Chi trả dịch vụ môi trường rừng của một số địa phương

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh nghệ an (Trang 38 - 43)

7. Kết cấu luận văn

1.4.1. Chi trả dịch vụ môi trường rừng của một số địa phương

1.4.1.1 Thực tiễn chi trả tiền DVMTR tại tỉnh Lào Cai

Ngày 24/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR. Đầu năm 2011, UBND tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh, các địa phương xây dựng “Đề án thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”. Cùng với đó, UBND tỉnh Lào Cai đã thành

lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, ban hành quy chế hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy nhân sự, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.

Sau khi triển khai Chính sách Chi trả DVMTR, toàn tỉnh Lào Cai có 70 tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng phải chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (gồm các nhà máy thuỷ điện, các cơ sở cung ứng nước sạch, cơ sở kinh doanh du lịch), mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tính đến cuối năm 2014 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai đã tích cực vận động, đôn đốc thu về trên 29 tỷ đồng tiền DVMTR.

Mặt khác, nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương về công tác bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ che phủ diện tích tự nhiên của rừng tiếp tục tăng lên, các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được hạn chế. Đây là những kết quả bước đầu nhưng rất tích cực, là tiền đề cho người trồng rừng và bảo vệ rừng yên tâm, có sinh kế bền vững từ rừng và góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương.

Đặc thù của các nhà máy thủy điện tại tỉnh Lào Cai là công suất nhỏ, chủ yếu do tư nhân đầu tư, các nhà máy nằm rải rác tại vùng sâu, cao, vùng có địa hình khó khăn. Nỗ lực lớn của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai trong thời gian qua là khắc phục những khó khăn này để triển khai có hiệu quả chính sách với 100% các đơn vị sản xuất thủy điện, sản xuất nước sinh hoạt đã ký kết hợp đồng ủy thác và thực hiện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng. Nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền mà các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch bước đầu có nhận thức đúng về trách nhiệm xã hội hóa nguồn quỹ dịch vụ môi trường rừng, tạo điều kiện trở lại cải tạo môi trường cảnh quan, đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Đến nay, công tác rà soát, xác định phạm vi ranh giới chủ rừng, phân loại, thống kê đối tượng sử dụng DVMTR của

tỉnh cơ bản hoàn thành. Việc tổ chức giải ngân cho các chủ rừng đang được triển khai khẩn trương, hoàn thành chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của năm 2012, 2013 đúng tiến độ.

1.41.2 Thực tiễn chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước được thành lập từ tháng 8 năm 2012 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2012. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước đã ban hành tất cả các văn bản có liên quan đến hoạt động của Quỹ cũng như những hướng dẫn về công tác chi trả DVMTR trên địa bàn.

Năm 2014, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước đã có nhiều nỗ lực trong công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền DVMTR đảm bảo đúng quy định, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Quỹ BV&PTR. Chính sách chi trả DVMTR đã tạo điều kiện quản lý bảo vệ rừng hiệu quả, công tác tuần tra bảo vệ rừng được tăng cường góp phần giữ ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội ở các địa phương, cải thiện sinh kế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định đời sống của người làm nghề rừng nhất là người dân sinh sống ở vùng miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.41.3 Thực tiễn chi trả tại tỉnh Đắc Lắc

Về cơ cấu tổ chức: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắc Lắc được thành lập từ tháng 8/2012 trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk. Ban điều hành Quỹ bao gồm 21 người: Giám đốc và 03 phòng chức năng (20 người): Phòng Tổng hợp, Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật.

Đến nay Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đắk Lắk đã ban hành tất cả các văn bản có liên quan đến hoạt động của Quỹ cũng như những hướng dẫn về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn. Đã xây dựng Phương án tự chủ về tài chính và Đề án vị trí việc làm trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt; Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình

UBND tỉnh chỉ đạo, có phương án xử lý đối với các nhà máy thuỷ điện thuộc lưu vực nội tỉnh không nộp, chậm nộp và không ký kết hợp đồng ủy thác.

Về triển khai thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 22 nhà máy sản xuất thuỷ điện (13 nhà máy sử dụng lưu vực liên tỉnh, 9 nhà máy sử dụng lưu vực nội tỉnh). Trong đó đã ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với 21 nhà máy. Kết quả huy động nguồn thu đến hết tháng 5/2015: gần 120 tỷ đồng (chủ yếu nhận điều phối từ Quỹ BVPTR Việt Nam), trong 5 tháng đầu năm 2015 Quỹ thu được hơn 1,5 tỷ đồng (thu nội tỉnh):

Thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và không có điều kiện trồng lại: Quỹ đã thu được gần 9 tỷ đồng (đơn giá thu là 84 triệu đồng/ha) nhưng chưa tiến hành giải ngân nguồn thu này.

Đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch: Quỹ chưa tiến hành thu được do các cơ sở sử dụng chủ yếu là nguồn nước ngầm nên khó xác định lưu vực.

Kết quả giải ngân nguồn tiền: Tổng số tiền đã giải ngân đến 31/5/2015 là hơn 100 tỷ đồng chủ yếu chi cho các chủ rừng là tổ chức. Riêng đầu năm 2015 Quỹ đã giải ngân hơn 25 tỷ đồng.

Đối với lưu vực chi trả DVMTR tại Đắk Lắk được chi trả trên 3 hệ thống lưu vực chính trên cơ sở các lưu vực chảy về cùng 1 dòng sông cuối cùng là 1 hệ thống. Những lưu vực có đơn giá chưa đạt 200.000 đồng/ha thì tập trung lồng ghép nhiều nguồn vốn để người làm nghề rừng được hưởng từ 200.000 đồng/ha trở lên. Lưu vực đã đạt trên 200.000 đồng/ha thì phải ngừng các nguồn vốn khác (Đơn giá bình quân chi trả trên địa bàn tỉnh là khoảng 250.000đ/ha).

Công tác giải ngân của chủ rừng đến các hộ nhận khoán đầy đủ, kịp thời đúng tiến độ, thực hiện tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý.

Việc chi trả tiền DVMTR dựa trên cơ sở đăng ký của các chủ rừng trước tháng 7 hàng năm. Sau đó Quỹ tổng hợp và lập kế hoạch chi trả trên toàn tỉnh. Nếu chủ rừng nào không đăng ký thì sẽ không được chi trả và số tiền đó được cộng dồn vào đơn giá chi trả trên lưu vực đó.

Công tác tuyên truyền: ngoài tuyên truyền bằng hình thức tổ chức các lớp tập huấn, trên báo, đài, website…, Quỹ Bảo vệ và PTR tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức phát 60.000 tờ rơi, tờ gấp và trên 300 cuốn sổ tay hỏi - đáp về chính sách chi trả DVMTR cho các chủ rừng, Hạt kiểm lâm, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình trên địa bàn các huyện thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

1.41.4 Thực hiện chi trả tại tỉnh Đắk Nông

Về cơ cấu tổ chức: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đắk Nông được thành lập từ tháng 11/2008 trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2011 đến nay đã đi vào hoạt động ổn định.

Về thực hiện nhiệm vụ: Công tác tuyên truyền: Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn triển khai chính sách chi trả DVMTR; Đăng bài tuyên truyền trên Báo Đắk Nông và Website của Quỹ; Tuyên truyền trên băng rôn, cờ phướn với 4 đợt gồm 475 cờ phướn và 1031 băng rôn; Tuyên truyền trên truyền thanh lưu động: 72 lượt; Cấp phát 4.000 cuốn sổ tay, 2.000 tờ rơi, 400 tờ poster và 500 bìa kẹp tài liệu; Thiết kế logo, tuyên truyền qua mũ tai bèo về chính sách chi trả DVMTR cho các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng máy định vị GPS và phần mềm Mapinfo trong quản lý tài nguyên rừng cho các đơn vị chủ rừng năm 2015.

Công tác ký kết hợp đồng: Quỹ đã phối hợp với Quỹ Bảo vệ và PTR Việt Nam ký kết được 15/17 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với các nhà máy thuỷ điện có lưu vực liên tỉnh; Tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng ủy

thác với 06 nhà máy thuỷ điện và 02 cơ sở sản xuất nước sạch có lưu vực nội tỉnh. Đắk Nông là một trong những tỉnh thực hiện thu tiền DVMTR sớm nhất cả nước đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện có công suất nhỏ (dưới 30MW).

- Kết quả tổng số tiền thu được đến tháng 6/2015: hơn 218 tỷ đồng (trong đó nhận điều phối từ quỹ TW hơn 152 tỷ đồng). Riêng năm 2015 Quỹ đã thu được gần 44 tỷ đồng (đạt gần 70% so với kế hoạch).

+ Thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và không có điều kiện trồng lại được hơn 3 tỷ đồng (đơn giá thu là 72 triệu đồng/ha),

+ Quỹ đang tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT cho 2 tỉnh Đắk Nông và Đồng Nai thực hiện thí điểm trong công tác mở rộng nguồn thu từ các cơ sở sử dụng nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

- Kết quả giải ngân nguồn tiền: Tổng số tiền đã giải ngân đến tháng 6/2015 là hơn 173 tỷ đồng trong đó thanh quyết toán tiền DVMTR các năm 2011 đến 2014 với số tiền hơn 152,5 tỷ đồng,chủ yếu chi cho các chủ rừng là tổ chức. Chủ rừng là HGĐ, UBND xã chỉ chiếm 2% tổng diện tích trên các lưu vực trên địa bàn tỉnh, đối tượng này Quỹ tỉnh trực tiếp chi trả. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, Quỹ đã giải ngân hơn 20 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh nghệ an (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w