THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÌM HIỂU, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀ

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học THPT theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế pisa (Trang 39 - 43)

- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học

1.4. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÌM HIỂU, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀ

TẬP TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC

1.4.1.Thực trạng của việc tìm hiểu, khai thác và sử dụng bài tập tiếp cận Pisa

1.4.1.1. Mục đích điều tra:

Điều tra thực trạng tiếp cận và sử dụng các bài tập theo chuẩn Pisa trong công tác dạy và học của giáo viên và học sinh hiện nay như thế nào.

1.4.1.2. Nội dung điều tra:

- Điều tra về việc tìm hiểu kì thi Pisa.

- Điều tra về việc tiếp cận sử dụng bài tập pisa. - Điều tra về việc thiết kế bài tập tiếp cận Pisa.

- Điều tra về việc đánh giá ưu điểm, nhược điểm của kì thi Pisa. 1.4.1.3. Đối tượng điều tra:

- Giáo viên giảng dạy THPT. - Học sinh THPT.

1.4.1.4. Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra. (phụ lục 1)

* Tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên cho 150 giáo viên 3 trường THPT (THPT Trần Hưng Đạo, THPT Lệ Thủy, THPT Nguyễn Chí Thanh):

STT Trường Số phiếu phát ra Số phiếu thu về

1 THPT Lệ Thủy 50 50

2 THPT Trần Hưng Đạo 50 50

3 THPT Nguyễn Chí Thanh 50 50

* Tiến hành phát phiếu điều tra học sinh cho 250 học sinh khối 11 của 3 trường THPT (THPT Trần Hưng Đạo, THPT Lệ Thủy, THPT Nguyễn Chí Thanh):

STT Trường Số phiếu phát ra Số phiếu thu về

1 THPT Lệ Thủy 83 81

3 THPT Nguyễn Chí Thanh 82 80 1.4.1.5. Kết quả điều tra:

* Đối với giáo viên:

Phiếu điều tra gồm 5 câu hỏi, được soạn dưới hình thức trắc nghiệm cho giáo viên đánh dấu. Sau khi tập hợp thống kê ta thu được kết quả như sau :

Câu Nội dung Số ý

kiến

Tỉ lệ %

1

Thầy (cô) đánh giá thực trạng ra đề kiểm tra hóa học hiện nay như thế nào?

A. Rất hay, đánh giá được năng lực học sinh. 13 8,7

B. Mang nặng tính hàn lâm, thiếu đánh giá kiến thức vận

dụng thực tế. 45 30

C. Chưa kiểm tra được năng lực vận dụng của học sinh. 92 61,3

2

Theo thầy (cô) có cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá hiện nay không?

A. Không. 13 8,7

B. Có. 130 86,7

C. Nên quay về cách kiểm tra cách đây 20 năm. 7 4,6

3

Thầy (cô) đã có tìm hiểu về kì thi quốc tế Pisa như thế nào?

A. Chưa bao giờ nghe nói về kì thi Pisa. 35 23,3

B. Có nghe nói qua các phương tiện truyền thông. 82 54,7

C. Đã tìm hiểu, nghiên cứu về kì thi Pisa qua mạng

Internet, sách vở. 21 14

D. Đã nghiên cứu, thiết kế, sử dụng một số bài tập tiếp cận

Pisa vào giảng dạy. 12 8

4

Thầy (cô) đánh giá cách ra đề kì thi Pisa như thế nào?

A. Không có ý kiến gì vì chưa tìm hiểu. 38 25,3

B. Rất tốt, đánh giá được năng lực của học sinh. 105 70

C. Không tốt, không đánh giá được năng lực của học sinh. 7 4,7

5

Theo thầy (cô), chúng ta có nên học hỏi để vận dụng cách ra đề trong kì thi Pisa vào trong quá trình dạy học của chúng ta không?

A. Không biết vì chưa tìm hiểu. 38 25,3 B. Không nên vì học sinh bỡ ngỡ dẫn đến hiệu quả học tập

không cao. 34 22,7

C. Có vì nó phù hợp với xu hướng đổi mới nền giáo dục

nước ta hiện nay nói riêng và thế giới nói chung. 78 52

* Nhận xét: Nhìn vào kết quả, ta thấy đa số giáo viên đều thấy rằng cách kiểm tra đánh giá hiện nay chưa đánh giá năng lực của học sinh (61,3%). Vì vậy, đa số giáo viên đều nhận định là cần thiết phải đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay (86,7%). Đối với kì thi Pisa, một số giáo viên còn chưa biết thông tin gì (23,3%), đa số giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ biết qua các phương tiện thông tin đại chúng (54,7%) mà chưa đi sâu tìm hiểu, vận dụng vào quá trình dạy học. Và trong số những giáo viên đã biết và tìm về kì thi Pisa thì đa số đều có ý kiến là nên vận dụng cách ra đề trong kì thi Pisa vào trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh (52%), một số ít lại cho rằng không nên vận dụng cách ra đề thi Pisa vào trong dạy học (22,7%). Từ các số liệu thu thập được, ta thấy rằng tình hình vận dụng những ưu điểm của kì thi Pisa vào trong quá trình dạy học của giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa thực sự sâu rộng trong đội ngũ giáo viên THPT. Tuy nhiên, với những ưu điểm của nó, việc nghiên cứu và vận dụng kì thi Pisa vào quá trình dạy học của giáo viên sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới.

* Đối với học sinh:

Phiếu điều tra gồm 4 câu hỏi, được soạn dưới hình thức trắc nghiệm cho học sinh đánh dấu. Sau khi tập hợp thống kê ta thu được kết quả như sau :

Câu hỏi

Nội dung Số ý kiến Tỉ lệ %

1

Em đánh giá như thế nào về thực trạng ra đề kiểm tra hóa học hiện nay?

A. Rất hay, đánh giá được năng lực học sinh. 89 36,5

B. Mang nặng tính hàn lâm, thiếu đánh giá kiến thức

vận dụng thực tế. 115 47,1

C. Chưa kiểm tra được năng lực vận dụng của học

sinh. 40 16,4

2 Em đã tìm hiểu về kì thi Pisa như thế nào?

A. Chưa bao giờ nghe nói về kì thi Pisa. 93 38,1

B. Có nghe nói qua các phương tiện truyền thông. 119 48,8

C. Đã tìm hiểu, nghiên cứu về kì thi Pisa qua mạng

Internet, sách vở. 5 2,0

tập theo chuẩn Pisa.

E. Đã tự tìm tòi, sưu tầm và giải một số bài tập theo

chuẩn Pisa. 2 0,9

3

Em có đánh giá gì về kì thi Pisa?

A. Bình thường. 35 14,3

B. Rất khoa học. 112 45,9

C. Lạc hậu. 0 0

D. Không có ý kiến gì vì chưa tìm hiểu kĩ. 97 39,8

4

Em có muốn thầy (cô) sử dụng những câu hỏi theo chuẩn Pisa vào trong quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá không?

A. Không có ý kiến gì vì chưa tìm hiểu 102 41,8

B. Thích. 107 43,9

C. Không thích. 35 14,3

Nhận xét: Nhìn vào kết quả, ta thấy đa số học sinh đều cho rằng cách kiểm tra đánh giá hiện nay còn mang tính hàn lâm, xa rời thực tế, chưa đánh giá được năng lực học sinh (63,5%), nhiều học sinh vẫn thích cách kiểm tra đánh giá hiện tại (36,5%). Về kì thi Pisa, đa số học sinh chỉ dừng lại ở mức độ biết qua các phương tiện thông tin đại chúng (48,8%), nhiều học sinh chưa hề biết về kì thi Pisa (38,1%), một số học sinh được thầy cô giáo giới thiệu về kì thi Pisa (10,2%) chỉ có rất ít học sinh tự tìm hiểu nghiên cứu, vận dụng kì thi Pisa vào trong học tập (2,9%). Trong số những học sinh có tìm hiểu về kì thi Pisa, đa số các em nhận định cách ra đề thi trong kì thi Pisa rất khoa học (45,9%), và mong muốn thầy cô sử dụng bài tập theo chuẩn Pisa vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá (43,9%). Như vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng các bài tập theo chuẩn Pisa trong học sinh còn rất hạn chế. Tuy nhiên, trong số những em có biết về kì thi Pisa đều đánh giá cao cách ra đề thi của kì thi này và đa số mong muốn thầy cô sử dụng bài tập theo chuẩn Pisa vào giảng dạy. Điều này chứng tỏ mặc dù kì thi Pisa đang tương đối xa lạ với học sinh Việt Nam nhưng với ưu điểm phù hợp với xu hướng đổi mới nền giáo dục hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác và vận dụng kì thi Pisa vào học tập của học sinh sẽ trở nên phổ biến hơn nhiều trong vài năm tới.

1.4.2. Nguyên nhân của những thực trạng

Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, là khó khăn không nhỏ cho việc tìm hiểu và tiếp cận với Pisa .

Công tác dịch thuật theo yêu cầu của Pisa là một vấn đề thách thức đối với đội ngũ dịch thuật của Việt Nam.

Giáo viên còn chậm đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá, chủ yếu sử dụng phương pháp đánh giá truyền thống.

Giáo viên và học sinh chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của Pisa, vì vậy, nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi Pisa, học sinh sẽ khó có thể biết cách làm bài và trả lời đúng câu hỏi.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học THPT theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế pisa (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w