Tác đông trước và sau của tín dung chínhthức vói tiết kiêm của hô

Một phần của tài liệu phân tích tác động của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ ở tiền giang và bến tre (Trang 47 - 48)

e) Các chương trình chovay tíndụng chínhthức

5.2.4.Tác đông trước và sau của tín dung chínhthức vói tiết kiêm của hô

□ Tiết kiệm trước vay

■ Tiết kiệm sau

Hình 8: Tiết kiệm trước và sau vay của hộ gia đình

(Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra)

Mục tiêu vay vốn của các hộ gia đình là tiến hành các hoạt động kinh tế, thông qua đó làm tăng tỷ lệ tiết kiệm, có nguồn vốn để tái đầu tư hoặc giúp giải quyết hay ứng phó với các rủi ro.Ta có thể đánh giá hiệu quả của các khoản vay đến đời sống của nông hộ qua mức độ làm tăng tiết kiệm. So với trước khi vay tín dụng chính thức thì tỷ lệ hộ gia đình có tiết kiệm ở cả 2 tỉnh gần bằng nhau khoảng 44%, sau khi tiếp cận vói tín dụng chính thức, số hộ gia đình có tiết kiệm tăng lên, Tiền Giang số hộ gia đình có tiết kiệm là 25 trên tổng số 52 hộ gia đình chiếm 48% trên tổng mẫu điều tra, Bến Tre có 34 hộ gia đình có tiết kiệm sau vay là chiếm 50% trên tổng số mẫu điều tra. Hình thức tiết kiệm chủ yếu dưới dạng tiền mặt là bỏ ống heo, hoặc mua vàng bạc, trang sức, thóc lúa hay hàng hóa khác, số hộ gia đình có tiết kiệm được gửi vào hệ thống tài chính chính thức trên cả 2 địa bàn chỉ chiếm 10% trên tổng mẫu điều tra. Thời gian tiết kiệm của các hộ gia đình chủ yếu là sau mùa vụ, đối với các hộ gia đình làm thuê hay các lĩnh vực phi nông nghiệp khác thì tiết kiệm theo tháng là chủ yếu. Giá trị tiết

SVTH: Nguyễn Thị Bích Lê

kiệm sau vay của các hộ gia đình tăng trung bình là 1,5 triệu đồng/hộ/năm trong khi ở Bến Tre là 1,65 triệu đồng /hộ/năm đối với các hộ gia đình có tiết kiệm.

30,77% 30,88%

11,76%

Bệnh hiểm Tai nạn Thất mùa Nợ và học

nghèo phí gấp

□ Tiền Giang Tiền Giang H Bến Tre

Hình 9: Tình hình sử dụng tiết kiệm của hộ gia đình

(Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra)

Theo kết quả thống kê trên địa bàn nghiên cứu của 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre ta thấy các hộ gia đình xem tiết kiệm là công cụ đặc biệt hữu ích để cân đối chi tiêu giữa các mùa vụ, trên 30% các hộ gia đình ở cả 2 tỉnh sử dụng tiết kiệm để trang trải cho rủi ro thất mùa, tiết kiệm cũng giúp trên 25% hộ gia đình ở Bến Tre trong trường hợp có bệnh hiểm nghèo, tỷ lệ này ở Tiền Giang là 21,15% trên tổng mẫu điều tra các hộ gia đình có tiết kiệm. Ngoài ra, tiết kiệm cũng giúp các hộ gia đình vượt qua những rủi ro như tai nạn không lường trước, trả nợ vay hay học phí gấp. Nhìn chung, tỷ lệ hộ gia đình có tiết kiệm sau vay ở Ben Tre gia tăng nhiều hơn tỷ lệ này ở Tiền Giang và giá trị tiết kiệm được cũng cao hơn so với các hộ gia đình ở Tiền Giang. Tiết kiệm có thể giúp nông hộ giải quyết những rủi ro hay nhu cầu cấp thiết trong gia đình vì vậy nó cũng thể hiện mặt hiệu quả của tín dụng chính thức trong việc làm tăng tiết kiệm và giúp nông hộ giải quyết rủi ro.

Phân tích tác động của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ..._________

Một phần của tài liệu phân tích tác động của tín dụng chính thức đến chi tiêu của nông hộ ở tiền giang và bến tre (Trang 47 - 48)