2.4. Biện pháp hạn chế sai số
- Trang bị kiến thức tập huấn kỹ năng thu thập số liệu cho người thu thập số liệu.
2.5. Xử lý và phân tích số liệu
- Xử lý số liệu và phân tích bằng thuật toán trong thống kê y sinh học, phần mềm STATA và Excel 2013.
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi được sự cho phép của bệnh viện Nhi Hải Dương và sự đồng ý của cha/ mẹ bệnh nhân nhi.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong nghiên cứu Y sinh học. Trước khi lấy mẫu bệnh phẩm đối tượng nghiên cứu được thông báo và nói rõ mục đích nghiên cứu. Giữ bí mật về tình trạng sức khỏe của người tham gia nghiên cứu.
2.7. Biến số
2.7.1. Các đặc điểm chung của bệnh nhi
- Tuổi - Giới tính - Nơi ở 2.7.2. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi - Tỷ lệ nhiễm KSTĐR chung - Tỷ lệ nhiễm giun
- Tỷ lệ nhiễm sán - Tỷ lệ nhiễm nấm
2.7.3. Các yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm KSTĐR của bệnh nhi
- Nghề nghiệp của cha/ mẹ bệnh nhi. - Trình độ học vấn của cha/ mẹ bệnh nhi. - Thói quen rửa tay của gia đình bệnh nhi. - Thói quen ăn uống của gia đình bệnh nhi.
2.8. Bảng tóm tắt nội dung nghiên cứu
Mục tiêu
nghiên cứu Nội dung nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu 3. 1. Xác định tỷ lệ
nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi tại bệnh viện Nhi Hải Dương từ tháng 4/2015 - 6/2015.
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, nơi ở,…
- Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi:
Tỷ lệ nhiễm KSTĐR chung
Tỷ lệ nhiễm từng loại giun
Tỷ lệ nhiễm từng loại sán
Tỷ lệ nhiễm từng loại đơn bào - Xác định tỷ lệ nhiễm KST bằng thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm KST đặc trưng. - Công cụ thu thập số liệu: các vật liệu nghiên cứu. 4. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi tại bệnh viện Nhi Hải Dương từ tháng 4/2015 - 6/2015.
Mô tả mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi:
- Tuổi - Giới tính - Nơi ở
- Nghề nghiệp của cha/ mẹ - Trình độ học vấn của cha/ mẹ - Thói quen ăn uống của gia đình - Thói quen rửa tay của gia đình
- Thu thập thông tin liên quan từ cha/ mẹ bằng phương pháp phỏng vấn. - Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi. 2.9. Một số khái niệm
- Mức độ ăn thức ăn sống/ tái, uống nước lã là số lần ăn trong một tháng: + Thỉnh thoảng ăn thức ăn sống/ tái, uống nước lã là ăn dưới 1 lần/tháng. + Thường xuyên ăn thức ăn sống/ tái, uống nước lã là ăn trên 1 lần/tháng.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1.Tuổi và giới tính của bệnh nhi. Kết quả Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 204 52,8 Nữ 182 47,2 Tổng 386 100 Tuổi <1 298 77,2 1 - 6 62 16,1 >6 - 15 26 6,7 Tổng 386 100
Nhận xét: Qua bảng 3.1 cho thấy trong tổng số bệnh nhi được làm XN phân, trẻ trai chiếm tỷ lệ (52,8%) cao hơn trẻ gái (47,2%) và trẻ dưới 1 tuổi chiếm phần lớn (77,2%).
Bảng 3.2. Nơi ở của gia đình và nghề nghiệp của cha/mẹ bệnh nhi. Kết quả Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Nơi ở Nông thôn 151 39,1 Thành thị 235 60,9 Tổng 386 100 Nghề nghiệp Nông dân 98 25,4 Công nhân 131 33,9
Cán bộ, nhân viên, công chức 59 15,3
Buôn bán, dịch vụ 98 25,4
Tổng 386 100
Nhận xét: Qua bảng 3.2 cho thấy bệnh nhi phần lớn sống ở thành thị (60,9%).
Số bệnh nhi có cha mẹ là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9%), và thấp nhất là tỷ lệ bệnh nhi có cha mẹ là cán bộ, nhân viên công chức.
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của cha/ mẹ bệnh nhi. Kết quả Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) Mù chữ, Tiểu học 25 6,5 Trung học cơ sở 122 31,6 Trung học phổ thông 129 33,4
Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học 110 28,5
Tổng 386 100
Nhận xét: Qua bảng 3.3 cho thấy số bệnh nhi có cha mẹ với trình độ học vấn là mù chữ, tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,5%).
Bảng 3.4. Thói quen ăn uống của gia đình bệnh nhi. Kết quả
Thói quen ăn uống
Số lượng Tỷ lệ (%)
Tuyệt đối ăn chín, uống sôi 118 30,6
Thỉnh thoảng ăn thức ăn sống/ tái, uống nước lã 204 52,8 Thường xuyên ăn thức ăn sống/ tái, uống nước lã 64 16,6
Tổng 386 100
Nhận xét: Qua bảng 3.4 cho thấy thói quen ăn thức ăn sống/ tái, uống nước
lã của gia đình bệnh nhi phần lớn ở mức độ thỉnh thoảng (52,8%), ở mức thường xuyên là thấp nhất (16,6%).
Bảng 3.5. Thói quen rửa tay của gia đình bệnh nhi.
Kết quả Thói quen rửa tay
Số lượng
Tỷ lệ (%) Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 157 40,7 Chỉ trước khi ăn hoặc chỉ sau khi đi vệ sinh mới rửa tay 116 30,0 Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 113 29,3
Tổng 386 100
Nhận xét: Qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ gia đình có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cao nhất (40,7%) và ngược lại tỷ lệ gia đình không có thói quen rửa tay là thấp nhất (29,3%).
3.2. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở đối tượng nghiên cứu.
22.3%
77.7%
Có nhiễm KSTĐR Không nhiễm KSTĐR
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi.
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR theo từng thành phần ở bệnh nhi. Bệnh nhân (n=386) Nhiễm KSTĐR Có nhiễm KSTĐR Không nhiễm KSTĐR Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhiễm giun Giun đũa 9 2,33 377 97.67
Giun tóc 2 0.52 384 99.48 Giun móc 4 1,04 382 98.96 Chung 15 3,89 371 96.11 Nhiễm đơn bào Amip 35 9,07 351 90.93 G.lamblia 10 2,59 376 97.41 Coccidia 2 0,52 384 99.48 Chung 47 12,18 339 87.82 Nhiễm nấm 40 10,36 346 89.64
Nhiễm đơn bào + nấm 16 4,15 716 95.85
Nhận xét: Qua bảng 3.6 cho thấy:
- Trẻ nhiễm đơn bào và nấm ĐR với tỷ lệ cao (12,18% và 10,36%); tỷ lệ nhiễm giun ĐR thấp (3,89%) và không có trường hợp nào nhiễm sán.
- Trẻ nhiễm giun đũa (2,33%) cao hơn giun móc (1,04) và giun tóc (0,52%).
- Trong số trẻ bị nhiễm đơn bào ĐR, đa phần là nhiễm Amip gây bệnh
(9,07%), thấp nhất là Coccidia (0,52%).
3.3. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo tuổi
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi tăng theo dần nhóm tuổi từ nhóm <1 tuổi tới nhóm >6 – 15 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05.
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%
<1 tuổi 1 - 6 tuổi >6 - 15 tuổi 0.34% 12.90% 23.08% 11.41% 17.74% 7.69% 10.74% 12.29% 3.85%
Giun Đơn bào Nấm
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR ở bệnh nhi theo tuổi.
Lưu ý: Có 16 trường hợp nhiễm phối hợp đơn bào và nấm. Trong đó, có 9 trường hợp thuộc nhóm tuổi <1 còn lại 7 trường hợp thuộc nhóm tuổi 1 - 6.
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.3 cho thấy:
- Tỷ lệ nhiễm KST chung và nhiễm giun tăng theo nhóm tuổi từ <1 tuổi đến >6 - 15 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
- Trong tỷ lệ nhiễm đơn bào và nấm, tỷ lệ nhiễm ở nhóm tuổi 1 - 6 cao hơn nhóm tuổi <1 và >6 - 15. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR ở bệnh nhi theo giới tính. Lưu ý: Trong 16 trường hợp nhiễm phối hợp đơn bào và nấm, có 9 trường hợp ở trẻ gái, còn lại là 7 trường hợp ở trẻ trai.
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.4 cho thấy:
- Các tỷ lệ nhiễm KST chung, tỷ lệ nhiễm giun và đơn bào ở nam đều cao hơn ở nữ; ngược lại tỷ lệ nhiễm nấm nữ cao hơn nam. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo nơi ở.
Lưu ý: Trong 16 trường hợp nhiễm phối hợp đơn bào và nấm có 9 trường
hợp ở nông thôn và 7 trường hợp ở thành thị.
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.5 cho thấy các tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở nông thôn cao hơn thành thị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p <0,05.
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo nghề nghiệp của cha/ mẹ. Kết quả Nghề nghiệp Số mẫu NC
Có nhiễm Không nhiễm
P Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nông dân 98 39 39,8 59 60,2 p <0,05 Công nhân 131 20 15,3 111 84,7 Cán bộ, nhân viên, công chức 59 8 13,6 51 86,4 Buôn bán, dịch vụ 98 19 19,4 79 80,6 Tổng 386 86 22,3 300 77,7
Nhận xét: Qua bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ nhiễm KST cao nhất ở đối tượng có
cha/ mẹ là nông dân (39,8%), thấp nhất là ở đối tượng có cha/ mẹ là cán bộ, nhân viên, công chức (13,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05.
72% 28.70% 17.10% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Mù chữ, ti ểu học Trung học cơ s ở Trung học phổ thông Trung cấ p, cử nhân đại học, s a u ĐH Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo trình độ học vấn của cha/ mẹ.
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ nhiễm KST giảm dần theo trình độ học vấn từ mù chữ, tiểu học tới trung cấp, cử nhân, đại học, sau đại học. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p <0,05.
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo thói quen ăn uống của gia đình.
Kết quả
Thói quen ăn uống
Số mẫu
NC
Có nhiễm Không nhiễm
P Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tuyệt đối ăn chín,
uống sôi 118 25 21,2 93 78,8
p >0,05 Thỉnh thoảng ăn thịt
sống/ tái, rau sống hoặc uống nước lã
204 46 22,5 158 77,5
Thường xuyên ăn thịt sống/ tái, rau sống, uống nước lã
64 15 23,4 49 76,6
Tổng 386 86 22,3 300 77,7
Nhận xét: Qua bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ đối tượng nhiễm KST cao nhất ở gia đình thường xuyên ăn thịt sống/tái, rau sống, uống nước lã (23,4%), thấp nhất ở gia đình tuyệt đối ăn chín, uống sôi (21,2%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p >0,05.
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo thói quen rửa tay.
Kết quả
Thói quen rửa tay
Số mẫu
NC
Có nhiễm Không nhiễm
P Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rửa tay trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh
157 16 10,2 141 89,8
p <0,05 Chỉ trước khi ăn hoặc
chỉ sau khi đi vệ sinh
116 29 25,0 87 75,0
Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
113 41 36,3 72 63,7
Tổng 386 86 22,3 300 77,7
Nhận xét: Qua bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi giảm dần theo mức độ rửa tay vệ sinh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu ở đây gồm toàn bộ bệnh nhi được xét nghiệm phân tại bệnh viện Nhi Hải Dương từ tháng 4/2015 - 6/2015 và tương ứng là cha/ mẹ chăm sóc bệnh nhân. Dựa theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, tôi đã tiến hành nghiên cứu được 386 trường hợp.
Theo bảng 3.1, trong số 386 bệnh nhi thì có 204 nam và 182 nữ, tương ứng 52,8% và 47,2%. Chủ yếu là trẻ thuộc nhóm tuổi < 1 chiếm 77,2%; tiếp theo là nhóm tuổi 1 - 6 chiếm 16,1% và thấp nhất là nhóm tuổi >6 - 15 chỉ chiếm 6,7%. Như vậy, ở đây có sự chênh lệch rõ về tuổi của trẻ được làm xét nghiệm phân tại khoa Xét nghiệm bệnh viện Nhi Hải Dương. Điều này cũng dễ hiểu vì trẻ càng nhỏ tuổi càng mẫn cảm với các yếu tố gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, đối tượng trẻ <1 tuổi là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và trong thời gian bắt đầu ăn dặm trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ đều được cha/ mẹ chú ý quan tâm và đưa bé tới khám và điều trị ngay.
Bảng 3.2 thể hiện sự phân bố đối tượng theo nơi ở của đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ trẻ hiện sống ở thành thị 60,9% cao hơn ở nông thôn 39,1%. Điều này có thể hiểu là bệnh viện Nhi Hải Dương nằm ở thành phố Hải Dương - khu đông dân nên thuận lợi cho việc bệnh nhân sống tại đây tới khám và điều trị, đồng thời các bậc cha/ mẹ thành thị thường quan tâm tới việc khám và điều trị cho trẻ hơn. Về đặc điểm nghề nghiệp cha/ mẹ của bệnh nhân như bảng 3.2 cho thấy, số cha/ mẹ là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 33,9%; tiếp theo là buôn bán, dịch vụ và nông dân có tỷ lệ ngang nhau 25,4%, cuối cùng thấp nhất là cán bộ, nhân viên, công chức (15,3%). Sự phân bố này phù hợp với hướng phát triển công nghiệp hóa của tỉnh Hải Dương hiện nay, ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển thay thế ngành nông nghiệp. Cùng theo sự
phát triển này là sự dân trí hóa, tỷ lệ cha/ mẹ với bậc trung học phổ thông trở lên tăng là 61,9% (bảng 3.3) và ngược lại tỷ lệ dân trí thấp giảm còn 6,5%.
Một trong các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm KSTĐR ở trẻ đó là thói quen ăn uống, rửa tay của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ đối tượng ăn thức ăn chưa nấu chín và uống nước chưa đảm bảo còn khá cao ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên, tương ứng 52,8% và 16,6%. Người dân ở Hải Dương không có thói quen ăn gỏi cá nhưng món ăn rau sống, nem chua, tiết canh sống,..vẫn được ưa chuộng. Với đặc điểm dân trí nâng cao thì thói quen vệ sinh cá nhân cũng được quan tâm hơn, thể hiện là tỷ lệ gia đình BN không có thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh chiếm tỷ lệ thấp 29,3%. Tuy nhiên thói quen này vẫn được thực hiện một cách hời hợt, 30% gia đình chỉ rửa tay trước khi ăn hoặc chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh, điều này vẫn làm tăng khả năng nhiễm KSTĐR.
4.2. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi là 22,3% (biểu đồ 3.1). Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun chung là 3,89%, đơn bào chung là 12,18%, nấm là 10,36% và không có ca nào nhiễm sán. Bệnh nhi nhiễm các giun đường ruột là giun đũa 2,33%, giun móc 1,04% và giun tóc 0,52% ; với đơn bào đường ruột là Entamoeba histolytica 9,07%, Giardia lamblia 2,59% và Coccidia 0,52% (bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu này có nhiều khác biệt so với những nghiên cứu khác. Lê Quốc Hùng và cộng sự năm 2001 đã thực hiện đề tài: “Kiểm soát nhiễm Ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em dưới 15 tuổi tại một xã dân tộc miền núi tỉnh Bình Thuận, miền Nam Việt Nam”, cho kết quả tỷ lệ nhiễm KSTĐR là 28,3% gồm 4 loại giun móc 22,61%, giun đũa 0,4%, giun tóc 0,8% và sán dải lùn 2,2% [8]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Liên năm 2013 về tình hình nhiễm KSTĐR ở học sinh tiểu học tại một số quận, huyện, thành phố Hà Nội năm 2011 - 2012 , cho kết