Tỷ lệ nhiễm KSTĐ Rở bệnh nhi

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhi tại bệnh viện nhi hải dương từ tháng 4 2015 – 6 2015 (Trang 44 - 46)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi là 22,3% (biểu đồ 3.1). Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun chung là 3,89%, đơn bào chung là 12,18%, nấm là 10,36% và không có ca nào nhiễm sán. Bệnh nhi nhiễm các giun đường ruột là giun đũa 2,33%, giun móc 1,04% và giun tóc 0,52% ; với đơn bào đường ruột là Entamoeba histolytica 9,07%, Giardia lamblia 2,59% và Coccidia 0,52% (bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu này có nhiều khác biệt so với những nghiên cứu khác. Lê Quốc Hùng và cộng sự năm 2001 đã thực hiện đề tài: “Kiểm soát nhiễm Ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em dưới 15 tuổi tại một xã dân tộc miền núi tỉnh Bình Thuận, miền Nam Việt Nam”, cho kết quả tỷ lệ nhiễm KSTĐR là 28,3% gồm 4 loại giun móc 22,61%, giun đũa 0,4%, giun tóc 0,8% và sán dải lùn 2,2% [8]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Liên năm 2013 về tình hình nhiễm KSTĐR ở học sinh tiểu học tại một số quận, huyện, thành phố Hà Nội năm 2011 - 2012 , cho kết quả: nhiễm KST là 11,8%, trong đó nhiễm giun chung 6,68% (giun đũa

2,72%; giun tóc 3,57%; giun móc/mỏ 0,47%) và đơn bào 5,12% (E.histolytica 1,22%; Giardia 1,16%) [9].

Nếu so sánh với kết quả của Lê Quốc Hùng thì kết quả của tôi tỷ lệ nhiễm KSTĐR là thấp hơn và có sự khác biệt về phân bố từng loại nhiễm. Có sự khác biệt như vậy có thể hiểu đơn giản là do đối tượng nghiên cứu và đặc điểm địa lý sinh thái khác nhau. Tại địa điểm nghiên cứu của Lê Quốc Hùng là miền núi năm 1999 với điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường thấp kém cũng như thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh thì việc nhiễm KSTĐR với tỷ lệ cao là khó tránh. Còn nghiên cứu của tôi là tại Hải Dương hiện nay phần lớn với dân trí cao đã hạn chế được các điều kiện trên. Nếu so sánh với kết quả của Nguyễn Thị Hồng Liên thì kết quả của tôi có tỷ lệ nhiễm KSTĐR cao hơn. Đối tượng nghiên cứu của tôi là trẻ dưới 15 tuổi và có nghi ngờ với nhiễm KST được đưa tới bệnh viện nên khả năng phát hiện cao hơn. Một nghiên cứu khác của Vũ Thị Bình Phương tại bênh viện Y Thái Bình [15] tiến hành trên 6570 bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng đến khám và điều trị tại bệnh viện năm 2008 - 2010, cho kết quả tỷ lệ nhiễm KSTĐR là 44,2%. Kết quả này cao hơn nhiều kết quả của tôi. Tuy cũng tại bệnh viện nhưng sự chênh lệch có thể giải thích do khác đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu của tôi ở phạm vi hẹp chỉ ở đối tượng bệnh nhi và trong thời gian ngắn từ tháng 4/2015 - 6/2015. Như vậy, tình trạng nhiễm KSTĐR ở trẻ em có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm KST giữa các địa điểm, các vùng miền được nghiên cứu. Do tính chất địa lý, điều kiện khí hậu, sự thay đổi con người theo thời gian mà tỷ lệ và thành phần nhiễm KSTĐR ở trẻ em cũng có sự thay đổi. Trong nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi không nhỏ về thành phần nhiễm KSTĐR ở trẻ em. Tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ giảm nhiều nhưng tỷ lệ nhiễm đơn bào và nấm tăng. Tỷ lệ nhiễm giun giảm có thể do hiện nay nhiều cha mẹ trẻ đã nhận thức được tác hại, cách phòng tránh,…và trẻ được tẩy giun định kỳ theo các dự án Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Con đường lây nhiễm

đơn bào của trẻ chủ yếu là do tiếp xúc với các đồ vật, vật nuôi nhiễm KST bằng các hành động: cầm, ngậm, mút tay,…Sự gần gũi của trẻ cùng với kháng thể chưa phát triển hoàn thiện (đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi) là điều kiện dễ nhiễm đơn bào ĐR. Nấm ĐR lâu nay chưa được nhắc tới nhiều nhưng thực tế nó đang gia tăng ở trẻ em. Nguyên nhân được cho là do tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách gây mất cân bằng tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhi tại bệnh viện nhi hải dương từ tháng 4 2015 – 6 2015 (Trang 44 - 46)