e) Các chương trình chovay tíndụng chínhthức
5.2.6. Hiệu quả của tíndụng chínhthức cho nônghộ thể hiện qua mức độ hài lòng của hộ gia đình vay vốn
Như đã thống kê trước các khoản vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thường được thế chấp bằng quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của hộ gia đình nên số tiền cho vay được xem xét dựa vào tình hình sở hữu đất đai, tình hình kinh tế cũng như khả năng trả nợ của gia đình, số tiền vay được trung bình của hộ cao hơn so với số tiền hộ gia đình vay tín chấp từ Ngân hàng chính sách xã hội tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp vẫn có một số hộ gia đình chỉ được vay một khoản vay nhỏ do kinh tế không ổn định, không đảm bảo khả năng trả nợ. Câu hỏi được đặt ra là các hộ gia đình cảm thấy hài lòng như thế nào về các khoản vay này. số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ hộ gia đình cảm thấy lạc quan hơn với khoản vay chính thức là khá cao, cụ thể ở Bến Tre là 55 trên tổng số 68 hộ gia đình chiếm 81% và cao hơn ở Tiền Giang với số hộ hài lòng là 37 hộ chiếm 71,2% hộ gia đình tham gia phỏng vấn trên cùng địa bàn.
Đa số các hộ gia đình ở Tiền Giang và Bến Tre hài lòng về khoản vay chính thức là do khoản vay giúp cải thiện thu chi gia đình, ngoài ra, lý do khác được đưa ra là khoản vay giúp thay đổi tình hình kinh doanh (có 18 hộ ở Tiền Giang đồng ý chiếm 34,6%; Ở Bến Tre là 22 hộ chiếm 32,4%); các hộ gia đình cũng cho rằng khoản vay giúp tích lũy tài sản (Tiền Giang có 11 hộ chiếm 21,2%, Bến Tre là 14 hộ chiếm 20% tổng mẫu điều tra trên cùng địa bàn), và tạo lòng tin trong quyết định kinh doanh (có 13,5% hộ gia đình ở Tiền Giang và 19% hộ gia đình ở Ben Tre đồng ý).
Ngoài ra, vẫn còn số ít các hộ gia đình không hài lòng về số tiền vay chính thức chủ yếu là do hộ cho rằng khoản vay nhỏ chỉ góp một phần vào hoạt động sản xuất nông nghiệp hay khoản vay nhỏ không tích cực trong điều kiện kinh tế hiện tại nên không đủ tạo ra thu nhập.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Lê
Phân tích tác động cửa tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ..._____
Bảng 26: sự HÀI LÒNG CỦA Hộ GIA ĐÌNH VỀ KHOẢN VAY Số lượng (ngưòi) Tỷ trọng (%)
Chỉ tiêu Tiên Bên Tiên Bên
Giang Tre Giang Tre
(Nguồn: thống kê từ sổ liệu điều tra)
Tóm lại, qua các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng tín dụng chính thức ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre ta thấy tín dụng chính thức được sử dụng khá hiệu quả. Chi tiêu của hộ, tài sản và tiết kiệm của hộ sau khi vay tín dụng chính thức đều tăng so với trước khi vay. Các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và khoản vay quá hạn trả chiếm tỷ lệ thấp, đa số các hộ gia đình hài lòng với các khoản vay chính thức vay được. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch trong các chỉ tiêu so sánh. Cụ thể, trong khi ở Tiền Giang tổng tài sản của hộ gia đình với mức tăng trung bình các chỉ tiêu diện tích đất, nhà ở, thiết bị gia dụng, gia súc, mùa vụ so với trước khi vay tín dụng chính thức cao hơn ở Ben Tre, đồng thời, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng khoản vay không đúng mục đích (sản xuất nông nghiệp) và các khoản vay quá hạn thấp hơn ở Bến Tre, thì các chỉ tiêu như: chi tiêu của hộ so với trước khi vay tín dụng chính thức, tỷ lệ hộ gia đình có tiết kiệm sau vay cũng như giá trị tiết kiệm được hay tỷ lệ hộ gia đình hài lòng với các khoản tín dụng chính thức vay được ở Bến Tre lại chiếm tỷ lệ cao hơn ở Tiền Giang. Trên quan điểm của nông hộ khi tham gia tín dụng chính thức, các khoản vay đã thực sự đóng góp quan trọng vào việc giúp nông hộ có thêm vốn để kinh doanh làm tăng thu nhập, góp phần cải thiện thu chi gia đình.
CHƯƠNG 6
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐN VAY CHÍNH THỨC