Thực trạng vận dụng quan điểm DHTH trong môn Hóa học

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 52)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.4. Thực trạng vận dụng quan điểm DHTH trong môn Hóa học

Ở Việt Nam, từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên - Xã hội theo quan điểm TH đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình ở cấp trung học chủ yếu thực hiện TH ở mức thấp, chưa đặt nặng vấn đề DHTH ở trung học. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc DHTH liên quan đến nhiều yếu tố đòi hỏi phải có quá trình chuẩn bị như: Chương trình, SGK, tổ chức dạy học, PP dạy và học, đánh giá, kiểm tra, thi. Tuy vậy, ngày càng có nhiều nội dung giáo dục được TH vào nội dung một số môn học ở trung học (dân số, môi trường, phòng chống HIV/AIDS,

chống các tệ nạn xã hội, Giáo dục pháp luật, an toàn giao thông...) bằng phương thức lồng ghép. Việc DH các nội dung này bước đầu đã làm cho GV có một số kinh nghiệm thực tiễn về TH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện DHTH hợp trong chương trình và SGK mới sau 2015.

Thực tiễn trong những thập niên 90 cho đến nay, việc DH của chúng ta vẫn mang tính “hàn lâm, lý thuyết”. Đặc điểm cơ bản đó là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức KH đã được quy định trong chương trình nhưng chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu DH trong chương trình được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết, việc quản lý chất lượng giáo dục chỉ tập trung vào “điều khiển đầu vào” là nội dung DH.

Với quan điểm như trên sẽ dẫn đến một hệ quả là tri thức của người học sẽ nhanh chóng bị lạc hậu vì nội dung DH được quy định một cách chi tiết và cứng nhắc trong chương trình. Đồng thời, do việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong tình huống thực tiễn vì vậy sản phẩm đào tạo là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động, sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của KH & CN cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà DHTH là một định hướng mang tính đột phát để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và PP giáo dục. Tuy nhiên, ở nước ta dạy học tích hợp các môn KHXH, KHTN vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi do yêu cầu XH đặt ra. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đang thực hiện việc đổi mới SGK cho cả 3 cấp học và dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:

Trong chương này đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: Thực trạng vận dụng quan điểm DHTH trong môn Hóa học; định hướng đổi mới PPDH, khái niệm, mục tiêu của DHTH, thực trạng dạy học tích hợp ở nước ta…

Bên cạnh đó, từ những mục tiêu, nhiệm vụ của DH hóa học ở Việt Nam và thực trạng DHTH môn Hóa học chúng tôi thấy việc vận dụng DHTH trong giảng dạy môn Hóa học 10 là cần thiết.

Chương 2:

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO

HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Phân tích chương trình hóa học 10

2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 10

2.1.1.1. Về kến thức

- Biết thành phần cấu tạo của nguyên tử, điện tích và khối lượng của hạt nhân nguyên tử, sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu (thuộc nhóm A): Biết được mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

- Biết được quy luật biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá, ái lực electron độ âm điện, tính kim loại và tính phi kim, tính axit - bazơ của các oxit và hidroxit trtong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Biết sự hình thành liên kết ion và liên kết cộng hoá trị. Biết tính chất chung của hợp chất ion và tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị.

- Hiểu được thế nào là chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử và phản ứng oxi hoá- khử. Biết cáh lập phương trình phản ứng oxi hoá- khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử.

- Biết được tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng. Biếtphương pháp điều chế, những ứng dụng của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố halogen.

- Biết được tính chất hoá học cơ bản của oxi, o zon, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh.

- Biết được các khái niệm tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học, những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Biết vận dụng những yếu tố làm tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Biết vận dụng những yếu tố để cân bằng hoá học chuển dịch theo chiều có lợi cho sản xuất.

2.1.1.2.Về kĩ năng.

- Biết cách tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và kết luận, viết được phương trình hoá học của phản ứng.

- Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập hoá học, hoặc giải thích một hiện tượng hoá học đơn giản trong thực tiễn.

thống hoá, phân tích, kết luận… c. Về thái độ.

- Hứng thú học tập môn hoá hoá học.

- Ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ của khoa học nói chung, của hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất.

- Có những đức tính: cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực trong công việc. - Có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.

2.1.2. Cấu trúc chương trình hóa 10

Chương trình Hóa học 10 gồm 7 chương: - Chương 1: Nguyên tử

- Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Chương 3: Liên kết hóa học

- Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử - Chương 5: Nhóm halogen

- Chương 6: Oxi – lưu huỳnh

- Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

2.2. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp hóa học 10 nhằm phát triển nănglực cho HS ở trường THPTlực cho HS ở trường THPTlực cho HS ở trường THPT lực cho HS ở trường THPT

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn chủ đề dạy học tích hợp (23, 43)

Dạy học tích hợp có mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy chủ đề dạy học tích hợp phải được lựa chọn để phục vụ mục tiêu này.

Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu giáo dục hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho người học.

Nguyên tắc 2: Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực và có ý nghĩa với người học.

Để đáp ứng được yêu cầu này, nội dung chủ đề tích hợp cần tinh giản kiến thức hàn lâm, lựa chọn các tri thức đơn giản, gắn bó thiết thực với đời sống nhưng cũng phải là kiến thức nền tảng, cơ sở cho các quá trình học tập tiếp sau.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Ngoài các tri thức khoa học, nội dung của các chủ đề tích hợp cần góp phần hình thành, bồi dưỡng cho học sinh(HS) thái độ sống hoà hợp với thế giới xung quanh; bồi dưỡng phẩm chất công dân như lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, trách nhiệm với gia đình xã hội, tôn trọng các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học hiện đại nhưng vừa sức với học sinh.

Nguyên tắc 5: Tăng tính thực hành, thực tiễn, ứng dụng và quan tâm tới các vấn đề xã hội mang tính địa phương.

2.2.2. Quy trình xây dựng một chủ đề dạy học tích hợp[22, 44]

Để thiết kế chủ đề tích hợp, cần thực hiện các hoạt động qua các bước sau:

Bước 1: Xây dựng và lựa chọn chủ đề/bài học tích hợp

- Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình hiện hành và các nội dung giáo dục cần tích hợp để xây dựng chủ đề/bài học tích hợp.

- Tìm ra những nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng chủ đề/bài học. Giáo viên cần phải trả lời các câu hỏi:

1.Tại sao lại phải dạy học tích hợp?

2.Tích hợp nội dung nào là hợp lí? Các nội dung cụ thể đó là gì? Thuộc các môn học, bài học nào trong chương trình?

3. Logic và mạch phát triển các nội dung đó như thế nào? 4. Thời lượng cho bài học tích hợp là bao nhiêu?.

Từ đó, xác định (đặt tên) cho chủ đề/bài học. Tên chủ đề/bài học làm sao phải phản ánh được, phủ được nội dung của chủ đề/bài học.

Bước 2: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng các năng lực cần hình thành ở người học.

Sau khi xác định mục tiêu cho phép giáo viên có thể hoàn thành bảng sau:

Tên bài học (tích hợp)

Thời lượng

dự kiến (tiết) Mục tiêu dạy học

Đóng góp của môn (các môn) vào bài học

Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học

Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu dạy học đã xác định, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để thiết kế các hoạt động dạy học cho phù hợp.

Bước 4: Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu

Công cụ đánh giá cho phép giáo viên có thể biết được mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay không. Mục tiêu dạy học có thể được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và thông qua các công cụ đánh giá. Ví dụ:

Mục tiêu dạy học Minh chứng/Sản phẩm Công cụ đánh giá

Nêu được khái niệm … Nêu được khái niệm … Câu hỏi

Phân tích được mối quan hệ …

Trình bày được mối quan hệ giữa các khái niệm trong nhiệm vụ

Nhiệm vụ

Chứng minh được … … …

Sử dụng công nghệ thông tin để làm …

Các sản phẩm Dự án

Hợp tác với bạn trong … … …

2.2.3. Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp [23, 44]

Nội dung các kiến thức tích hợp chứa đựng trong các bài học, môn học khác nhau. Do đó, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp trong kiến thức môn học, biết cách lựa chọn, phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp với các mức độ tích hợp khác nhau đưa vào bài. Mặt khác, thời gian trên lớp thì có hạn, do vậy, giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt để dạy học theo cách tích hợp, phần kiến thức đơn giản, dễ hiểu nên để cho HS tự đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo.

Việc đưa ra các kiến thức tích hợp vào kế hoạch dạy học cần dựa vào các nguyên tắc sư phạm sau [10]:

1. Đảm bảo tính đặc trưng bộ môn: như không biến bài dạy sinh học thành bài dạy toán học, vật lí, hoá học hay thành bài giáo dục các vấn đề khác (Môi trường, dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS…), nghĩa là các kiến thức được tích hợp vào phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối

quan hệ logic chặt chẽ trong bài học.

2. Có tính chọn lọc cao: các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, tránh sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ của HS, không gây quá tải, ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.

3. Đảm bảo nguyên tắc vừa sức với học sinh: DHTH phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của HS. Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng và tường minh hơn, đồng thời tạo hứng thú cho người học.

2.3. Một số chủ đề dạy học tích hợp lớp 10

2.3.1. Chủ đề nước và cuộc sống

Nước là tài nguyên quan trọng nhất của thế kỷ XXI. Để phát triển bền vững, chúng ta cần sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm và chống ô nhiễm. Ở Hà nội, đường ống cung cấp nước từ Sông Đà đã vỡ 10 lần. Những con sông của Hà nội xưa như sông Tô Lịch, sông Nhuệ đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa như những dòng sông trong lành, giàu có về không gian văn hóa. Người dân Hà Thành khi xưa từng có câu ca dao:

“Nước sông Tô vừa trong vừa mát Em ghé thuyền vào đỗ sát thuyền anh…”

Ngày nay, khi đi qua Cầu Giấy, cây cầu bắc qua sông Tô Lịch, du khách đâu còn thấy bóng dáng của dòng sông thơ mộng ngày xưa, thay vào đó là dòng nước màu đen ngòm cùng mùi xú uế.

Chính vì tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống nên chúng ta cần hiểu về đặc điểm, tính chất của nước, cần có giải pháp chống ô nhiễm nguồn nước

2.3.1.1. Cơ sở tích hợp

a. Các nội dung liên quan trong chương trình các môn hiện tại

Môn Lớp Chươn g

Bài Nội dung

Hóa học

8 5 36 - Cấu tạo của nước

- Tính chất của nước

- Vai trò của nước với đời sống con người - Tìm cách bảo vệ môi trường

7

60 Dung dịch: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất

khác.

61 Độ tan của các chất trong nước

10 5 13 Clo

12 9 45 Hóa học với vấn đề môi trường

8 (Các trạng thái và biến đổi trạng thái của nước)

10 5 28 Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí.

7 38 Sự chuyển thể của các chất

Địa lí

6 Nguồn nước ở Việt Nam và địa phương

20 Hơi nước trong không khí – Mưa

23 Sông và hồ

24 Biển và đại dương

8 33 Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

34 Hệ thống sông lớn ở Việt Nam

9 12 Sự phát triển và phân bố công nghiệp (phần công

nghiệp điện)

14 Giao thông và vận tải

15 Thương mại và du lịch

10 3 13 Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

15 Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế

độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất Công

nghệ

7 50 Môi trường nuôi trồng thuỷ sản: đặc điểm, tính

chất của nước nuôi trồng thuỷ sản. Sinh

học

6 Vai trò của nước trong quang hợp ở cây xanh

7 Nước với sự trao đổi chất ở động vật

9 54, 55 Vai trò của nước đối với cơ thể

9 Ô nhiễm môi trường nước – trách nhiệm bảo

vệ nguồn nước Giáo

dục công

dân

6 7 Yêu thiên nhiên và sống hoà hợp với thiên nhiên

7 14 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w