0
Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Kiểm định giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC THPT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ PISA (Trang 119 -140 )

- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học

3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê

Kết quả tính toán cho thấy điểm trung bình cộng ở nhóm TNg (XTN) cao hơn nhóm đối chứng XĐC. Để kiểm định về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình này ta dựa vào đại lượng kiểm định t (kiểm định Student) cho bởi công thức:

. TNĐC TNĐC p TNĐC n n X X t S n n − = + với

(

1

)

2

(

1

)

2 2 TN TNĐC ĐC p TNĐC n S n S S n n − + − = + −

Các giả thuyết thống kê:

+ Giả thuyết H0: Sự khác nhau giữa XTNXĐC là không có ý nghĩa thống kê. + Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa XTNXĐC là có ý nghĩa thống kê.

Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTN +nĐC – 2

- Nếu ttα thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1

- Nếu ttα thì bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0

Vận dụng các công thức trên ta tính được Sp = 1,38 và t = 3,7

Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 (mức ý nghĩa 5%) và bậc tự do f với: f = nTN + nĐC – 2 = 157, ta có tα= 1,96

Như vậy rõ ràng t > tα nên giả thuyết H0 bị bác bỏ và ta chấp nhận giả thuyết H1. Điều này chứng tỏ học sinh ở nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với học sinh ở nhóm đối chứng. Như vậy, từ kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép chúng ta kết luận việc sử dụng bài tập tiếp cận Pisa vào giảng dạy có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, để kết luận rút ra thật sự thuyết phục chúng ta cần tiếp tục mở rộng phạm vi và đối tượng thực nghiệm sau này khi điều kiện cho phép.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả xử lý số liệu thống kê đã cho chúng tôi có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào giảng dạy ở các trường THPT hiện nay là hoàn toàn khả thi.

Các kết quả thực nghiệm khẳng định việc sử dụng bài tập hóa học tiếp cận Pisa vào dạy học hóa học THPT là thực sự có tác dụng rất tốt đến sự phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện. Cụ thể là:

- Đối với giáo viên: sự đa dạng của các bài tập hóa học tiếp cận Pisa giúp giáo viên có nhiều sự chọn lựa hơn về phương pháp tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh, giáo viên chủ động hơn, linh hoạt hơn, theo đó các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn.

- Đối với học sinh: việc sử dụng các bài tập hóa học tiếp cận Pisa đã có tác dụng tốt trong việc phát triển các năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực vận dụng vào thực tiễn. Học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động nhận thức. Khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào các tình huống mới được nâng cao hơn, biểu hiện cụ thể là chất lượng học tập của học sinh được nâng cao.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Qua luận văn này, chúng tôi thấy rằng, việc vận dụng bài tập tiếp cận Pisa vào dạy học mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực của học sinh, phù hợp với chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Do đó, việc xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận Pisa để vận dụng vào dạy học là một việc rất cần thiết đối với giáo viên hiện nay. Xu thế đổi mới hình thức thi, cách ra đề thi mang tính vận dụng cao đòi hỏi giáo viên tất yếu phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng những ưu điểm của những tổ chức, cở sở giáo dục tiên tiến trên thế giới mà Pisa là một ví dụ điển hình chúng ta cần học tập.

2. Đề xuất

Để phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá sâu rộng, toàn diện trong giáo viên và học sinh, bên cạnh những cuộc thi đang được tổ chức rộng rãi như thi dạy học tích hợp, thi giáo án E-Learning…, Bộ giáo dục và đào tạo nên tổ chức thêm các cuộc thi về dạy học vận dụng bài tập tiếp cận Pisa, thiết kế bài tập tiếp cận Pisa… trong giáo viên. Chắc chắn rằng, đội ngủ giáo viên THPT sẽ tích cực tham gia vào cuộc thi này vì nó rất bổ ích, thiết thực, phù hợp với xu thế đổi mới của nền giáo dục Việt Nam trong những năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Ngọc An. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm – NXB Giáo dục, 2009.

2. Nguyễn Thạc Cát. Từ điển Hóa học phổ thông – NXB Giáo dục Việt Nam 2009.

3. Dương Văn Đảm. Hóa học quanh ta – NXB Giáo dục 2006.

4. Nguyễn Thanh Danh. Môi trường - tại sao ô Nhiễm không khí (tập 2)- NXB Đồng Nai 2006.

5. Nguyễn Thanh Danh. Môi trường: Tại sao ô nhiễm đất và ô nhiễm nước (tập 3) - NXB Đồng Nai 2009.

6. Vũ Đăng Độ. Hóa học và sự ô nhiễm môi trường - NXB giáo dục 2002.

7. Cao Cự Giác. Hỏi đáp Hóa học phổ thông – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2014.

8. Cao Cự Giác. Những viên kim cương trong Hóa học – NXB Đại học sư phạm 2011.

9. Cao Cự Giác. Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học trung học phổ thông – NXB Đại học Vinh 2014.

10. Lê Thị Mỹ Hà. Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực khoa học, 2014.

11. Lê Thị Mỹ Hà. "Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức". Tạp chí Khoa học Giáo dục (Số 64, trang 17 – 21).

12. Lê Thị Mỹ Hà. "Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam ". Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội (Số 346,trang 28 – 36)

13. Phạm Thị Hằng. Giáo dục môi trường qua hình ảnh- NXB Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 2003.

14. Nguyễn Thị Phương Hoa.“Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính)”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (Số 25).

15. Khanh Khanh. Pisa khóa kiểm tra chuyên sâu Lịch sử - Địa lý - Khoa học tự nhiên - NXB Phụ nữ 2009.

16. Khanh Khanh.Pisa khóa kiểm tra cấp tốc - NXB Phụ nữ 2009

17. Lê Văn Khoa . Khoa học môi trường - NXB Giáo dục 2007.

18. Nguyễn Văn Mậu (Biên dịch), Trần Thị Thanh Liêm (Hiệu đính). Khoa học môi trường – NXB giáo dục Việt Nam 2012.

19.Trần Quốc Sơn . Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12, NXB Giáo dục 2008.

20. Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch. Cơ sở Hoá học môi trường - NXB Khoa học kỹ thuật 1999.

21. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) – Từ Ngọc Ánh – Lê Mậu Quyền – Phan Quang Thái. Sách giáo khoa hóa học lớp 10 Nâng Cao – NXB Giáo dục 2006.

22. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) – Nguyễn Hữu Đĩnh – Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền. Sách giáo khoa hóa học lớp 11 Nâng Cao – NXB Giáo dục 2006.

23. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) – Nguyễn Hữu Đĩnh – Từ Vọng Nghi – Đỗ Đình Rãng – Cao Thị Thặng. Sách giáo khoa hóa học lớp 12 Nâng Cao – NXB Giáo dục 2006.

24. Nguyễn Xuân Trường.Hóa học vui – NXB Hà Nội 2010.

25. Nguyễn Xuân Trường. Hóa học với thực tiễn đời sống – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2009.

26. Vũ Anh Tuấn- Vụ giáo dục trung học – Bộ giáo dục và đào tạo. Pisa và Pisa với nội dung Hóa học.

27. Nguyễn Đức Vận. Hỏi đáp Hóa học vô cơ trung học phổ thông – NXB giáo dục Việt Nam 2009.

28. Nam Việt. Những câu hỏi kỳ thú trong thế giới Hóa học – NXB Thời Đại 2010.

29. M. V. Zueva. Phát triển học sinh trong giảng dạy hoá học (Dương Tất Tốn, Nguyễn Thế Trường dịch), NXB Giáo dục 1982.

30. Vụ giáo dục trung học – Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu tập huấn Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, 2014.

31. Viện Hóa học Hoàng gia Australia. Đề thi Hóa học Quốc gia Australia, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong -Thành phố Hồ Chí Minh dịch.

Phụ lục 1: Các mẫu phiếu điều tra

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

Kính chào các thầy, các cô. Trên tay các thầy, cô là tờ phiếu thăm dò ý kiến về kì thi Pisa đối với giáo viên THPT. Với mục đích nghiên cứu thực trạng về tình hình tiếp cận kì thi Pisa quốc tế, chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ, hợp tác của quý thầy cô. Kính mong quý thầy cô cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:

Câu hỏi 1: Đánh giá thực trạng ra đề kiểm tra hóa học hiện nay?

A. Rất hay, đánh giá được năng lực học sinh.

B. Mang nặng tính hàn lâm, thiếu đánh giá kiến thức vận dụng thực tế.

C. Chưa kiểm tra được năng lực vận dụng của học sinh.

Câu hỏi 2: Theo quý thầy (cô) có cần thiết phải đổi mới cách giảng dạy và cách kiểm tra đánh giá hiện nay không?

A. Không

B. Có

C. Nên quay về cách kiểm tra cách đây 20 năm.

Câu hỏi 3: Quý thầy (cô) đã có tìm hiểu về kì thi quốc tế Pisa như thế nào?

A. Chưa bao giờ nghe nói về kì thi Pisa

B. Có nghe nói qua các phương tiện truyền thông nhưng chưa tìm hiểu.

D. Đã nghiên cứu, thiết kế, sử dụng một số bài tập tiếp cận Pisa vào giảng dạy.

Câu hỏi 4: Quý thầy cố đánh giá cách ra đề kì thi Pisa như thế nào?

A. Không có ý kiến gì vì chưa tìm hiểu.

B. Rất tốt, đánh giá được năng lực của học sinh.

C. Không tốt, không đánh giá được năng lực của học sinh.

Câu hỏi 5: Theo thầy (cô), chúng ta có nên học hỏi để vận dụng cách ra đề trong kì thi Pisa vào trong quá trình dạy học của chúng ta không?

A. Không biết vì chưa tìm hiểu.

B. Không nên vì học sinh bỡ ngỡ dẫn đến hiệu quả học tập không cao.

C. Có vì nó phù hợp với xu hướng đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay nói riêng và thế giới nói chung.

---Hết---

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ĐỐI VỚI HỌC SINH

Các em học sinh thân mến! Trên tay các các em là tờ phiếu thăm dò ý kiến về kì thi Pisa đối với học sinh THPT. Với mục đích nghiên cứu thực trạng về tình hình tiếp cận kì thi Pisa quốc tế, chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ, hợp tác của các em. Các em hãy cho ý kiến của mình về các vấn đề sau:

Câu hỏi 1: Em đánh giá như thế nào về thực trạng ra đề kiểm tra hóa học hiện nay?

A. Rất hay, đánh giá được năng lực học sinh.

B. Mang nặng tính hàn lâm, thiếu đánh giá kiến thức vận dụng thực tế.

C. Chưa kiểm tra được năng lực vận dụng của học sinh.

Câu hỏi 2: Quý thầy (cô) đã có tìm hiểu về kì thi Pisa quốc tế như thế nào?

A. Chưa bao giờ nghe nói về kì thi Pisa.

B. Có nghe nói qua các phương tiện truyền thông nhưng chưa tìm hiểu.

C. Đã tìm hiểu, nghiên cứu về kì thi Pisa qua mạng Internet, sách vở.

D. Đã được thầy cô giới thiệu và cho làm một số bài tập theo chuẩn Pisa

E. Đã tự tìm tòi, sưu tầm và giải một số bài tập theo chuẩn Pisa.

Câu hỏi 3: Em có đánh giá gì về kì thi Pisa?

A. Bình thường.

B. Rất khoa học.

D. Không có ý kiến gì vì chưa tìm hiểu.

Câu hỏi 4: Em có muốn thầy (cô) sử dụng những câu hỏi theo chuẩn Pisa vào trong quá trình giảng dạy và kiểm tra không?

A. Không có ý kiến gì vì chưa tìm hiểu.

B. Thích.

C. Không thích.

---Hết---

Phụ lục 2: Giáo án

Giáo án bài: OZON VÀ HIĐRO PEOXIT LỚP 10NC

(GIÁO ÁN THƯỜNG) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Học sinh biết:

 Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.

 Tính chất vật lý của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon.

 Tính chất vật lý và ứng dụng của hiđro peoxit. Học sinh hiểu:

 Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá rất mạnh của ozon.

 Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá và tính khử của hiđro peoxit.

2. Về kỹ năng

 Dự đoán tính chất, kiểm tra kết luận về tính chất hóa học của ozon, hiđro peoxit.

 Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất của ozon và hiđro peoxit.

 Giải được một số bài tập: tính thể tích khí ozon tạo thành, khối lượng hiđro peoxit tham gia phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Thái độ

 Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.

 Giáo dục niềm say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học, lòng yêu thích bộ môn hóa học

II. CHUẨN BỊ

Hoá chất H2O2, dung dịch KI, dung dịch KMnO4, dung dịch H2SO4 loãng, hồ tinh bột, quỳ tím.

Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm.

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:

Nêu tính chất hoá học của oxi và viết 2 PTHH điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử ozon

- Giới thiệu: Oxi và ozon là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.

- GV yêu cầu HS viết CT cấu tạo của phân tử ozon

- GV yêu cầu cho biết có các liên kết gì có trong phân tử ozon?

- GV yêu cầu HS trình bày ozon được hình thành như thế nào.

Hoạt động 2:Tính chất của ozon

- GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk nêu tính chất vật lí của ozon?

- GV giới thiệu: trên tầng cao của khí quyển (cách mặt đất khoảng 25km), ozon được tạo nên do các tia tử ngoại có bước sóng nằm trong khoảng giữa 1600 km và

I.OZON:

1.Cấu tạo phân tử của ozon:

- CTPT: O3 - CTCT: O O O

Nguyên tử oxi trung tâm tạo một liên kết cho nhận và một liên kết đôi với hai nguyên tử oxi còn lại.

Ozon được tạo thành do ảnh hưởng của tia cực tím hoặc sự phóng điện trong cơn dông.

3O2 →UV 2O3

2. Tính chất của ozon

a) Tính chất vật lí:

- Chất khí có mùi đặc trưng, màu xanh nhạt.

- Tan trong nước nhiều hơn oxi 16 lần.

b) Tính chất hoá học:

- Tính oxi hóa mạnh:

2400 km tác dụng đến O2: O2 + hv  2O O + O2 O3

- Sản phẩm của quá trình phân huỷ ozon là oxi nguyên tử, có tính oxi hoá rất mạnh, mạnh hơn cả oxi phân tử. Vậy ozon có tính oxi hoá mạnh hơn hay yếu hơn so với oxi?

-Nhận xét, kết luận: O3 có tính oxi hoá rất mạnh, mạnh hơn O2

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ chứng minh tính oxi hoá của ozon mạnh hơn của oxi?

Hoạt động 3:Ứng dụng của ozon

Yêu cầu học sinh tham khảo sách giáo khoa và nêu ứng dụng của ozon.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC THPT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ PISA (Trang 119 -140 )

×