Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 101 - 104)

- Hiểu về tính chất vật lí của oxi, từ đó giải thích sức mạnh kỳ lạ trong quả cầu

3.3.Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm

3.3.1.Kết quả thực nghiệm

3.3.1.1. Kết quả định tính thực trạng GV vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong môn hoá

Tiến hành điều tra 180 học sinh lớp 10 ở 2 trường THPT thông qua phiếu điều tra học sinh trước khi tiến hành DHTH (phụ lục 3)

Bảng 3.1: Kết quả điều tra học sinh trước khi DHTH

Nội dung %

Câu 1: Em có yêu thích môn hoá học không?

a. Thích b. Bình thường c. Không thích 21,67% 60% 18,33%

Câu 2: Em có thường xuyên hiểu bài ngay trên lớp không?

a.b. Không c. Ít khi 27,22% 14,44% 58,34% Câu 3: Vận dụng vào đời sống, giải thích, liên hệ và giải quyết

những vấn đề trong thực tiễn (Ví dụ: Tại sao uống rượu lại gây đau đầu? Tại sao sau khi mưa thì lúa tươi tốt hơn? ...) a. Thường xuyên

b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ

15% 62,22% 22,78% Câu 4: Vận dụng vào xã hội, tuyên truyền và vận động mọi

người hạn chế sử dụng một số chất độc hoá học a. Thường xuyên

b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ

9,44% 52,67% 38,89% Câu 5: Liên hệ với môn học khác (Vật lí, Sinh học...)

a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ

15% 61,67% 23,23% Câu 6: Gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường

a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ

15,55% 67,78% 21,67%

Theo kết quả điều tra, đa phần học sinh ít khi hiểu bài ngay trên lớp, do đó đối với môn hoá học, học sinh không ghét cũng không yêu thích. Khi học, các em chỉ thỉnh thoảng vận dụng kiến thức đã học vào đời sống, xã hội, hay liên hệ với các môn học khác. Khi đụng đến vấn đề nào đó của môn học, các em chỉ huy động kiến thức của duy nhất môn học đó để giải quyết, suy nghĩ phiến diện, khép kín trong một môn học, mà ít khi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết.

Nội dung %

1. Theo em, môn Hóa học là môn học như thế nào? (Em có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)

a. Khô khan, khó học, không thú vị 15.29%

b. Nhiều kiến thức cần phải nhớ và bài tập tính toán 45.88%

c. Cung cấp kiến thức về vật chất, tự nhiên, môi trường sống, từ đó hiểu thêm về thế giới xung quanh

30.59% d. Là cơ sở giúp em giải thích nhiều hiện tượng trong cuộc

sống

21.18%

2. Em thường xuyên sử dụng hình thức học tập nào để nâng cao kiến thức?

a. Làm bài tập 18.18%

b. Tự học ở nhà 48.48% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Học trên lớp 21.21%

d. Liên hệ với thực tiễn 6.06%

e. Hình thức khác... 6.06%

3. Khi học môn hoá học, em thường tìm kiếm thông tin và tài liệu ở đâu?

a. Sách giáo khoa 38.24%

b. Bạn bè, thầy cô, người xung quanh 26.47%

c. Internet 35.29%

d. Nguồn khác:... 0%

4. Khi gặp một vấn đề thực tiễn hoặc vấn đề hóa học em thường làm gì?

a. Suy nghĩ, sử dụng và tìm kiếm các kiến thức của các môn

học để giải thích, tìm ra đáp án 29.41%

b. Thấy khó, không muốn tìm hiểu 8.24%

c. Chờ thầy cô hoặc bạn bè giải đáp 57.65%

d. Không quan tâm. 4.71%

Mặc dù HS thấy rằng hóa học cung cấp nhiều kiến thức về vật chất, tự nhiên, môi trường sống, nhưng lại có nhiều kiến thức cần phải nhớ và bài tập tính toán, đa phần các em hay ghi nhớ máy móc những gì được học mà không có sự liên kết hay vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào các môn học khác.

Khi muốn nâng cao kiến thức, HS thường tự học ở nhà, tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa và internet. HS vẫn còn khá thụ động trong việc tự giải quyết một vấn đề, mong chờ sự giúp đỡ từ phía thầy cô hoặc bạn bè, và rất may là chỉ có một số ít học sinh không quan tâm, không muốn tìm hiểu.

Nói chung, hiện nay HS vẫn còn rất thụ động trong việc học tập, vận dụng và liên kết kiến thức, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điều này hoàn toàn trái ngược với mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện của nhà nước ta.

Qua kết quả điều tra, đa phần các em đều thấy nội dung bài dạy theo chủ đề tích hợp có nội dung phong phú và sinh động (45,7%), nhiều liên hệ với thực tiễn

đời sống (45,7%), lượng kiến thức trong 1 tiết học nhiều hơn (25,7%). Với những tiết học như vậy, các em phải hoạt động và làm việc nhóm nhiều hơn (41,7%), phải vận dụng kiến thức ở nhiều môn học khác trong giải thích một số vấn đề của bài học (44,4%). HS cảm thấy thích các tiết học như vậy hơn các tiết học bình thường (86,1%). Từ đó, ít HS còn cảm thấy môn Hoá học không khô khan (5,9%), không thú vị (2,3%). Thực tế điều tra cho thấy, HS đồng ý với quan điểm DHTH trong dạy học môn Hoá học.

Qua quan sát lớp TN chúng tôi nhận thấy: ở lớp TN khi vận dụng DHTH trong dạy học, HS rất hứng thú, chăm chú nghe giảng, tích cực tham gia các hoạt động, phát biểu ý kiến. Các em dần hình thành được khả năng tư duy, liên hệ và vận dụng kiến thức để xử lí các tình huống học tập cũng như trong đời sống

Ở lớp ĐC, các em tập trung vào ghi chép lí thuyết, ít suy nghĩ, thụ động hơn. Có một số em có biểu hiện không chú ý nghe giảng.

Từ những quan sát, đánh giá trên, chúng tôi có thể kết luận: việc áp dụng DHTH trong giảng dạy bộ môn Hóa học có hiệu quả thực sự trong việc tạo hứng thú, năng lực tư duy, vận dụng kiến thức của HS trong quá trình học tập

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 101 - 104)