Nguồn tiếp cận thông tin của hộ

Một phần của tài liệu phân tích tác động của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ ở tiền giang và bến tre (Trang 36 - 37)

Hình 5: Nguồn tiếp cận thông tin của hộ ở Tiền Giang

(Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra)

Qua số liệu mẫu điều tra cho thấy, thông tin về các chương trình tín dụng đến với các hộ gia đình nông thôn chủ yếu là thông báo từ chính quyền địa có 51,9% trên tổng mẫu điều tra, nguồn thông tin chủ yếu thứ hai là thông báo từ trưởng ấp/thôn chiếm 38,5% cho thấy sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương cíỉng như các trưởng ấp/ thôn đến đời sống của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Mặt khác cũng cho thấy việc tiếp cận thông tin về các nguồn vốn tín dụng chính thức phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền địa phương. Trong khi đó, nguồn thông tin từ ngân hàng, bạn bè và thông tin công cộng lại chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là do trình độ học vấn của người dân trên địa bàn điều tra tương đối thấp, gây khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn thông tin này, bên cạnh đó, theo lối truyền thống, các ngân hàng chủ yếu phổ biến thông tin đến chính quyền địa phương chứ không phổ biến thông tin trực tiếp đến nông hộ.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Lê Trang 49

Phân tích tác động cửa tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ... e) Các chương trình cho vay tín dụng chính thức

Bảng 15: CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG Ở TIỀN GIANG

(Nguồn: thống kê từ sổ liệu điều tra)

Trên đây là thống kê một số các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo thống kê từ mẫu điều tra, chương trình vay xóa đói giảm nghèo có số lượng người vay nhiều nhất, có 23 người tham gia chiếm tỷ ữọng 44,2%. Tiếp đến là chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất cho sản xuất nông nghiệp chiếm 21,2% tổng số hộ tham gia trên địa bàn nghiên cứu. Vay hỗ trợ chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp hơn chỉ 5,8%, ngoài ra còn có chương trình cho vay nước sạch (hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất thấp cho các hộ gia đình khoan cây nước nhằm tạo điều kiên cho các hộ gia đình có nguồn nước sạch sử dụng, đảm bảo sức khỏe) nhưng chỉ một số ít các hộ gia đình được xét cho vay trong chương trình này, trong tổng mẫu điều tra ở Tiền Giang thì chỉ có 1 hộ vay chương trình nước sạch chiếm 1,9%. Các chương trình này chủ yếu được vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, ngoài ra các nông hộ vay ở Ngân hàng NNo&PTNT thường là vay cá nhân nên không tham gia các chương trình cụ thể.

4.2.2. Thực trạng vay vốn tín dụng chính thức ở Bến Tre theo thống kê từkết quả điều tra. kết quả điều tra.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Lê

Phân tích tác động của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ...___

a) Thị phần vốn vay ngân hàng Bến Tre

(Nguồn: thống kê từ sổ liệu điều tra)

Theo kết quả điều tra trong tổng số 68 hộ có vay tín dụng chính thức ở Ben Tre, ta thấy cũng giống như ở Tiền Giang, số hộ đi vay từ Ngân hàng chính sách xã hội nhiều hơn Ngân hàng NN&PTNT, nhưng tỷ lệ chênh lệch không lớn; số hộ vay từ Ngân hàng NN&PTNT là 30 hộ chiếm 44%và vay ở ngân hàng CSXH có 38 hộ chiếm 56% trên tổng mẫu điều tra.

Tuy nhiên hình thức vay nhóm lại gấp 3 làn hình thức vay cá nhân, do trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Ngân hàng NN&PTNT vẫn áp dụng hình thức vay nhóm cho các tổ sản xuất nên tỷ trọng hộ gia đình vay theo nhóm cao hon Tiền Giang.

Hình 6: Hình thức vay của hộ ở Bến Tre

(Nguồn: thống kê từ sổ liệu điều tra)

SVTH: Nguyễn Thị Bích Lê Trang 51

Phân tích tác động cửa tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ..._________

Hình thức vay theo nhóm chiếm phần đông ở cả 2 tỉnh tạo điều kiện cho các hộ gia đình có trách nhiệm với các khoản vay của mình hơn, hình thức cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung. Nhóm tín dụng chia sẻ rủi ro và tự quản lý làm tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Mỗi thành viên của nhóm là người bảo lãnh cho tất cả các thành viên khác.

b) Lãi suất và thời hạn vay của các ngân hàng ở Bến Tre

Bảng 17: LÃI SUẤT CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG Ở BẾN TRE

(Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra)

Trong tổng số 68 hộ có vay được phỏng vấn về lãi suất khi vay, kết quả thu được là lãi suất của mỗi hộ vay tại thời điểm khác nhau thì khác nhau và lãi suất cho vay của từng ngân hàng đối với từng đối tượng khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên, lãi suất trung bình của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội ở Bến Tre qua điều tra có sự chênh lệch so với mức lãi suất trung bình của 2 ngân hàng này trên địa bàn Tiền Giang. Cụ thể: Lãi suất trung bình của Ngân hàng Chính sách xã hội là 0,57%/tháng, thấp nhất là 0,32%/tháng và cao nhất là 0,78%/tháng; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãi suất cho vay giao động trong khoảng 0,5 - 3,3%/tháng tùy theo mức lãi suất quy định tại thời điểm cho vay, trung bình là 0,93%/tháng. Nhìn chung, lãi suất trung bình của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tương đối cao hơn lãi suất ngân hàng Chính sách xã hội.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Lê Trang 52

Phân tích tác động cửa tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ..._______

Bảng 18: THỜI HẠN VAY CỦA NÔNG Hộ Ở BẾN TRE

Đơn vị tính: hộ

(Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra)

Tùy theo chương trình tín dụng mà hộ gia đình tham gia hay mục đích sử dụng mà thòi hạn vay sẽ khác nhau. Theo thống kê trên nguồn dữ liệu thu được từ 68 hộ vay tín dụng chính thức ở Bến Tre thì có 39 hộ vay ngắn hạn (thời hạn vay từ 12 tháng trở xuống). Trong đó vay ngắn hạn từ Ngân hàng Chính sách xã hội là: 20 hộ, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 19 hộ. Cho vay trung và dài hạn theo nguồn số liệu điều tra cũng chiếm tỷ lệ ngang bằng vay ngắn hạn với 18 hộ vay ở Ngân hàng Chính sách xã hội và 11 hộ vay ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngân hàng Chính sách xã hội ở Bến Tre với chương trình hỗ trợ chăn nuôi có thời hạn vay là 3 năm đã tạo điều kiện cho thêm nhiều hộ nghèo tiếp cận với tín dụng trung và dài hạn cảu Ngân hàng,

c) Tình hình về lượng tiền vay

Bảng 19: THỐNG KÊ VỀ LƯỢNG TIỀN VAY Ở BẾN TRE Lượng vốn vay (triệu đồng) số hộ Tỷ trọng(%)

(Nguồn: thống kê từ sổ liệu điều tra)

Tùy theo nhu cầu vốn cho sản xuất mà mỗi hộ sẽ quyết định lượng tiền vay là bao nhiêu. Theo số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì số hộ vay từ 10 triệu đến 50 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,7% với 44 hộ vay, khoản vay trên 10 triệu thường vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, mặc dù hình thức vay ở Ngân hàng chính sách thường là tín chấp nên khoản

1. Hỗ trơ chăn nuôi•

18 26,5

2. Xóa đói giảm nghèo 18 26,5

3. Hỗ trơ lãi suất•

8 11,8

4. Nước sạch 5 7,4

vay thường dưới 10 triệu đồng/hộ nhưng trong quá trinh điều tra cho thấy, số tiền vay được tăng lên là 1 triệu đồng/hộ/năm đối với khoản vay ngắn hạn hỗ trợ cho các hộ gia đình sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và hoàn trả đầy đủ lãi và tiền gốc đúng hạn, vì vậy, đối với các hộ gia đình vay nhiều lần qua các năm và sử dụng có hiệu quả thì số tiền cho vay có thể tăng trên 10 triệu đồng/hộ. Do đó, lượng vay trong khoảng từ 10 - 50 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao. Lượng vay dưới 10 triệu đồng chiếm 33,8% và vay trên 50 triệu chỉ có 1 hộ vay chiếm 1,5% trên tổng mẫu điều tra.

Hình 7: Nguồn tiếp cận thông tin của hộ ở Bến Tre

(Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra)

Qua số liệu mẫu điều tra ở Bến Tre cho thấy, cũng như ở Tiền Giang, thông tin về các chương trinh tín dụng đến vói các hộ gia đình nông thôn chủ yếu là thông báo từ chính quyền địa phương chiếm 56,7% ; nguồn thông tin chủ yếu thứ hai là thông báo từ trưởng ấp/thôn đều chiếm trên 32,4%. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương cũng như các trưởng ấp/ thôn đến đời sống của các hộ gia đình hên địa bàn nghiên cứu. Mặt khác cũng cho thấy việc tiếp cận thông tin về các nguồn vốn tín dụng chính thức phụ thuộc rất

SVTH: Nguyễn Thị Bích Lê

nhiều vào chính quyền địa phưomg. Trong khi đó, nguồn thông tin công cộng, bạn bè và ngân hàng chiếm tỷ lệ rất thấp chưa đến 6%, chủ yếu do địa bàn vùng sâu vùng xa nên các nguồn thông tin công cộng chưa được phổ biến rộng rãi nên khả năng tiếp cận các nguồn thông tin này kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ ở tiền giang và bến tre (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w