Nhận xét các năng lực của học sinh trong các tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học THPT theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế pisa (Trang 112 - 114)

- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học

3.4.1. Nhận xét các năng lực của học sinh trong các tiến trình dạy học

tiến trình dạy học, chúng tôi rút ra được một số nhận xét về một số năng lực của học sinh như sau:

Đối với các lớp đối chứng:

- Năng lực học và năng lực giải quyết vấn đề thì học sinh tương đối thụ động, giáo viên chủ yếu là đọc đề, phân tích, hướng dẫn cách giải, học sinh không chủ động trong các yêu cầu của giáo viên.

- Năng lực sáng tạo: làm bài tập một cách máy móc, ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng rồi tái hiện, cố nhớ những gì đã học thuộc ở nhà để trả lời.

- Năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: học sinh ít đưa ra ý kiến, bạn bè ít trao đổi về phương pháp làm bài, luôn căng thẳng để cố gắng làm bài.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: các thông tin phục vụ trong bài làm rất hạn chế, học sinh ít hiểu biết về những kiến thức khoa học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: do ít trao đổi và nội dung đề bài cũng hạn chế về mặt ngôn ngữ nên học sinh rất khó tiếp cận.

- Năng lực tính toán không tự tin trong các phép tính, nên hay căng thẳng khi làm các bài bập có tính toán.

Đối với các lớp thực nghiệm:

- Năng lực học và năng lực giải quyết vấn đề thì học sinh từ tư thế bị động đã chuyển dần sang tư thế chủ động, tham gia tích cực các hoạt động nhận thức do giáo viên tổ chức. Học sinh chịu khó đọc và tự ghi chép những thông tin vừa chiếm lĩnh.

- Năng lực sáng tạo: học sinh linh hoạt và sáng tạo hơn trong cách tiếp cận các yêu cầu của bài tập.

- Năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: học sinh thảo luận nhiều hơn, lắng nghe cách lý giải của bạn bè và đưa ra ý kiến của mình về phương pháp làm bài.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: các thông tin hiểu biết về những kiến thức khoa học được các em huy động để trả lời các nội dung mà bài tập yêu cầu.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh chủ động tiếp cận các ngôn ngữ khoa học, phân tích các từ ngữ của bài tập một cách cẩn thận.

- Năng lực tính toán tự tin trong các phép tính, ít căng thẳng khi làm các bài tập có tính toán.

Ở nhóm thực nghiệm, các tiết học có mức độ tích cực của học sinh cao hơn nhiều so với các tiết học ở nhóm đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm, học sinh còn đặt câu hỏi cho giáo viên đối với những vấn đề mà các em quan tâm. Điều này chứng tỏ học sinh đã học với mức độ tích cực khá cao.

Từ các kết quả trên cho thấy việc sử dụng bài tập tiếp cận Pisa đã thực sự có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh; góp phần không nhỏ trong việc đánh giá năng lực của học sinh. Việc đưa bài tập theo chuẩn Pisa vào dạy học trong chương trình hóa học THPT là một việc làm đúng đắn và có cơ sở khoa học.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học THPT theo hướng tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế pisa (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w