Tỷ lệ trẻ nhiễm KSTĐR có cha/ mẹ là nông dân cao nhất 39,8%, tiếp theo là cha mẹ làm buôn bán, dịch vụ và là công nhân tương ứng 19,4% và 15,3%; thấp nhất là cán bộ, nhân viên, công chức 13.6% (bảng 3.7). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05. Như vậy có mối liên quan giữa nghề nghiệp cha/ mẹ tới tình trạng nhiễm KSTĐR ở trẻ em. Ở những hộ gia đình làm nông (trồng trọt, chăn nuôi) tiếp xúc với nhiều nguồn phân và các công trình vệ sinh không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, tỷ lệ nhiễm theo đặc điểm nghề nghiệp của cha/ mẹ cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.5, trẻ sống ở nông thôn nhiễm KSTĐR nhiều hơn ở thành thị do yếu tố môi trường sống và yếu tố con người (cách chăm sóc của cha/ mẹ trẻ).
Về trình độ học vấn, biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm KSTĐR có cha/ mẹ ở trình độ học vấn bậc tiểu học và dưới tiểu học là rất cao (72%). Nếu
so sánh với các trình độ học vấn cao hơn thì có sự khác biệt rõ ràng. Có mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở trẻ với trình độ học vấn của cha/ mẹ: cha/ mẹ có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng thấp với p <0,05. Hiểu biết và có kiến thức về chăm sóc, phòng bệnh KST của cha/ mẹ là rất cần thiết vì hiểu biết thì cha mẹ mới có thể chăm sóc và phòng bệnh cho con mình được tốt hơn. Việc tập huấn, truyền thông giáo dục kiến thức, kỹ năng chăm sóc phòng bệnh KST là một trong những biện pháp cần thiết mà ngành y tế cần quan tâm.