- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học
2.3. Phân tích mẫu bài tập Pisa
Chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập do OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - tổ chức xây dựng và điều phối kì thi Pisa) phát hành, để từ đó phân tích, nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập tiếp cận Pisa:
BÀI 1: HÚT THUỐC LÁ
Người ta hút thuốc lá ở dạng điếu, xì gà và tẩu. Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày trên thế giới có gần 13500 người bị chết do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Người ta cũng dự đoán rằng, vào năm 2020, 12 % các ca tử vong toàn cầu là do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra. Khói thuốc lá chứa nhiều chất có hại. Các chất nguy hại nhất là nhựa thuốc lá, nicôtin và cacbon ôxit.
Câu hỏi 1: Khói thuốc lá được hít vào trong phổi. Nhựa thuốc lá trong khói thuốc đọng lại trong phổi và làm cho phổi không hoạt động tốt nữa. Chức năng nào dưới đây là một chức năng của phổi?
A. Bơm máu chứa ôxi đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. B. Chuyển ôxi từ không khí mà chúng ta thở vào máu.
C. Làm sạch máu bằng việc giảm lượng cacbon đioxit về không. D. Chuyển các phân tử cacbon đioxit thành các phân tử ôxi.
Câu hỏi 2: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi và các căn bệnh khác. Hãy cho biết hút thuốc lá có làm tăng nguy cơ mắc những bệnh dưới đây hay không? Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” trong mỗi trường hợp.
Nguy cơ mắc phải căn bệnh này có tăng lên do hút thuốc hay không?
Có hay Không
Viêm phế quản Có / Không
HIV/AIDS Có / Không
Bệnh thủy đậu Có / Không
Câu hỏi 3: Một số người sử dụng các miếng cao dán chứa nicôtin để giúp họ cai thuốc lá. Những miếng cao này được dán trên da và giải phóng nicôtin vào máu. Điều này giúp làm mất đi những cơn thèm thuốc và những dấu hiệu của việc cai nghiện khi mọi người đã cai thuốc. Để nghiên cứu về tính hiệu quả của những miếng dán nicôtin
này, một nhóm 100 người hút thuốc muốn cai thuốc được chọn ngẫu nhiên. Nhóm này được nghiên cứu trong vòng sáu tháng. Hiệu quả của những miếng cao dán được xác định bằng việc tìm ra bao nhiêu người trong nhóm không còn tái hút thuốc sau khi kết thúc đợt nghiên cứu này. Trong số các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào là tốt nhất?
A. Tất cả những người trong nhóm đều dán cao.
B. Tất cả mọi người đều dán cao ngoại trừ một người cố gắng bỏ thuốc mà không cần cao dán.
C. Mọi người lựa chọn hoặc sử dụng hoặc không sử dụng các miếng cao dán để giúp bỏ thuốc.
D. Một nửa được lựa chọn ngẫu nhiên để sử dụng các miếng cao dán, nửa còn lại không sử dụng chúng.
Câu hỏi 4: Có nhiều phương pháp được sử dụng để khiến mọi người bỏ thuốc lá. Những cách giải quyết việc giảm hút thuốc dưới đây có dựa trên công nghệ hay không? Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi trường hợp.
Phương pháp giảm hút thuốc này có dựa
trên công nghệ hay không? Có hoặc Không?
Tăng giá bán thuốc lá. Có / Không
Sản xuất ra các miếng cao dán nicôtin để giúp
người nghiện thuốc cai thuốc lá. Có / Không
Cấm hút thuốc ở những nơi công cộng. Có / Không
Hướng dẫn chấm bài 1: Câu hỏi 1
Mức đầy đủ: Chọn B. Chuyển ôxi từ không khí mà chúng ta thở vào máu. Không đạt: Các câu trả lời khác.
Không trả lời.
Câu hỏi 2
Mức đầy đủ: Cả ba câu trả lời đúng theo thứ tự: Có, Không, Không. Không đạt: Các câu trả lời khác.
Không trả lời.
Câu hỏi 3
Mức đầy đủ: Chọn D. Một nửa được lựa chọn ngẫu nhiên để sử dụng các miếng cao dán, nửa còn lại không sử dụng chúng.
Không đạt: Các câu trả lời khác. Không trả lời.
Câu hỏi 4
Không đạt: Các câu trả lời khác. Không trả lời.
BÀI 2: SÂU RĂNG
Vi khuẩn sống trong miệng chúng ta gây ra bệnh sâu răng. Sâu răng là một bệnh nan y kể từ những năm 1700 khi đường ăn xuất hiện từ ngành công nghiệp mía đường
ngày càng phát triển. Ngày nay, chúng ta biết nhiều về bệnh sâu răng. Ví dụ: • Vi khuẩn gây sâu răng sống được nhờ đường.
• Đường chuyển hóa thành axit. • Axit phá hủy bề mặt răng.
• Đánh răng giúp ngăn ngừa sâu răng.
Câu hỏi 1: Vai trò của vi khuẩn trong bệnh sâu răng là gì? A. Vi khuẩn tạo ra men răng.
B. Vi khuẩn tạo ra đường.
C. Vi khuẩn tạo ra các khoáng chất. D. Vi khuẩn tạo ra axit.
Răng
Đường Axit
Các khoáng chất từ lớp men răng
1 2
Câu hỏi 2: Đồ thị sau cho thấy lượng tiêu thụ đường và số lượng răng sâu trung bình ở các quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia được biểu diễn bằng một chấm tròn trên đồ thị.
Trong số các phát biểu sau, phát biểu nào được suy ra từ dữ liệu đã cho trên đồ thị? A. Ở một số quốc gia, người dân đánh răng thường xuyên hơn so với các quốc gia khác.
B. Người dân ăn đường càng nhiều, thì càng dễ bị sâu răng. C. Thời gian gần đây, tỉ lệ sâu răng ở nhiều nước đang tăng lên.
D. Thời gian gần đây, mức độ tiêu thụ đường ở nhiều nước đang tăng lên.
Câu hỏi 3: Một quốc gia có số lượng răng sâu trên đầu người ở mức cao. Liệu rằng những câu hỏi sau đây liên quan đến bệnh sâu răng tại quốc gia đó có thể được trả lời bằng các thí nghiệm khoa học hay không? Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi câu hỏi.
Câu hỏi liên quan đến sâu răng này có thể được trả lời bởi các thí nghiệm khoa học hay không?
Có hoặc Không?
Tác động nào lên bệnh sâu răng khi cho flo vào nguồn nước? Có / Không
Chi phí cho một lần đi gặp bác sĩ nha khoa là bao nhiêu? Có / Không
Hướng dẫn chấm bài 2 Câu hỏi 1
Mức đầy đủ: Đáp án D. Vi khuẩn tạo ra axít.
Không đạt: Các câu trả lời khác. Không trả lời.
Mức đầy đủ: Chọn B. Người dân ăn đường càng nhiều, thì càng dễ bị sâu răng.
Không đạt: Các câu trả lời khác. Không trả lời.
Câu hỏi 3
Mức đầy đủ: Cả hai câu trả lời đúng theo thứ tự: Có, Không.
Không đạt: Các câu trả lời khác hoặc không trả lời.
* Nhận xét: Từ 2 bài tập trên, ta thấy rằng:
- Mỗi bài tập có chủ đề của câu hỏi được viết đầu câu .
- Phần dẫn cung cấp một số nội dung, số liệu liên quan về chủ đề đã nêu. - Mỗi bài tập có thể có nhiều câu hỏi nhỏ khai thác chủ đề đã nêu.
- Hình thức các câu hỏi sử dụng tương đối đa dạng: câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu hỏi tự luận…
- Nội dung câu hỏi mang tính thời sự, thực tế, mang tính giáo dục cao, kiểm tra năng lực vận dụng kiến thực của học sinh, kiến thức liên quan đến nhiều môn học (liên môn).
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận Pisa phục vụ cho công tác dạy và học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh THPT
Dựa trên đặc điểm, hình thức những bài tập mà kì thi Pisa đã sử dụng, chúng tôi đã tiến hành thiết kế hệ thống các bài tập tiếp cận Pisa nhằm phục vụ cho công tác dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
BÀI 1: NƯỚC MÁY
Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử
trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng khí Clo. Lượng Clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3.
Câu hỏi 1: Vì sao Clo trong nước có tính khử trùng, diệt khuẩn?
……….
Câu hỏi 2: Clo là một khí độc. Vì vậy, việc dùng nước máy chứa hàm lượng Clo
vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để dùng nước máy an
toàn, chúng ta cần phải
A. Xả nước máy ra chậu, phơi 1 thời gian mới sử dụng. B. Dùng ngay nước máy vừa mới ra khỏi vòi.
C. Xả nước máy vào xô, chậu và đậy kín. D. Trộn nước máy với nước giếng rồi sử dụng
………..
Câu hỏi 3: Nếu với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200 lít nước/ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg Clo mỗi ngày cho việc xử lí nước?
………..
Hướng dẫn chấm bài 1 Câu hỏi 1
Mức đầy đủ:
Nước Clo có tính tẩy trùng diệt khuẩn do nước Clo chứa HClO có tính oxi hóa rất mạnh.
HClO sinh ra do phản ứng: Cl2 + H2O ƒ HCl + HClO
Mức chưa đầy đủ: Học sinh giải thích được do tính oxi hóa mạnh của nước Clo mà chưa viết được quá trình sinh ra HClO.
Không đạt: Giải thích sai hoặc không làm bài.
Câu hỏi 2
Mức đầy đủ: Chọn đáp án A. Xả nước máy ra chậu, phơi 1 thời gian mới sử dụng.
Không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không làm bài.
Câu hỏi 3
Mức đầy đủ: Tính toán đúng như sau:
Lượng nước cần dùng cho thành phố Hà Nội mỗi ngày là: 200 . 3.106 = 6.108 lít = 6.105 m3
Lượng khí Clo cần dùng là: 6.105. 5 = 3.106 gam = 3.103 kg
Mức chưa đầy đủ: Công thức đúng nhưng kết quả sai do nhầm lẫn hoặc viết sai.
Không đạt: Lập công thức tính toán sai hoặc không làm bài.
* Nhận xét: Bài tập này hướng đến sự hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức về khí Clo vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống, năng lực quan sát các vấn đề xung quanh, năng lực tìm kiếm thông tin..., phát triển kĩ năng sống.
BÀI 2: IOT – NGUYÊN TỐ CẦN THIẾT CHO CUỘC SỐNG
Iot là một trong các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống của nhiều sinh vật. Về mặt hóa học, iot ít hoạt động nhất và có
độ âm điện thấp nhất trong các halogen. Iot được dùng nhiều trong y khoa, nhiếp ảnh, thuốc nhuộm. Giống như các halogen khác, iot thường tồn tại dưới dạng hợp chất trong tự nhiên.
Câu hỏi 1. Iot có thể tác dụng với nhiều chất, tạo nên hợp chất có chứa iot. Bên cạnh đó, Iot cũng không phản ứng trực tiếp với một số chất. Chất nào sau đây không phản ứng trực tiếp với iot?
A. Hiđro B.Magie C. Natri D. oxi
……….
Câu hỏi 2.Iot là nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Tại những vùng đất xa biển hoặc thiếu thức ăn có nguồn gốc từ đại dương, tình trạng thiếu iot có thể xảy ra và gây nên những tác hại cho sức khỏe. Hãy kể 2 bệnh do thiếu iot gây ra cho con người?
………...
Câu hỏi 3. Để khắc phục sự thiếu hụt iot, người ta phải thêm hợp chất của iot vào thực phẩm dưới dạng muối ăn, sữa, kẹo…
tròn vào đáp án cần chọn.
Nhận định Đúng hoặc Sai
Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ
hợp chất của iot thường là KI hoặc KIO3. Đúng/Sai
Người già không nên dùng muối iot vì không tốt
cho sức khỏe. Đúng/Sai
Nên thêm muối iot sau khi thực phẩm đã được nấu
chín. Đúng/Sai
Về mùi vị, màu sắc muối iot không khác gì muối
ăn thường. Đúng/Sai
……….
Câu hỏi 4. Muối iot có thể dùng để ướp thịt cá, muối dưa cà, nêm thức ăn như muối thường. Khi để ở không khí ẩm muối iot dễ bị hút ẩm, chảy rửa và mất hàm lượng iot.
Vậy, nên bảo quản muối iot như thế nào là tốt nhất?
...
Câu hỏi 5. Trong thực tế, có nhiều loại muối thường (không chứa hoặc chứa rất ít nguyên tố iot) nhưng vẫn dán nhãn là muối iot (thành phần chứa KI) để bán với giá cao. Để kiểm tra muối đang dùng có phải là muối iot không, bạn Phương đề xuất cách làm đơn giản như sau: hòa tan 1 lượng muối vào nước, vắt nước chanh (hoặc giấm, khế…) vào dung dịch muối đó. Khuấy đều một thời gian, sau đó cho 1 ít hồ tinh bột vào, nếu dung dịch có màu xanh thì kết luận trong muối đó có nguyên tố iot, còn không có hiện tượng gì thì kết luận đó không phải là muối iot.
Em có đồng ý với cách làm mà bạn Phương đề xuất hay không? Vì sao?
Hướng dẫn chấm bài 2 Câu hỏi 1
Mức đầy đủ: Chọn đáp án D
Không đạt: Chọn đáp án khác hoặc không làm bài.
Câu hỏi 2
Mức đầy đủ: Học sinh nêu được 2bệnh do thiếu iot: - Bệnh bướu cổ
- Thiểu năng trí tuệ - Bệnh câm điếc …
Mức chưa đầy đủ: Nêu được 1 bệnh gây ra do thiếu iot.
Không đạt: Không nêu được đúng bệnh nào hoặc không làm bài.
Câu hỏi 3
Mức đầy đủ : Khoanh tròn đúng theo thứ tự : Đúng, Sai, Đúng, Đúng.
Câu hỏi 4
Mức đầy đủ:
- Nên bỏ muối vào trong lọ có nắp đậy (hoặc túi nilong buộc kín).
- Không để muối iot gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào vì hợp chất của iot kém bền ở nhiệt độ cao, phân hủy làm mất iot.
Mức chưa đầy đủ: Nêu được 1 ý trong 2 ý trên.
Không đạt: Không nêu được ý nào hoặc không làm bài.
Câu hỏi 5
Mức đầy đủ:
- Đồng ý với phương pháp của bạn Phương. - Vì trong môi trường axit xảy ra phản ứng sau:
O2 + 4H+ + 4I- → 2I2 + 2H2O
I2 sinh ra kết hợp với hồ tinh bột tạo hợp chất có màu xanh.
Mức chưa đầy đủ: Đồng ý với bạn Phương nhưng chưa giải thích được.
Không đạt: Không đồng ý với bạn và cho rằng cách làm của bạn Phương không kiểm tra được muối iot hoặc không làm bài.
* Nhận xét: Bài tập này hướng đến sự hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức về iot vào thực tiễn, năng lực phê phán và phát triển kĩ năng sống cho học sinh.
BÀI 3: OXI – KHÍ DUY TRÌ SỰ SỐNG
Theo khám phá về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn thở 3 phút, nhịn uống 3 ngày và nhịn ăn 3 tuần. Vì vậy hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Mọi tế bào trong
cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi. Nếu không có oxi thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30s nếu không được cung cấp đủ oxi.
Hiện nay, người ta có thể sử dụng bình khí thở oxi trong y học và đời sống để cung cấp oxi cho người không có khả năng tự hô hấp hoặc làm
việc trong môi trường thiếu oxi không khí, có khói, khí độc, khí gas …
Câu hỏi 1. Theo đoạn thông tin trên người ta sử dụng bình khí thở oxi trong trường hợp nào?
Câu hỏi 2. Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm để điều chế khí oxi trong công nghiệp và ngược lại?
………...
Câu hỏi 3. Oxi là chất khí không màu, không mùi có vai trò quyết định đối với sự sống con người và động vật. Mỗi người mỗi ngày cần từ 20 – 30 m3 không khí để thở. Nhu cầu về oxi trong đời sống và sản xuất là rất lớn. Vậy, hàm lượng khí oxi trong không khí (trong một khoảng thời gian ngắn) có bị thay đổi không? Vì sao? Từ đó hãy đưa ra biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxi trong không khí?
………...
Câu hỏi 4. Trong các đầm nuôi tôm và một số hải sản, người ta lắp đặt thêm các cánh quạt nước. Bạn Sơn cho rằng, việc gắn những
cánh quạt nước này có tác dụng làm cho nước trong xanh hơn. Vậy, em có đồng ý với nhận định của bạn không? Nếu không thì theo em,