Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ nuôi, loại thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá heo (wallago attu bloch schneider, 1801) nuôi lồng trên hồ chứa tại nghệ an (Trang 43 - 48)

- Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá từng giai đoạn.

3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa

của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa

3.2.3.1. Tăng trưởng trung bình về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau:

Kết quả theo dõi tăng trưởng khối lượng trung bình của cá ở các mật độ nuôi khác nhau được thể hiện thông qua Bảng 3.6 và Hình 3.5.

Khối lượng trung bình của cá có sự sai khác giữa các mật độ nuôi trong quá trình thí nghiệm, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết thúc thí nghiệm sau 210 ngày nuôi, cá Leo nuôi ở mật độ 20 con/m3 (MD1) đạt khối lượng trung bình 1103,80±10,85 g/con, cá nuôi ở mật độ 30 con/m3 (MD2) đạt 920,07±10,10 g/con, cá nuôi ở mật độ 40 con/m3 (MD3) đạt 816,57±3,34 g/con.

Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo cao hơn rất nhiều so với một số loài cá nuôi bè khác cá tra nuôi lồng với mật độ 60 con/m3 sau 5 tháng khối lượng cá đạt 259,6 g/con (Rahman và ctv, 2006), cá Chiên nuôi lồng trên hồ

Khe Đá sau 6 tháng nuôi với mật độ 20 con/m3 đạt khối lượng trung bình 360,99 ± 0,09 g/con, ở mật độ 30 con/m3 đạt 356,80 ± 0,08 g/con, ở mật độ 40 con/m3 đạt 354,33 ± 0,11 g/con [7].

Bảng 3.6. Tăng trưởng trung bình về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau (g/con)

Giai đoạn (ngày) MD1 MD2 MD3 Cỡ giống thả 22,27 ± 0,15a 22,30 ± 0,10a 22,27 ± 0,15a 30 12,93 ± 0,67a 110,27 ± 2,01b 102,87 ± 0,30c 60 31,53 ± 0,80a 233,10 ± 3,72b 210,90 ± 0,30c 90 439,67 ± 1,30a 313,77 ± 1,51b 276,60 ± 2,26c 120 613,93 ± 1,05a 459,94 ± 0,93b 361,50± 4,88c 150 809,37 ± 3,76a 612,37 ± 1,77b 498,87 ± 2,93c 180 944,43 ± 2,78a 772,77 ± 1,89b 626,70 ± 2,49c 210 1103,80 ± 10,85a 920,07 ± 10,10b 816,57 ± 3,34c

Giá trị trình bày là TB±SD, số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ cái mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa (p<0,05)

Kết quả ở trên cho thấy, cá Leo khi nuôi ở mật độ 20 con/m3 có sự tăng trưởng về khối lượng thân trung bình cao nhất, tiếp đến là ở mật độ nuôi 30 con/m3 và chậm nhất là cá nuôi ở mật độ 40 con/m3. Điều đó chứng tỏ mật độ nuôi đã ảnh hưởng đến tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa.

Hình 3.5. Tăng trưởng trung bình về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau

Tốc độ tăng trưởng trung bình vê khối lượng của cá leo nuôi lồng ở cá ba mật độ thí nghiệm cao hơn rất nhiều so với cá Chiên nuôi cùng mật độ. Kết quả nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng trung bình của cá Chiên nuôi lồng trên hồ khe Đá sau 150 ngày nuôi, ở mật độ 20 con/m3 đạt khối lượng trung bình 360,99 g/con, ở mật độ 30 con/m3 đạt 356,80 g/con và ở mật độ 40 con/m3 là 354,33 g/con [7].

3.2.3.2. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau:

Kết quả tính toán tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá Leo nuôi lồng ở các mật độ khác nhau được thể hiện trên Bảng 3.7 và Hình 3.6.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng trung bình của cá Leo thí nghiệm ở 3 mật độ dao động từ 2,19±0,07 (MD3) đến 6,51±1,32 g/ngày (MD1). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng trung bình giữa các mật độ nuôi MD1, MD2, MD3 có sự sai khác nhau ở giai đoạn từ 1 - 150 ngày nuôi và sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05). Tuy nhiên ở giai đoạn 151 - 180 giữa MD2 và MD3 không có sự sai khác, ở giai đoạn

181 - 210 ngày lại có sự sai khác giữa MD2 và MD3 và không có sự sai khác giữa MD1 và MD2 (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau (g/ngày)

Giai đoạn (ngày) MD1 MD2 MD3 01 - 30 3,36 ± 0,02a 2,93 ± 0,07b 2,69 ± 0,01c 31 - 60 6,45 ± 0,03a 4,10± 0,07b 3,60 ± 0,01c 61 - 90 4,10 ± 0,02a 2,69 ± 0,08b 2,19 ± 0,07c 91 - 120 5,81 ± 0,05a 4,87 ± 0,06b 2,83 ± 0,22c 121 - 150 6,51 ± 1,32a 5,08 ± 0,05b 4,44 ± 0,17c 151 - 180 4,51 ± 0,04a 5,35 ± 0,12b 4,39 ± 0,17b 181 - 210 5,31 ± 0,28a 4,91 ± 0,39a 6,33 ± 0,08b

Giá trị trình bày là TB±SD, số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ cái mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa (p<0,05)

Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau

Qua kết quả trên cho thấy, mật độ nuôi MD1 trong suốt quá trình nuôi có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng trung bình có sự vượt trội so với

các mật độ khác, đặc biệt là mật độ MD3 có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng cao nhất ở giai đoạn cuối (181- 210 ngày). Kết quả thí nghiệm này cao hơn khi so với tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Chiên nuôi lồng trên hồ Khe Đá; tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng trung bình của cá Chiên sau 150 ngày thí nghiệm ở mật độ 20 con/m3 là 2,47±0,003 g/ngày, ở mật độ 30 con/m3 lồng đạt 2,41±0,004 g/ngày và ở mật độ 40 con/m3 lồng là 2,39±0,002 g/ngày [7].

3.2.3.3. Tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau:

Kết quả tính toán tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở các mật độ khác nhau được thể hiện trên Bảng 3.8 và Hình 3.7.

Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau (%/ngày)

Giai đoạn (ngày) MD1 MD2 MD3 01 - 30 5,69 ± 0,03a 5,33 ± 0,05b 5,10 ± 0,02c 31 - 60 3,15 ± 0,01a 2,49 ± 0,02b 2,39 ± 0,01c 61 - 90 1,10 ± 0,01a 0,99 ± 0,03b 0,91 ± 0,02c 91 - 120 1,11 ± 0,01a 1,27 ± 0,01b 0,89 ± 0,07c 121 - 150 0,92 ± 0,02a 0,95 ± 0,01a 1,05 ± 0,05b 151 - 180 0,51 ± 0,01a 0,78 ± 0,02b 0,79 ± 0,03b 181 - 210 0,52 ± 0,02a 0,58 ± 0,05a 0,88 ± 0,01b

Giá trị trình bày là TB±SD, số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ cái mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa (p<0,05)

Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng trung bình của cá ở các giai đoạn nuôi khác nhau có sự khác nhau. Vào thời gian đầu của quá trình nuôi (1 - 30 ngày) tốc độ tăng trưởng của cá nhanh hơn và sau đó giảm dần về cuối chu kỳ thí nghiệm (ngày nuôi 181 - 210). Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng trung bình của cá ở 3 mật độ trong quá trình thí nghiệm dao động từ 0,51±0,01 đến 5,69±0,03 (%/ngày). Ở giai đoạn 1 - 60 ngày nuôi tốc

độ tăng trưởng tương đối về khối lượng trung bình của mật độ nuôi MD1 có sự vượt trội hơn so với mật độ MD2 và MD3 (Bảng 3.8).

Hình 3.7. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá Leo nuôi lồng trên hồ chứa ở ba mật độ khác nhau

Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng trung bình của cá ở giai đoạn 1 - 120 ngày nuôi cao nhất ở MD1 và thấp nhất ở MD3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng ở giai đoạn này giữa ba mật độ nuôi khác nhau, sự sai khác này có ý nghĩa (p<0,05).

Giai đoạn 120 - 210 ngày, tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá Leo ở cá ba CTTN giảm dần về cuối chu kỳ thí nghiệm, và sự sai khác giữa các CTTN không thể hiện rõ rệt.

Kết quả trên cho thấy mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng trung bình của cá. Trong đó, mật độ MD1 có tốc độ tăng trưởng vượt trội nhất và thấp nhất là mật độ MD3 trong quá trình thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ nuôi, loại thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá heo (wallago attu bloch schneider, 1801) nuôi lồng trên hồ chứa tại nghệ an (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w