Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp [23, 44]

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 58 - 59)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.2.3.Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp [23, 44]

Nội dung các kiến thức tích hợp chứa đựng trong các bài học, môn học khác nhau. Do đó, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp trong kiến thức môn học, biết cách lựa chọn, phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp với các mức độ tích hợp khác nhau đưa vào bài. Mặt khác, thời gian trên lớp thì có hạn, do vậy, giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt để dạy học theo cách tích hợp, phần kiến thức đơn giản, dễ hiểu nên để cho HS tự đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo.

Việc đưa ra các kiến thức tích hợp vào kế hoạch dạy học cần dựa vào các nguyên tắc sư phạm sau [10]:

1. Đảm bảo tính đặc trưng bộ môn: như không biến bài dạy sinh học thành bài dạy toán học, vật lí, hoá học hay thành bài giáo dục các vấn đề khác (Môi trường, dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS…), nghĩa là các kiến thức được tích hợp vào phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối

quan hệ logic chặt chẽ trong bài học.

2. Có tính chọn lọc cao: các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, tránh sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ của HS, không gây quá tải, ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.

3. Đảm bảo nguyên tắc vừa sức với học sinh: DHTH phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của HS. Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng và tường minh hơn, đồng thời tạo hứng thú cho người học.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 58 - 59)