- Hiểu về tính chất vật lí của oxi, từ đó giải thích sức mạnh kỳ lạ trong quả cầu
3.3.1.3. Bảng tổng kết tham số
Bảng 3.6. Kết quả phân tích tham số thống kê điểm kiểm tra
Tham số thống kê
Bài kiểm tra 45 phút trường THPT Chu Văn An
Bài kiểm tra 45 phút trường THPT Nguyễn Du TN ĐC TN ĐC 6,89 ± 0,20 5,92 ± 0,22 7,63 ± 0,17 6,02 ± 0,20 Si2 1,94 2,08 1,36 1,62 Si 1,40 1,44 1,16 1,27 V 20,32 24,32 15,2 21,10 Bảng 3.7. So sánh cặp TN - ĐC với phép thử student α < 0.05 S t (tính) f t (lí thuyết) Trường THPT Chu Văn An 1,4 3,25 88 1,96 Trường THPT Nguyễn Du 1,36 3,19 88 1,96 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
Dựa trên các kết quả TN sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu TN sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Điều này được thể hiện:
- Các đường tích lũy của lớp TN trong bài kiểm tra nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của lớp ĐC (Biểu đồ 3.1 và 3.3). Điều này chứng tỏ số HS có các đường tích lũy của lớp ĐC (Biểu đồ 3.1 và 3.3). Điều này chứng tỏ số HS có điểm xi trở xuống của lớp TN luôn ít hơn các lớp ĐC. Nói cách khác, số HS có điểm kiểm tra cao hơn thường hiện diện nhiều hơn trong các lớp TN. Đây có thể cho thấy tác động của PP mới được áp dụng.
TN cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC. Ngược lại, tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp ĐC (Biểu đồ 3.2 và 3.4).
- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm nắm vững, vận dụng và liên hệ kiến thức tốt đó chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm nắm vững, vận dụng và liên hệ kiến thức tốt hơn so với lớp ĐC
- Độ lệch chuẩn ở lớp TN nhỏ hơn ở lớp ĐC, chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệmít phân tán hơn so với lớp đối chứng. ít phân tán hơn so với lớp đối chứng.
- Giá trị của hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn ở lớp ĐC, chứng tỏ ở lớp TN các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng TN tốt, TN các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng TN tốt, đồng đều hơn.
Tuy nhiên, để đánh giá sự khác biệt giữa giá trị X TN với X ĐC là có ý nghĩa hay không ta dùng phép thử Student:
Ta thấy ttính > t 0,05;88 chứng tỏ sự khác nhau giữa X TN với X ĐC là có ý nghĩa, tức là sự khác biệt giá trị trung bình cộng là do phương pháp mới tác động hiệu quả lên kết quả học tập của học viên.
Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của phương pháp mới trong dạy học đối với kết quả học tập của học viên ta tính giá trị SMD:
SMD = (6,89 – 5,92)/1,4 = 0,69 (trong vùng 0,50 → 0,79) bảng tiêu chí Cohen). Từ đó ta thấy, phương án thực nghiệm đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn trong việc giải quyết các vấn đề hóa học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày mục đích, nhiệm vụ và tiến trình TN sư phạm 3 giáo án chủ đề tích hợp ở trường THPT, đã xử lí kết quả của bài kiểm tra theo PP thống kê toán học để làm cơ sở khẳng định hiệu quả của việc vận dụng DHTH trong dạy học hóa học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và giả thuyết khoa học đề ra, sau một thời gian thực hiện đề tài: “Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong dạy học hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực” đã đạt được những kết quả sau:
1. Bản thân tôi đã biết cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục. 2. Hệ thống hóa được đầy đủ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng dạy học TH.
3. Xây dựng nguyên tắc lựa chọn nội dung và quy trình thiết kế bài dạy học TH.
4. Tiến hành thành công 3 giáo án DHTH.
5. Kết quả TN sau khi xử lí thống kê cho thấy kết quả của lớp TN cao hơn lớp ĐC và giá trị p < 0,05 chứng tỏ sự khác biệt là có ý nghĩa. Đồng thời, kết quả TN sư phạm đã chứng tỏ tính đúng đắn của giả thuyết KH và tính khả thi của đề tài.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài kiến nghị: - Cần tổ chức cho GV tiếp cận và thực hành DHTH trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
- Khuyến khích, mở rộng các công trình nghiên cứu, thiết kế các chủ đề về DHTH.
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi về mảng đề tài này, do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn để chúng tôi có thể tiếp tục phát triển đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT
1.Bộ GD&ĐT (2012)- Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục. 2.Bộ GD&ĐT (2012)- Giáo dục công dân 6, NXB Giáo dục. 3.Bộ GD&ĐT (2012)- Giáo dục công dân 7, NXB Giáo dục. 4. Bộ GD&ĐT(2012) - Địa lí 10, NXB Giáo dục.
5. Bộ GD&ĐT(2012) - Địa lí 6, NXB Giáo dục. 6. Bộ GD&ĐT(2012) - Địa lí 8, NXB Giáo dục. 7. Bộ GD&ĐT(2012) - Địa lí 9, NXB Giáo dục. 8. Bộ GD&ĐT(2012) - Lịch sử 10, NXB Giáo dục.
9.Bộ GD&ĐT(2012) –Công nghệ 7, NXB Giáo dục. 10. Bộ GD&ĐT(2012)- Hóa học 10, NXB Giáo dục. 11. Bộ GD&ĐT(2012)- Hóa học 12, NXB Giáo dục. 12. Bộ GD&ĐT(2012)- Hóa học 8, NXB Giáo dục. 13. Bộ GD&ĐT(2012) –Sinh học 10, NXB Giáo dục. 14. Bộ GD&ĐT(2012) –Sinh học 6, NXB Giáo dục. 15. Bộ GD&ĐT(2012) –Sinh học 7, NXB Giáo dục. 16. Bộ GD&ĐT(2012) –Sinh học 8, NXB Giáo dục. 17. Bộ GD&ĐT(2012) –Sinh học 9, NXB Giáo dục. 18. Bộ GD&ĐT(2012) -Vật lí 10, NXB Giáo dục. 19. Bộ GD&ĐT(2012) -Vật lí 6, NXB Giáo dục. 20. Bộ GD&ĐT(2012) -Vật lí 8, NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Phúc Chỉnh. 2013. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy
học ở trường Trung học Phổ thông. Tạp chí Giáo dục. Số 296, trang 51-52.
22. Nguyễn Thị Thanh Hằng (2015), phát triển năng lực dạy học tích hợp
môn hóa học với các môn khác cho giáo viên ở trường trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Huế
23. QUY ĐỊNH Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên
trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT–BGDĐT ngày
22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
24. Tài liệu tập huấn, Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh cấp THPT môn Vật lý (lưu hành nội bộ), Hà Nội, tháng 6, năm 2014
25. TS. Lưu Thu Thủy phương pháp dạy học theo dự án ;Viện KHGD
Việt Nam.
26. Trần Trung Ninh, 2014, Đánh giá tiếp cận năng lực trong dạy học hóa
học.
27. Trần Trung Ninh, Ngọc Châu Vân (2015), thiết kế và tổ chức dạy học
tích hợp các chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên ở trường THCS.
B. WEBSITES
28. http://123doc.org/document/642747-mot-so-ki-thuat-day-hoc-tich-cuc.htm? page=4
29.http://cvct3.edu.vn/tintuc/chi-tiet-tin-tuc/thong-tin/dien-dan-chuyen-mon/co- so-ly-luan-ve-day-hoc-tich-hop/tt.html 30. http://www.htc.edu.vn/rss/index.php?pageid=11797&topicid=139 31. http://www.huequang.net/index.php/vi/bam-de-xem-danh-muc/ban-doc-tu- thien/item/202-giao-duc-dao-tao-doi-voi-su-phat-trien-cua-xa-hoi.html? tmpl=component&print=1 32. https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N14938/Gia%CC%81o-du%CC%A3c- Vie%CC%A3t-Nam-truo%CC%81c-do%CC%80i-ho%CC%89i-do%CC %89i-mo%CC%81i-can-ba%CC%89n-va%CC%80-toa%CC%80n-die%CC %A3n.htm
Phụ lục 1: PHIẾU SỐ 1
Họ tên (có thể ghi hoặc không): ………..………... Lớp:………Trường:………
Xin các em vui lòng cho biết một số ý kiến cá nhân về môn Hóa học (khoanh vào nội dung các em lựa chọn)
Câu 1: Em có yêu thích môn hoá học không?
a. Thích b. Bình thường c. Không thích
Câu 2: Theo em, môn Hóa học là môn học như thế nào? (Em có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
a. Khô khan, khó học, không thú vị
b. Nhiều kiến thức cần phải nhớ và bài tập tính toán
c. Cung cấp kiến thức về vật chất, tự nhiên, môi trường sống, từ đó hiểu thêm về thế giới xung quanh
d. Là cơ sở giúp em giải thích nhiều hiện tượng trong cuộc sống
Câu 3: Em có thường xuyên hiểu bài ngay trên lớp không?
a. Có b. Không c. Ít khi
Câu 4: Khi học hoá học, em có vận dụng kiến thức hoá học vào các lĩnh vực sau không? Vận dụng ở mức độ nào?
1.Vận dụng vào đời sống, giải thích, liên hệ và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn (Ví dụ: Khi xảy ra cháy, người ta thường dùng cát, nước, bình CO2để chữa cháy...)như thế nào?
a. Thường xuyên b. Thỉnh
thoảng
c. Không bao giờ
2. Vận dụng vào xã hội, tuyên truyền và vận động mọi người hạn chế sử dụng một số chất độc hoá học
a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ
3. Liên hệ với môn học khác (vật lí, sinh học...)
a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ
a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ
Câu 5: Em thường xuyên sử dụng hình thức học tập nào để nâng cao kiến thức?
a. Làm bài tập b. Tự học ở nhà c. Học trên lớp
d. Liên hệ lý thuyết với
thực tiễn
e. Hình thức
khác...
Câu 6: Khi học hoá, em thường tìm kiếm thông tin và tài liệu ở đâu?
a. Sách giáo khoa
b. Bạn bè, thầy cô, người xung quanh
c. Internet
d. Nguồn khác:...
Câu 7: Khi gặp một vấn đề thực tiễn hoặc vấn đề hóa học em thường làm gì?
a. Suy nghĩ, sử dụng và tìm kiếm các kiến thức của các môn học để giải thích, tìm ra đáp án
b. Thấy khó, không muốn tìm hiểu c. Chờ thầy cô hoặc bạn bè giải đáp d. Không quan tâm.
Phụ lục 2: PHIẾU SỐ 2
Họ và tên: tên (có thể ghi hoặc không):………... Lớp:………Trường:………..
Xin các em vui lòng cho biết một số ý kiến cá nhân sau khi học môn Hóa học theo quan điểm dạy học tích hợp (DHTH) (khoanh vào nội dung các em lựa chọn)
Câu 1: Em có nhận xét gì về nội dung bài dạy chủ để: Oxi- Sự hô hấp; Không khí-Sự cháy; Nước theo quan điểm DHTH so với những tiết học Hóa học khác? (Em có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
a. Nội dung bài học phong phú và sinh động hơn b. Có nhiều liên hệ với thực tiễn đời sống hơn c. Lượng kiến thức trong 1 tiết học nhiều hơn d. Không khác so với những tiết học khác
Câu 2: Em thấy những tiết học như vậy như thế nào? (Em có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
a. Không có gì thú vị
b. Phải hoạt động và làm việc nhiều hơn c. Có nhiều kiến thức thực tiễn trong đời sống
d. Vận dụng một số kiến thức ở những môn học khác trong giải thích một số vấn đề
Câu 3: Em có thích những tiết học như vậy không?
a. Rất thích c. Bình thường
b. Thích d. Không thích
Câu 4: Sau khi học Hóa học theo quan điểm DHTH em thấy môn Hóa học như thế nào? (Em có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
a. Không quá khô khan
b. Có nhiều ứng dụng, liên hệ với thực tiễn đời sống c. Có mối quan hệ chặt chẽ với môn học khác
d. Không có gì thú vị
Câu 5: Theo em, có nên áp dụng quan điểm DHTH trong dạy học môn Hóa học không?
a. Hoàn toàn đồng ý c. Không đồng ý
Phụ lục 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN CỦA NHÓM HỌC SINH
Họ tên người đánh giá:……… Nhóm:……….Lớp:………..Trường THPT Tam Phước Tên chuyên đề:……….. Giáo viên hướng dẫn:
Mục đánh giá Tiêu chí Kết quả
Chi tiết Điểm
tối đa (1) Quá trình
hoạt động nhóm (tối đa 12 điểm)
Sự tham gia của các thành viên 2
Sự lắng nghe của các thành viên trong nhóm
2
Sự phản hồi của các thành viên 2
Sự hợp tác của các thành viên 2
Sự sắp xếp thời gian 2
Giải quyết xung đột trong nhóm 2
(2) Quá trình thực hiện dự án nhóm (tối đa 12 điểm)
Chiến thuật thu thập thông tin 2
Tập trung vào nguồn thông tin chính 2 Lực chọn, xử lí thông tin 2 Liên kết 2 Cơ sở dữ liệu 2 Kết luận 2 (3) Đánh giá bài tự giới thiệu về nhóm nhóm (tối đa 6 điểm)
Ý tưởng 2
Nội dung 2
Thể hiện 2
(4) Đánh giá bài trình bày đa phương tiện (tối đa 45 điểm)
Nội dung 10
Hình thức 8
Thuyết trình 10
Kĩ thuật 7
Sơ đồ tư duy 10
(5) Sổ theo dõi dự án (tối đa 10 điểm)
Tổ chức dữ liệu 3
Nội dung 4
Hình thức 3
(6) Tính sáng tạo của sản phẩm (tối đa 10 điểm) 10
(7) Ấn tượng chung (tối đa 5 điểm) 5
Tổng 100
Thái Bình, ngày…… tháng……năm 2015 Người đánh giá
Tên dự án:……….
Trường, lớp:……….
Giáo viên:……….
Nhóm:………...
Thời gian: Từ ngày………..đến ngày……….. 1. Phân công nhiệm vụ:
Họ tên Nhiệm vụ Phương tiện Thời gian Sản phẩm
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11.
2. Các ý tưởng ban đầu (Sơ đồ tư duy) 3. Phiếu tổng hợp dữ liệu
Câu hỏi Nguồn tham khảo
1 2 3 4 5 6 7
4. Biên bản thảo luận nhóm
Thời gian Nội dung thảo luận Kết quả
Tiêu chí đánh giá Sổ theo dõi dự án của nhóm HS Tiêu chí
Nội dung Làm việc đúng kế hoạch, thái độ tích cực, sôi nổi
Biết cách đặt câu hỏi để hình thành ý tưởng lập sơ đồ tư duy Phân công công việc hợp lí
Có đầy đủ biên bản thảo luận của các buổi họp nhóm
Có đầy đủ dữ liệu, hình ảnh, bài báo hoặc các trang web tham khảo Biết đánh giá, nhìn nhận lại quá trình thực hiện dự án
Hình thức Trình bày rõ ràng, mạch lạc khoa học
Hình ảnh minh học có chọn lọc, có thẩm mĩ Kế hoạch thực hiện các công việc
Thời gian Công việc
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ
Tìm kiếm và thu thập tài liệu Tổng hợp kết quả thu thập Phân tích và xử lý thông tin Vẽ sơ đồ tư duy
Viết báo cáo
Thảo luận để hoàn thiện Trình bày sản phẩm
Phụ lục 4: Ma trận đề kiểm tra 45 phút
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở
mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Nước và cuộc sống 3 3 3 1 10 câu =3,3 điểm Chiếm 30% 2. Oxi và ô
nhiễm không khi
2 3 3 2 10 câu = 3,3 điêm3 Chiếm 30% 3. ozon và suy giảm tầng ozon 1 3 3 3 10 câu = 3,3 điểm Chiếm 30% Tổng số câu Tổng số điểm 6 câu = 2 điểm Chiếm 20% 9câu= 3điểm Chiếm 30% 9câu = 3 điểm Chiếm 30% 6 câu = 2 điểm Chiếm 20% 30 câu = 10 điểm 100%
Phụ lục 5: BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT
Câu 1: Tầng ozon giống như một lớp áo bảo vệ quan trọng của Trái Đất. Tuy nhiên, lớp áo giáp này đang bị “rách” bởi những tác động tiêu cực của con người. Hiện nay, lỗ thủng lớn nhất được các nhà khoa học phát hiện ở Nam Cực và đang ảnh hưởng rất nhiều đến lục địa băng giá này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. CO2 B. Do bức xạ mặt trời ít chiếu đến Nam cực và Bắc Cực
C. Hợp chất CFC D. Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Câu 2: Cho phản ứng quang hợp của cây xanh: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2
Biết rằng mỗi hecta, cây trồng mỗi ngày cần hấp thụ khoảng 374kg CO2 thì thải vào không khí số kg oxi là:
A. 136 B. 256 C. 272 D. 320
Câu 3: Nêu tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước? A. Các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb…