Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm KSTĐ Rở bệnh nhi

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhi tại bệnh viện nhi hải dương từ tháng 4 2015 – 6 2015 (Trang 35)

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo tuổi

Nhận xét: Qua biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi tăng theo dần nhóm tuổi từ nhóm <1 tuổi tới nhóm >6 – 15 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05.

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%

<1 tuổi 1 - 6 tuổi >6 - 15 tuổi 0.34% 12.90% 23.08% 11.41% 17.74% 7.69% 10.74% 12.29% 3.85%

Giun Đơn bào Nấm

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR ở bệnh nhi theo tuổi.

Lưu ý: Có 16 trường hợp nhiễm phối hợp đơn bào và nấm. Trong đó, có 9 trường hợp thuộc nhóm tuổi <1 còn lại 7 trường hợp thuộc nhóm tuổi 1 - 6.

Nhận xét: Qua biểu đồ 3.3 cho thấy:

- Tỷ lệ nhiễm KST chung và nhiễm giun tăng theo nhóm tuổi từ <1 tuổi đến >6 - 15 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

- Trong tỷ lệ nhiễm đơn bào và nấm, tỷ lệ nhiễm ở nhóm tuổi 1 - 6 cao hơn nhóm tuổi <1 và >6 - 15. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR ở bệnh nhi theo giới tính. Lưu ý: Trong 16 trường hợp nhiễm phối hợp đơn bào và nấm, có 9 trường hợp ở trẻ gái, còn lại là 7 trường hợp ở trẻ trai.

Nhận xét: Qua biểu đồ 3.4 cho thấy:

- Các tỷ lệ nhiễm KST chung, tỷ lệ nhiễm giun và đơn bào ở nam đều cao hơn ở nữ; ngược lại tỷ lệ nhiễm nấm nữ cao hơn nam. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo nơi ở.

Lưu ý: Trong 16 trường hợp nhiễm phối hợp đơn bào và nấm có 9 trường

hợp ở nông thôn và 7 trường hợp ở thành thị.

Nhận xét: Qua biểu đồ 3.5 cho thấy các tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở nông thôn cao hơn thành thị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p <0,05.

Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo nghề nghiệp của cha/ mẹ. Kết quả Nghề nghiệp Số mẫu NC

Có nhiễm Không nhiễm

P Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nông dân 98 39 39,8 59 60,2 p <0,05 Công nhân 131 20 15,3 111 84,7 Cán bộ, nhân viên, công chức 59 8 13,6 51 86,4 Buôn bán, dịch vụ 98 19 19,4 79 80,6 Tổng 386 86 22,3 300 77,7

Nhận xét: Qua bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ nhiễm KST cao nhất ở đối tượng có

cha/ mẹ là nông dân (39,8%), thấp nhất là ở đối tượng có cha/ mẹ là cán bộ, nhân viên, công chức (13,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05.

72% 28.70% 17.10% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Mù chữ, ti ểu học Trung học cơ s ở Trung học phổ thông Trung cấ p, cử nhân đại học, s a u ĐH Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo trình độ học vấn của cha/ mẹ.

Nhận xét: Qua biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ nhiễm KST giảm dần theo trình độ học vấn từ mù chữ, tiểu học tới trung cấp, cử nhân, đại học, sau đại học. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p <0,05.

Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo thói quen ăn uống của gia đình.

Kết quả

Thói quen ăn uống

Số mẫu

NC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có nhiễm Không nhiễm

P Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tuyệt đối ăn chín,

uống sôi 118 25 21,2 93 78,8

p >0,05 Thỉnh thoảng ăn thịt

sống/ tái, rau sống hoặc uống nước lã

204 46 22,5 158 77,5

Thường xuyên ăn thịt sống/ tái, rau sống, uống nước lã

64 15 23,4 49 76,6

Tổng 386 86 22,3 300 77,7

Nhận xét: Qua bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ đối tượng nhiễm KST cao nhất ở gia đình thường xuyên ăn thịt sống/tái, rau sống, uống nước lã (23,4%), thấp nhất ở gia đình tuyệt đối ăn chín, uống sôi (21,2%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p >0,05.

Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo thói quen rửa tay.

Kết quả

Thói quen rửa tay

Số mẫu

NC

Có nhiễm Không nhiễm

P Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rửa tay trước khi ăn và

sau khi đi vệ sinh

157 16 10,2 141 89,8

p <0,05 Chỉ trước khi ăn hoặc

chỉ sau khi đi vệ sinh

116 29 25,0 87 75,0

Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

113 41 36,3 72 63,7

Tổng 386 86 22,3 300 77,7

Nhận xét: Qua bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi giảm dần theo mức độ rửa tay vệ sinh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu ở đây gồm toàn bộ bệnh nhi được xét nghiệm phân tại bệnh viện Nhi Hải Dương từ tháng 4/2015 - 6/2015 và tương ứng là cha/ mẹ chăm sóc bệnh nhân. Dựa theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, tôi đã tiến hành nghiên cứu được 386 trường hợp.

Theo bảng 3.1, trong số 386 bệnh nhi thì có 204 nam và 182 nữ, tương ứng 52,8% và 47,2%. Chủ yếu là trẻ thuộc nhóm tuổi < 1 chiếm 77,2%; tiếp theo là nhóm tuổi 1 - 6 chiếm 16,1% và thấp nhất là nhóm tuổi >6 - 15 chỉ chiếm 6,7%. Như vậy, ở đây có sự chênh lệch rõ về tuổi của trẻ được làm xét nghiệm phân tại khoa Xét nghiệm bệnh viện Nhi Hải Dương. Điều này cũng dễ hiểu vì trẻ càng nhỏ tuổi càng mẫn cảm với các yếu tố gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, đối tượng trẻ <1 tuổi là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và trong thời gian bắt đầu ăn dặm trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ đều được cha/ mẹ chú ý quan tâm và đưa bé tới khám và điều trị ngay.

Bảng 3.2 thể hiện sự phân bố đối tượng theo nơi ở của đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ trẻ hiện sống ở thành thị 60,9% cao hơn ở nông thôn 39,1%. Điều này có thể hiểu là bệnh viện Nhi Hải Dương nằm ở thành phố Hải Dương - khu đông dân nên thuận lợi cho việc bệnh nhân sống tại đây tới khám và điều trị, đồng thời các bậc cha/ mẹ thành thị thường quan tâm tới việc khám và điều trị cho trẻ hơn. Về đặc điểm nghề nghiệp cha/ mẹ của bệnh nhân như bảng 3.2 cho thấy, số cha/ mẹ là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 33,9%; tiếp theo là buôn bán, dịch vụ và nông dân có tỷ lệ ngang nhau 25,4%, cuối cùng thấp nhất là cán bộ, nhân viên, công chức (15,3%). Sự phân bố này phù hợp với hướng phát triển công nghiệp hóa của tỉnh Hải Dương hiện nay, ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển thay thế ngành nông nghiệp. Cùng theo sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển này là sự dân trí hóa, tỷ lệ cha/ mẹ với bậc trung học phổ thông trở lên tăng là 61,9% (bảng 3.3) và ngược lại tỷ lệ dân trí thấp giảm còn 6,5%.

Một trong các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm KSTĐR ở trẻ đó là thói quen ăn uống, rửa tay của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ đối tượng ăn thức ăn chưa nấu chín và uống nước chưa đảm bảo còn khá cao ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên, tương ứng 52,8% và 16,6%. Người dân ở Hải Dương không có thói quen ăn gỏi cá nhưng món ăn rau sống, nem chua, tiết canh sống,..vẫn được ưa chuộng. Với đặc điểm dân trí nâng cao thì thói quen vệ sinh cá nhân cũng được quan tâm hơn, thể hiện là tỷ lệ gia đình BN không có thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh chiếm tỷ lệ thấp 29,3%. Tuy nhiên thói quen này vẫn được thực hiện một cách hời hợt, 30% gia đình chỉ rửa tay trước khi ăn hoặc chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh, điều này vẫn làm tăng khả năng nhiễm KSTĐR.

4.2. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi là 22,3% (biểu đồ 3.1). Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun chung là 3,89%, đơn bào chung là 12,18%, nấm là 10,36% và không có ca nào nhiễm sán. Bệnh nhi nhiễm các giun đường ruột là giun đũa 2,33%, giun móc 1,04% và giun tóc 0,52% ; với đơn bào đường ruột là Entamoeba histolytica 9,07%, Giardia lamblia 2,59% và Coccidia 0,52% (bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu này có nhiều khác biệt so với những nghiên cứu khác. Lê Quốc Hùng và cộng sự năm 2001 đã thực hiện đề tài: “Kiểm soát nhiễm Ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em dưới 15 tuổi tại một xã dân tộc miền núi tỉnh Bình Thuận, miền Nam Việt Nam”, cho kết quả tỷ lệ nhiễm KSTĐR là 28,3% gồm 4 loại giun móc 22,61%, giun đũa 0,4%, giun tóc 0,8% và sán dải lùn 2,2% [8]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Liên năm 2013 về tình hình nhiễm KSTĐR ở học sinh tiểu học tại một số quận, huyện, thành phố Hà Nội năm 2011 - 2012 , cho kết quả: nhiễm KST là 11,8%, trong đó nhiễm giun chung 6,68% (giun đũa

2,72%; giun tóc 3,57%; giun móc/mỏ 0,47%) và đơn bào 5,12% (E.histolytica 1,22%; Giardia 1,16%) [9].

Nếu so sánh với kết quả của Lê Quốc Hùng thì kết quả của tôi tỷ lệ nhiễm KSTĐR là thấp hơn và có sự khác biệt về phân bố từng loại nhiễm. Có sự khác biệt như vậy có thể hiểu đơn giản là do đối tượng nghiên cứu và đặc điểm địa lý sinh thái khác nhau. Tại địa điểm nghiên cứu của Lê Quốc Hùng là miền núi năm 1999 với điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường thấp kém cũng như thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh thì việc nhiễm KSTĐR với tỷ lệ cao là khó tránh. Còn nghiên cứu của tôi là tại Hải Dương hiện nay phần lớn với dân trí cao đã hạn chế được các điều kiện trên. Nếu so sánh với kết quả của Nguyễn Thị Hồng Liên thì kết quả của tôi có tỷ lệ nhiễm KSTĐR cao hơn. Đối tượng nghiên cứu của tôi là trẻ dưới 15 tuổi và có nghi ngờ với nhiễm KST được đưa tới bệnh viện nên khả năng phát hiện cao hơn. Một nghiên cứu khác của Vũ Thị Bình Phương tại bênh viện Y Thái Bình [15] tiến hành trên 6570 bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng đến khám và điều trị tại bệnh viện năm 2008 - 2010, cho kết quả tỷ lệ nhiễm KSTĐR là 44,2%. Kết quả này cao hơn nhiều kết quả của tôi. Tuy cũng tại bệnh viện nhưng sự chênh lệch có thể giải thích do khác đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu của tôi ở phạm vi hẹp chỉ ở đối tượng bệnh nhi và trong thời gian ngắn từ tháng 4/2015 - 6/2015. Như vậy, tình trạng nhiễm KSTĐR ở trẻ em có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm KST giữa các địa điểm, các vùng miền được nghiên cứu. Do tính chất địa lý, điều kiện khí hậu, sự thay đổi con người theo thời gian mà tỷ lệ và thành phần nhiễm KSTĐR ở trẻ em cũng có sự thay đổi. Trong nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi không nhỏ về thành phần nhiễm KSTĐR ở trẻ em. Tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ giảm nhiều nhưng tỷ lệ nhiễm đơn bào và nấm tăng. Tỷ lệ nhiễm giun giảm có thể do hiện nay nhiều cha mẹ trẻ đã nhận thức được tác hại, cách phòng tránh,…và trẻ được tẩy giun định kỳ theo các dự án Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Con đường lây nhiễm

đơn bào của trẻ chủ yếu là do tiếp xúc với các đồ vật, vật nuôi nhiễm KST bằng các hành động: cầm, ngậm, mút tay,…Sự gần gũi của trẻ cùng với kháng thể chưa phát triển hoàn thiện (đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi) là điều kiện dễ nhiễm đơn bào ĐR. Nấm ĐR lâu nay chưa được nhắc tới nhiều nhưng thực tế nó đang gia tăng ở trẻ em. Nguyên nhân được cho là do tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách gây mất cân bằng tạo điều kiện cho nấm phát triển.

4.3. Một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi.

4.3.1. Tuổi, giới tính và nơi ở của bệnh nhi.

Về lứa tuổi, biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTĐR và tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ đều tăng dần theo nhóm tuổi từ nhóm < 1 tuổi đến >6 - 15 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05. Sự khác biệt rõ ràng nhất thể hiện ở tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm tuổi >6 - 15 (23,08%) gấp trên 67 lần nhóm tuổi <1 (0,34%) và gần gấp 2 lần nhóm tuổi 1 - 6 (12,9%). Kết quả của tôi cũng tương tự như kết quả của Lê Quốc Hùng nghiên cứu ở Bình Thuận với 230 trẻ [7] và của Lương Văn Định nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế với 295 trẻ [6], nhận thấy trẻ em trên 6 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn các nhóm tuổi khác có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trẻ càng lớn tuổi hơn nguy cơ nhiễm giun càng cao hơn, có lẽ do khi ở nhà gia đình đã không thể giám sát trẻ tiếp cận với các nguồn lây nhiễm hoặc vệ sinh ăn uống nên tỷ lệ nhiễm ở trẻ nhóm tuổi lớn sẽ cao hơn. Việc giáo dục cho trẻ ở nhóm lớn tuổi hơn về cách tự vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh nhiễm giun là rất cần thiết và có thể thuận lợi hơn khi thông qua đội ngũ giáo viên nhà trường kết hợp với các bậc phụ huynh.

Tỷ lệ nhiễm đơn bào và nấm có điểm chung cao nhất là nhóm tuổi 1 - 6 (17,74% và 11,29%), tiếp theo là nhóm tuổi <1 (11,41% và 10,74%) và cuối cùng là nhóm tuổi >6 - 15 (7,69% và 3,83%). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p >0,05.

Biểu đồ 3.4 cho thấy kết quả các tỷ lệ nhiễm KST chung, tỷ lệ nhiễm giun và đơn bào ở trẻ trai đều lớn hơn trẻ gái còn tỷ lệ nhiễm nấm ở trẻ gái lại cao hơn trẻ trai. Sự khác biệt ở đây không có ý nghĩa thông kê p >0,05. Cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Khúc Thị Tuyết Hường tại Thái Nguyên [9], Lương Văn Định [6] đều không thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm KST ở trẻ em theo giới tính.

Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở nông thôn và thành thị. Trẻ sống ở nông thôn (36,42%) có tỷ lệ nhiễm KSTĐR cao hơn ở thành thị (13,19%). Điều này có thể giải thích do sự khác nhau giữa môi trường sống ở nông thôn và thành thị. Ở nông thôn với các đặc điểm: người dân dùng phân tươi để bón ruộng, nhiều gia đình còn chưa có hố xí hợp vệ sinh, kiến thức về bệnh KST còn hạn chế…làm tăng nguy cơ nhiễm KSTĐR. Như vậy, tỷ lệ trẻ nhiễm KSTĐR ở nông thôn cao hơn thành phố chứng tỏ trẻ em thành phố đã được quan tâm chăm sóc, quản lý sức khỏe tốt hơn và có được môi trường sống tốt hơn.

4.3.2. Mối liên quan với nghề nghiệp, trình độ văn hóa của cha/ mẹ.

Tỷ lệ trẻ nhiễm KSTĐR có cha/ mẹ là nông dân cao nhất 39,8%, tiếp theo là cha mẹ làm buôn bán, dịch vụ và là công nhân tương ứng 19,4% và 15,3%; thấp nhất là cán bộ, nhân viên, công chức 13.6% (bảng 3.7). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05. Như vậy có mối liên quan giữa nghề nghiệp cha/ mẹ tới tình trạng nhiễm KSTĐR ở trẻ em. Ở những hộ gia đình làm nông (trồng trọt, chăn nuôi) tiếp xúc với nhiều nguồn phân và các công trình vệ sinh không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, tỷ lệ nhiễm theo đặc điểm nghề nghiệp của cha/ mẹ cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.5, trẻ sống ở nông thôn nhiễm KSTĐR nhiều hơn ở thành thị do yếu tố môi trường sống và yếu tố con người (cách chăm sóc của cha/ mẹ trẻ).

Về trình độ học vấn, biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm KSTĐR có cha/ mẹ ở trình độ học vấn bậc tiểu học và dưới tiểu học là rất cao (72%). Nếu

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhi tại bệnh viện nhi hải dương từ tháng 4 2015 – 6 2015 (Trang 35)