1. Hình thái nhiễm sắc thể:
- Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
- Ở sinh vật nhân sơ như vi khuẩn: chưa có NST như ở tế bào nhân thực. Mỗi tế bào chỉ chứa một ADN dạng trần, không liên kết với prôtêin, có mạch xoắn kép và dạng vòng. - Ở virút (thể thực khuẩn - phage): vật chất di truyền là ADN hoặc ARN.
- Ở sinh vật nhân thực: NST nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm m{u đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính, được cấu tạo từ chất nhiễm sắc (ADN và prôtêin loại histon).
So sánh cấu trúc vật chất di truyền ở các các nhóm sinh vật
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc, được duy trì ổn định qua các thế hệ.
- Thông thường, trong tế b{o sinh dưỡng (tế bào xôma), hầu như tất cả các nhiễm sắc thể đều tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình dạng, kích thước cũng như trình tự các gen), trong đó, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
- Toàn bộ các nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào hợp thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài (2n). Ví dụ, ở người 2n = 46; ở ruồi giấm 2n = 8; ở ngô 2n = 20...
- Ở tế bào sinh dục, bộ NST l{ đơn bội (n).
- Nhiễm sắc thể có dạng hạt, que hoặc chữ V, có chiều dài 0,2 – 50m, đường kính 0,2 – 2m.
-Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù của nó liên tục qua nhiều thế hệ tế b{o, nhưng có biến đổi qua các kỳ của quá trình phân bào.
2. Cấu trúc hiển vi của NST ở tế bào động vật và thực vật: