đâu đó trong thế giới nghệ thuật tách biệt, xa lạ với thế giới hàng ngày. Theo M. Bakhtin “Khi con người ở trong nghệ thuật, nó vắng mặt ở trong cuộc sống và ngược lại”.
Từ giây phút ấy ngọn lửa đam mê cứ thế mà cháy, càng gặp trở ngại càng cháy cao. Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực cuồng bạo, hành động hối hả và quyết liệt, lo sợ công trình của mình sẽ không hoàn thành. Người thợ cả đôn hậu, hiền lành trong đời thường giờ đây giết chết những ai chống lại công trình của mình. Trong Vũ không có chỗ cho những băn khoăn trăn trở về cái giá mà nhân dân phải trả cho tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ của y. Bao nhiêu
công của phải đổ vào, bao nhiêu tính mạng phải hy sinh cũng đều hợp lý trong con mắt người nghệ sĩ bị ám ảnh bởi đồ án lí tưởng của mình.
Đối với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài quý hơn tính mạng của chính mình. Nhưng Cửu Trùng Đài còn quý hơn hạnh phúc, sự sống của hàng trăm ngàn con người khác thì lại là đáng sợ, là tội lỗi. Theo đuổi cái Đẹp thuần tuý, biến nó không những thành giá trị tự thân, mà còn thành thần tượng độc tôn; người nghệ sĩ thiên tài đã phạm tội trước nhân dân, nhân loại, và sự sống. Lỗi lầm của Vũ Như Tô là lỗi lầm của nghệ sĩ tưởng rằng có thể thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình trong cuồng vọng của lũ bạo chúa và bi kịch của Vũ cũng chính là ở đó - bi kịch của người nghệ sĩ dưới một chế độ luôn dùng nghệ thuật và nghệ sĩ như một phương tiện phục vụ cho cuồng vọng của kẻ thống trị tàn bạo và dốt nát. Chỉ riêng tội có tài năng, lại bướng bỉnh trước một bạo chúa đã là một nguy cơ đáng chết. Hình tượng Vũ Như Tô mang vẻ đẹp bi tráng, Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị phá nhưng khát vọng muôn đời của kẻ sĩ vẫn toát lên vẻ đẹp cao cả, thánh thiện. Nó là câu hỏi lớn thúc giục thế hệ hậu sinh hãy thực hiện nốt công trình nghệ thuật còn dang dở. Hình tượng Vũ Như Tô là sự hội tụ của nhiều số phận kẻ sĩ trong xã hội xưa muốn đem tài năng thi thố với đời nhưng tài ấy không được sử dụng đúng lúc, rơi vào vòng xoáy của bi kịch, để lại bao luyến tiếc, cảm thương.
Cái chết của Vũ Như Tô là tất yếu. Vũ Như Tô dường như không có con đường để lựa chọn, chỉ vì “tài bao nhiêu, lụy bấy nhiêu”, hiện thực cuộc sống không có chỗ đứng cho nghệ thuật. Cái đẹp bị chìm khuất, bị lợi dụng bởi dục vọng tầm thường. Cái chết của Vũ Như Tô, xét ở một góc độ xác định, là hợp lý, là xứng đáng. Đó là cái chết chuộc tội, mặc dù nhân vật kịch không ý thức được điều đó. Khắc họa hình tượng Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của người kiến trúc sư thiên tài sinh
nhận thấy thiên chức, trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, đối với văn hóa dân tộc. Ở đó nhà văn thể hiện những khát vọng, những khắc khoải về đời văn của người nghệ sĩ chân chính, muốn cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Cái đẹp, cái cao cả của công trình nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi cũng chính là lí tưởng mà Nguyễn Huy Tưởng muốn vươn tới. Nổi bật hơn hết trong bi kịch Vũ Như Tô vẫn là hình tượng kẻ sĩ với khát vọng muôn đời về cái Đẹp, là lí tưởng cao cả trong sáng tạo nghệ thuật. Nếu người nghệ sĩ không có khát vọng ấy, thì tự thân nghệ thuật cũng sẽ không tồn tại. Sáng tạo nghệ thuật là một hành trình gian khó, đòi hỏi người nghệ sĩ phải vượt lên chính mình.
Nhân vật bi kịch Vũ Như Tô đã khẳng định tài năng vượt trội của Nguyễn Huy Tưởng bằng cái nhìn đa chiều trong con người nghệ sĩ, mở rộng ra là những vấn đề về cuộc sống và nghệ thuật. Hình tượng nghệ sĩ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch hoàn chỉnh. Với bi kịch Vũ Như Tô, nhà văn thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt khi mà khát vọng nghệ thuật không chết nhưng sự mù quáng đã giết chết người nghệ sĩ và vùi lấp cái Đẹp nghệ thuật dưới lớp tro tàn. Vì thế, bi kịch của người nghệ sĩ mới đau xót đến muôn đời.
Người có cùng bệnh, có cùng khát vọng nghệ thuật với Vũ Như Tô là Đan Thiềm. Đan Thiềm là nhân tố tạo cảm hứng và làm cho nghệ thuật được thăng hoa. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật đầy gian truân, Đan Thiềm là người bạn chung thuỷ của người nghệ sĩ. Khi chỉ ra cái mất và cái được, trong cái nhất thời và cái bất biến, Đan Thiềm bộc lộ tư tưởng tôn vinh nghệ thuật tuyệt đối, cái mất chỉ là chuyện không đáng kể so với cái được là công trình nghệ thuật để đời. Với Đan Thiềm, mọi hy sinh vì nghệ thuật đều được coi là xứng đáng, và đây cũng là điều mà Vũ Như Tô tôn thờ.
Cũng như Vũ, Đan Thiềm nguyện sống chết vì Cửu Trùng Đài. Nàng trao vàng bạc tế nhuyễn của mình cho việc xây công trình, chia sẻ niềm vui
với thợ xây dựng. Khi có biến xảy ra, Đan Thiềm không lo cho mình mà chỉ lo cho Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài. Trước sau Đan Thiềm vẫn chỉ một mực trung thành với lý tưởng đề cao cái Đẹp và cái Tài. Hành động dũng cảm quên mình của Đan Thiềm chỉ có thể lý giải bằng lòng yêu nghệ thuật. Nàng là một phụ nữ trong sáng, thanh tao vượt lên khỏi thói nữ nhi tầm thường, tuyên chiến với xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng, ô nhục trắng đen lẫn lộn đương thời. Nàng như đoá hoa sen mọc giữa đầm lầy, dám gồng mình lên giật tung xiềng xích mọi lễ giáo phong kiến hủ lậu, để đến với Vũ Như Tô, nguyện làm người đồng bệnh và tri âm, tri kỉ với ông. Cái chết của Đan Thiềm là sự hy sinh cho nghệ thuật, với hy vọng thức tỉnh, kêu gọi bảo vệ nhân phẩm và tài năng.
Sau Cách mạng tháng Tám, trong Những người ở lại, nhân vật bác sĩ Thành được tác giả chăm sóc, miêu tả để đi đến một vẻ riêng của một kiểu trí thức có cá tính. Bác sĩ Thành là một trí thức có tên tuổi, một người sống trong sạch và có nhân cách. Bác sĩ ghét thực dân Pháp, và thấy được cái nhục của một người dân mất nước. Bác sĩ Thành đến với cách mạng không phải qua con đường bằng phẳng mà là con đường đầy chông gai, thử thách. Từ xã hội cũ bước vào xã hội mới với bao điều mới mẻ. Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội, của những người thân xung quanh bác sĩ Thành hệt như cơn bão táp ồ ạt thổi vào mọi ngóc ngách của cuộc đời bác sĩ, buộc ông phải có những thay đổi trong tư duy và cả trong hành động. Tuy nhiên, do trưởng thành và sống trong một xã hội cũ nên quá trình chuyển biến tư tưởng của ông rất khó khăn, chật vật. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, ông đứng về phe trung lập. Ông ghét thực dân Pháp, thấu nỗi đau của người dân mất nước … do đó ông không cộng tác với Pháp nhưng cũng từ chối sự hợp tác với Chính phủ Việt Nam. Ông dửng dưng đứng ngoài cuộc chiến đấu và không muốn tham gia kháng chiến vì thấy xa lạ và ngại gian khổ. Ông cho rằng phận sự của ông là
cống hiến hết mình cho khoa học kể cả khi đất nước có chiến tranh : “Yêu nước không phải cứ tranh đấu bằng gươm súng. Làm cho nền khoa học được rực rỡ cũng là yêu nước”, “Không cứ gì ra ngoài mới là yêu nước được (…) ở lại mà giữ được danh tiết mới khó”; “Cứ gì ra ngoài mới là yêu nước. Có khi ra ngoài là một chuyện quá dễ dàng. Ở lại mà giữ tròn khí tiết mới là
chuyện khó”. Qua lời bộc bạch của bác sĩ chứng tỏ ông cũng là người yêu
nước thiết tha, nhưng ông lại yêu nước theo cách riêng của mình. Nếu yêu nước là phải cầm súng đấu tranh thì ông coi việc điều đình là hơn, ông không ưa sự đổi mới, đối đầu … do đó ông chỉ muốn thương lượng, hoà bình: “Cái