Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHÀ CUNG ỨNG NỘI DUNG TRÊN WEBSITE ECOMVIET.VN docx (Trang 51 - 69)

4.3.2.1. Nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương mại điện tử ở các doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của Thương mại điện tử. Các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết về thương mại điện tử, có cái nhìn khách quan về những lợi thế mà TMĐT mang lại. Để từ đó thấy được sự cần thiết của thông tin TMĐT trong hoạt động của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu TMĐT một cách chuyên sâu và bài bản, lấy được những thông tin hữu ích nhất. Tuyên truyền, đào tạo, phổ cập kiến thức về TMĐT, quảng bá hơn nữa loại hình thương mại tiên tiến này cho doanh nghiệp trong nước.

4.3.2.2. Phát triển hạ tầng công nghệ TMĐT

Tạo lập cơ sở hạ tầng CNTT đủ mạnh, xây dựng trung tâm chứng thực công cộng đầu tiên trong cả nước để góp phần bảo đảm an ninh và an toàn trong giao dịch nhằm củng cố niềm tin cho người sử dụng. Do TMĐT hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông có một vai trò nền tảng quang trọng cho các ứng dụng của TMĐT. Nếu như trước kia mới chỉ có các phương tiện truyền thông đơn giản như điện thoại, fax…thì ngày nay hạ tầng công nghệ cao như Internet, di động…đã phát triển nhanh đến chóng mặt. Một doanh nghiệp không thể quảng bá Website bán hàng của mình một cách rộng rãi và khai thác các tiện ích cũng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nếu

như hệ thống đường truyền Internet không được đảm bảo hoạt động ổn định…

4.3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy thương mại điện tử

Trong các năm gần đây, các tổ chức đào tạo đã chủ động trong hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện nay đang ở trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo thương mại điện tử đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Các trường đại học, cao đẳng và cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cung cầu nhân lực về TMĐT.

4.3.2.4. Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử

Cho đến nay các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của

các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương - Báo cáo Thương mại điện tử 2008.

2. Bộ môn Quản trị chiến lược - Bộ bài giảng E- marketing, Đại học Thương mại.

3. Dương Tố Dung - ThS - Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân, NXB Lao Động, 2005.

4. Nguyễn Bách Khoa - PGS.TS - Marketing thương mại điện tử, NXB Thống Kê, 2003.

5. Nguyễn Thanh Liêm - Đại học kinh tế Đà Nẵng - Bài giảng Các kĩ thuật

phân tích môi trường bên ngoài.

6. Nguyễn Văn Minh - PGS.TS - Bài giảng Quản trị tác nghiệp B2B, 2007. 7. Tài liệu nước ngoài

Kenneth C. Laudon & Carol Guercia Traver - Mô hình kinh doanh (Dịch) 8. Website www.ecomviet.vn www.wikipedia.org www.zing.vn www.vnexpress.net www.svtruyenhinh.info www.thongtinthuongmai.vn www.vecvn.com www.moit.gov.vn

CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN

Mục đích: Nghiên cứu, làm luận văn, chuyên đề tốt nghiệp

Thông tin chung

Tên Công ty : Trung tâm phát triển thương mại điện tử Họ tên : ………. Chức vụ : ……….

Thông tin riêng

1. Anh (chị) cho biết mục đích sử dụng Internet của Trung tâm?  Tìm kiếm thông tin  Giao dịch bằng thư điện tử

 Truyền và nhận file  Tuyển dụng và đào tạo  Liên lạc với các cơ quan khác

2. Trung tâm đã hoặc đang có dự án hay chiến lược phát triển về nội dung của website www.ecomviet.vn?

 Có  Không

3. Anh (chị) có quan tâm đến thông tin liên quan đến thương mại điện tử không?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không quan tâm

4. Xây dựng trang thông tin về TMĐT trên website của trung tâm có cần thiết và cần quan tâm?

Rất cần thiết và quan tâm Có cần thiết Chưa cần thiết và quan tâm Không cần thiết  5. Anh (chị) muốn trang thông tin về TMĐT có những nội dung gì?

Tin tức TMĐT trong nước và trên thế giới Các chính sách pháp luật về TMĐT

Kiến thức, kinh nghiệm ứng dụng TMĐT Tư vấn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về TMĐT Tất cả các phương án trên

Nội dung khác (……)

6. Theo anh (chị) trang thông tin về TMĐT phải đảm bảo yếu tố gì để đáp ứng nhu cầu người đọc?

Đơn giản Dễ hiểu Phong phú,  đa dạng

Chuyên sâu Tốc độ truy cập nhanh Mới, lạ  Tất cả Yếu tố khác (……)

7. Theo anh (chị) nên cung cấp trên trang này các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng nào?

Quảng cáo Đăng kí truy cập Liên kết 

Tất cả Dịch vụ khác (……) Không cần thiết  8. Đối tượng người sử dụng mà website hướng tới?

 Người tiêu dùng  Doanh nghiệp

Học sinh, sinh viên Tất cả  Đối tượng khác (……)

9. Theo anh (chị) để trang thông tin TMĐT cạnh tranh vơí các trang tin tức khác thì cần có lợi thế gì?

Quảng bá Nội dung Nhân lực  Kinh nghiệm Công nghệ Phí dịch vụ 

Lợi thế khác (……)

10. Tần xuất cập nhật thông tin trên website?

Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Thỉnh thoảng   11. Hoạt động nào gặp trở ngại trong việc xây dựng mô hình? Tìm kiếm thông tin Nguồn lực tài chính Khả năng hỗ trợ khách hàng Nguồn nhân lực  Cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT Triển khai hoạt động Hoạt động khác (……)

12. Hiệu quả của việc xây dựng mô hình cung ứng nội dung trên website của trung tâm?

Tăng số lượng người truy cập

Giải quyết được khó khăn của doanh nghiệp Mở rộng phát triển nhiều ý tưởng

Thu hút được sự quan tâm từ thị trường nước ngoài Xây dựng hình ảnh trung tâm

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Bảng câu hỏi phỏng vấn

Mục đích: Nghiên cứu, làm luận văn, chuyên đề tốt nghiệp Tên Công ty : Trung tâm phát triển thương mại điện tử Họ tên : ………... Chức vụ : ………..……….

Câu hỏi

1. Định hướng phát triển của trung tâm về mô hình nhà cung ứng nội dung, trung tâm muốn xây dựng ở mức độ nào?

2. Các nội dung cung ứng sẽ lấy ở đâu và đáp ứng yếu tố gì?

3. Theo trung tâm hoạt động của mô hình sẽ gặp khó khăn gì, khó khăn ở đâu?

4. Dự báo của trung tâm về mô hình trong tương lai.

5. Quá trình tuyển dụng nhân viên làm việc cho mô hình cung ứng nội dung và các chính sách đãi ngộ nhân viên?

Trả lời

1. Định hướng phát triển của trung tâm về mô hình nhà cung ứng nội dung:

Trở thành trung tâm duy nhất cung cấp thông tin có chất lượng tốt do tạo dựng được hệ thống nguồn tin uy tín và đội ngũ nhân viên có trình độ, chuyên môn cao.

2. Nguồn cung cấp các thông tin:

- Thông tin sẽ được lấy từ hơn 60 thương vụ, chi nhánh Thương vụ ở các nước và vũng lãnh thổ.

- Thông tin được cung cấp bởi hơn 10.000 thành viên của Cổng Thương mại điện tử quốc gia – ECVN

Các thông tin phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Tính xác thực: thông tin được cung cấp phải là những thông tin chính xác 100%, được cung cấp bởi những đơn vị có uy tín.

- Tính mới: thông tin phải được tiến hành cập nhật liên tục hàng ngày 3. Hoạt động của mô hình sẽ gặp phải một số khó khăn sau:

- Xây dựng hệ thống phân tích và tổng hợp thông tin - Đưa ra những dự báo chính xác về thị trường

4. Dự báo của trung tâm về mô hình trong tương lai

- Trong tương lai, đây sẽ là mô hình được các doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng. Bởi vì thông tin có thể xem là chìa khóa của cánh cửa dẫn đến thành công. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng. Khi có được thông tin chính xác thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn và tiếp cận được với khách hàng tiềm năng của mình.Nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thông tin kịp thời thì sẽ tìm kiếm được những cơ hội kinh doanh vàng.

- Ngày càng có nhiều công ty sẽ tham gia và kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp thông tin sẽ làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và môi trường cạnh tranh đã khiến cho các công ty cung cấp thông tin luôn cố gắng tìm ra những giải pháp mới để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Và người được hưởng lợi trong việc này chính là các doanh nghiệp. Nguồn thông tin mà họ có được từ các nhà cung cấp có độ chính xác ngày càng cao.

5. Quá trình tuyển dụng nhân viên làm việc cho mô hình cung ứng nội dung

- Nộp hồ sơ, phỏng vấn vào làm cộng tác viên cho trung tâm

- Nộp hồ sơ, phỏng vấn, thi tuyển công chức vào lam nhân viên chính thức cho trung tâm.

Chính sách đãi ngộ nhân viên: ngoài lương chính còn có chính sách đãi ngộ về khen thưởng, trợ cấp đi lại, ăn nghỉ công tác…

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU THỨ CẤP Hồ sơ năng lực Ecomviet

1. Thông tin chung

Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Trung tâm Phát triển thương mại điện tử Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam E-commerce Development Centre Viết tắt: EcomViet

Slogan: Công tắc số cho doanh nghiệp

Trụ sở chính: 25 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại: (84.4) 2220 5513 * Fax: (84.4) 2220 5507 Email: info@ecomviet.vn * Website: www.ecomviet.vn

2. Các hoạt động kinh doanh chính

 Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (ECVN)

ECVN.com là sàn giao dịch thương mại điện tử B2B hàng đầu tại Việt Nam. Cung cấp hàng nghìn cơ hội kinh doanh, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng, thông tin kinh doanh và thông tin thị trường. Hiện nay, ECVN là sàn B2B duy nhất ở Việt Nam thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với gần 60 thương vụ Việt Nam tại thị trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

 Đào tạo thương mại điện tử

Đào tạo thương mại điện tử là một trong những hoạt động chính của trung tâm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân tìm hiểu và áp dụng thương mại điện tử. Với các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực thương mại điện tử hiện đang làm việc tại Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) và giảng dậy ở các trường đại học uy tín trên cả nước, chúng tôi sẽ giúp học viên nắm được những kiến thức về thương mại điện tử từ cơ bản đến chuyên sâu. Chúng tôi cung cấp những chương trinh đào tạo riêng cho từng đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, chúng tôi có những chương trình đào tạo thương mại điện tử dành riêng cho các nhà quản lý doanh nghiệp, hay chương trình đào tạo thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cho giới trẻ.

 Tư vấn giải pháp phát triển thương mại điện tử

Chúng tôi là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Chúng tôi vừa có kinh nghiệm thực tế trong hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, lại vừa có hiểu biết về hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại điện tử. Vì vậy chúng tôi sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp những giải pháp phát triển thương mại điện tử phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp. Hoạt động này của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng ứng dụng thương mại điện tử một cách hiệu quả nhất.

 Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (EcoSys)

EcoSys là dịch vụ công trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đẩy mạnh hoạt động thuận lợi hóa thương mại

 Tiếp thị điện tử (E-marketing )

E-marketing là cách thức giúp doanh nghiệp tiếp cận tập khách hàng mục tiêu của mình bằng cách sử dụng các công cụ quảng cáo trên Internet. Hiện nay, chúng tôi có cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp một cách tốt nhất.

 Chữ ký số và chứng thực chữ ký số

Dịch vụ chữ ký số và chứng thực chữ ký số là một dịch vụ mới của Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet). Dịch vụ này không những đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp, tổ chức mà còn đem lại những lợi ích thiết thực đối với các cá nhân. Nhờ có dịch vụ chữ ký số và chứng thực chữ ký số mà thông tin được cung cấp trên môi trường Internet mới đảm bảo tin cậy. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ không phải lo lắng vì tính xác thực của thông tin được truyền qua mạng.

Bảng 1 : Bảng phân bổ nhân sự

CÁN BỘ, NHÂN VIÊN SỐ LƯỢNG

Tổng số CBNV 22

I Phân loại theo trình độ

1 Trình độ trên đại học 4

2 Trình độ đại học 18

II Phân loại theo ngành nghề

1 Kỹ sư công nghệ thông tin 6

2 Cử nhân kinh tế 8

3 Cử nhân ngoại ngữ 3

4 Cử nhân marketing 3

5 Cử nhân TCKT 2

Bảng 2 : Tình hình hoạt động của EcomViet năm 2008

STT HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ

1 Tập huấn về thương mại điện tử cho Sở Công Thương các tỉnh theo Quyết định 222 của Thủ tướng Chính Phủ

Đã tổ chức được 45 buổi tập huấn cho các Sở Công thương

2 Đào tạo thương mại điện tử cho các doanh nghiệp cá nhân

Đào tạo thương mại điện tử cho hơn 3 nghìn doanh nghiệp 3 Tổ chức sự Diễn đàn – Triển

lãm thương mại điện tử năm 2008

Thu hút được hơn 600 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các doanh nghiệp muốn ứng dụng thương mại điện tử

4 Tổ chức chương trình ý tưởng số 2008

Chương trình ý tưởng số đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các sinh viên

5 Cung cấp Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (EcoSys)

EcomViet đã tiến hành cấp EcoSys cho hơn 500 doanh nghiệp

PHỤ LỤC 4 : KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU SƠ CẤP

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHÀ CUNG ỨNG NỘI DUNG TRÊN WEBSITE ECOMVIET.VN docx (Trang 51 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w