3.1.1. Kết quả ảnh hƣởng độ cao của dao tới lƣợng vi nang trên vải
Từ các kết quả đã được nghiên cứu thực hiện ở mục 2.2.2. ta có được kết quả như sau:
Tính được khối lượng vi nang đưa lên vải (mẫu vải nhỏ)
Cân khối lượng mẫu vải nhỏ trước khi đưa vi nang (kích thước 4 x 4 cm) + Mẫu 1 = 0,706g
+ Mẫu 2 = 0,723g + Mẫu 3 = 0,740g
Cân khối lượng mẫu vải nhỏ sau khi đưa vi nang (4 x 4 cm) + Mẫu 1 = 0,830g
+ Mẫu 2 = 0,911g + Mẫu 3 = 0,998g
Ta lấy khối lượng mẫu vải nhỏ sau khi đưa vi nang trừ khối lượng mẫu vải nhỏ trước khi đưa nang = khối lượng vi nang trên mẫu vải nhỏ
+ Mẫu 1: 0,830g – 0,707g = 0,123 g (vi nang trên mẫu vải nhỏ) + Mẫu 2: 0,911g – 0,724 g = 0,187 g (vi nang trên mẫu vải nhỏ) + Mẫu 3: 0,998g – 0,740 g = 0,257 g (vi nang trên mẫu vải nhỏ)
Nguyễn Thị Thu Hường 53 Khóa học 2013 - 2015
Bảng 3.1: Độ cao của dao, khối lƣợng vải và vi nang trên vải
TT
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
1 Độ cao của dao (mm) 0,50 0,70 0,90
2 Khối lượng vải trước khi đưa vi nang (g)
0,706 0,723 0,740
3 Khối lượng vải sau khi đưa vi nang (g)
0,830 0,911 0,998
4 Lượng vi nang trên vải (g) 0,124 0,188 0,258
5 Lượng vi nang trên vải (%) 17,56 26 34,86
So sánh từ các kết quả thu được trong bảng 3.2 chứng tỏ rằng độ cao của dao ảnh hưởng rất lớn tới lượng vi nang lưu giữ trên vải.
Mối tương quan giữa độ cao của dao và lượng vi nang lưu giữ trên vải được thể hiện trên biểu đồ 3.2.
Nguyễn Thị Thu Hường 54 Khóa học 2013 - 2015 Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa độ cao của dao và lượng vi nang lưu giữ
trên vải
- Từ kết quả trên được thể hiện ở biểu đồ mối tương quan giữa độ cao của dao và lượng vi nang lưu giữ trên vải
- Từ biểu đồ trên thể hiện mối liên quan giữa độ cao của dao, khối lượng vải và lượng vi nang lưu giữ trên vải ta có nhận xét mối quan hệ này là tuyến tính, có nghĩa là trong giới hạn nghiên cứu của luận văn độ cao của dao sẽ tỷ lệ thuận với lượng vi nang lưu giữ được trên vải.
Hình 3.1 : Vi nang đưa lên vải
y = 0.335x - 0.0445 R² = 0.9993 0.100 0.120 0.140 0.160 0.180 0.200 0.220 0.240 0.260 0.280 0.40 0.60 0.80 1.00 Lƣợng v i na ng trên vả i (g )
Độ cao của dao (mm)
lượng vi nang trên vải Linear (lượng vi nang trên vải)
Nguyễn Thị Thu Hường 55 Khóa học 2013 - 2015
Quan sát hình chụp, có thể thấy vi nang đưa lên vải có dạng tròn, nằm trên bề mặt vải và phân bố giữa các lớp xơ sợi của vải.
3.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ lên khả năng lƣu giữ, hình thái, chất lƣợng vi nang trên vải
- Quan sát ảnh chụp của hiển vi điện tử quét sau khi đưa vi nang lên vải và được sấy khô ở nhiệt độ 250
C trong 1giờ.
Hình 3.2: Ảnh chụp SEM của vải được đưa vi nang và được sấy ở nhiệt độ 25oC trong thời gian 1h.
Với hình ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử quét, mẫu vải sau khi được đưa vi nang lên vải và sấy ở nhiệt độ 25o
C trong 1 giờ ta thấy các vi nang có hình dạng tròn được nằm trên bề mặt của vải. Các vi nang không chỉ bám dính trên bề mặt vải mà còn nằm sâu bên trong sợi vải. Như vậy kết quả cho thấy ở nhiệt độ 25oC trong 1h, ở mức nhiệt này vi nang vẫn giữ được hình dạng ban đầu như trên hình 3.1, chưa bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
- Quan sát ảnh chụp hiển vi điện tử quét sau khi đưa vi nang lên vải và được sấy khô ở nhiệt độ 30o
Nguyễn Thị Thu Hường 56 Khóa học 2013 - 2015
Hình 3.3: Ảnh chụp SEM của vải đưa vi nang được sấy ở nhiệt độ 30oC
Với hình ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử quét, mẫu vải sau khi được đưa vi nang lên vải và sấy ở nhiệt độ 30o
C trong 1 giờ qua quan sát ta thấy các vi nang có hình dạng tròn nằm trên bề mặt vải và nằm sâu bên trong các sợi vải. Có lác đác một vài vi nang đã hơi biến dạng. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 30oC trong 1h vi nang đã có ảnh hưởng nhưng chưa rõ rệt bởi nhiệt độ này.
- Quan sát vải có vi nang được sấy ở nhiệt độ 600C trong 1 giờ dưới máy chiếu của kính hiển vi điện tử quét (Hình 3.4).
Nguyễn Thị Thu Hường 57 Khóa học 2013 - 2015
Quan sát vải có vi nang được sấy ở nhiệt độ 600C trong 1 giờ dưới máy chiếu của kính hiển vi điện tử quét
Hình 3.4: Ảnh chụp SEM vải đưa vi nang được sấy ở nhiệt độ 60oC trong 1 giờ.
Quan sát (Hình 3.4) hình ảnh được chụp kính hiển vi điện tử quét, mẫu vải sau khi được đưa vi nang lên vải và sấy ở nhiệt độ 60o
C trong 1giờ ta thấy vi nang lúc này có hình dạng bị méo và bắt đầu bị biến dạng, có hiện tượng các hoạt chất bị chảy ra bám vào các sợi vải. Như vậy ta thấy kết quả hình chụp bởi kính hiển vi ở nhiệt độ 60oC trong thời gian 1h thì vi nang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
- Với hình ảnh chụp của máy chụp hiển vi điện tử quét sau khi đưa vi nang lên vải và được sấy khô ở độ 90oC trong thời gian 1giờ.
Nguyễn Thị Thu Hường 58 Khóa học 2013 - 2015
Hình 3.5: Ảnh chụp SEM vải đưa vi nang được sấy ở nhiệt độ 90oC
Quan sát hình ảnh chụp hiển vi điện tử quét, mẫu vải sau khi được đưa vi nang lên vải và sấy ở nhiệt độ 90oC trong 1 giờ ta thấy vi nang lúc này có hình bầu dục, bị biến dạng và nhiều vi nang đã hoàn toàn bị xẹp. Các hoạt chất bên trong vi nang chảy ra bám vào các sợi vải và nằm sâu trong các sợi vải. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 90oC trong 1 giờ thì vi nang bị ảnh hưởng rõ rệt bởi nhiệt độ
Với các mẫu vải quan sát ở các hình chụp hiển vi điện tử vi nang được đưa lên vải và được sấy ở các nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời gian nhất định ta kết luận như sau: các mẫu vải sau khi đưa vi nang lên và được sấy ở các nhiệt độ khác nhau ta thấy ban đầu ở nhiệt độ 25oC vi nang vẫn đảm bảo được hình dạng ban đầu là hình tròn nằm trên bề mặt vải và chưa bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ này.
Đối với nhiệt độ 300
C, có một số vi nang hơi bị biến dạng và bị ảnh hưởng nhưng chưa rõ rệt
Nguyễn Thị Thu Hường 59 Khóa học 2013 - 2015
Đối với nhiệt độ 60oC quan sát hình ảnh chụp ta thấy ở mức nhiệt 60oC vi nang bắt đầu bị ảnh hưởng, hình dạng của vi nang bắt đầu bị méo và có hiện tượng bị chảy các hoạt chất và bám vào các sợi vải.
Đối với nhiệt độ 90o
C qua quan sát hình ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử quét ta thấy vi nang hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ 90o
C, ta thấy ở mức nhiệt này vi nang có hình bầu dục, nhiều vi nang đã bị xẹp và bị chảy các hoạt chất của vi nang ra và bám dính vào các sợi vải.
Kết quả nghiên cứu này tương tự với các nghiên trên thế giới về ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và chất lượng của vi nang. Trong nghiên cứu về ứng dụng của vi nang chứa hoạt chất tỏa hương thơm trên vải [5] M. Pablo và các cộng sự đã khẳng định ở 120 oC vi nang đã bị biến dạng..
Dưới đây là một số hình ảnh trong phần nghiên cứu của tác giả M. Pablo.
Nguyễn Thị Thu Hường 60 Khóa học 2013 - 2015 Hình 3.7. Vải có vi nang được sấy ở nhiệt độ 1400 C theo [5]
Hình 3.8. Vải có vi nang được sấy ở nhiệt độ 1600 C theo [5]
Với hình chụp vải được sấy khô ở nhiệt độ 1200 C, 140, 1600 C như trong nghiên cứu [5]. Tác giả phân tích ở mức nhiệt này vi nang bị biến dạng và bị xẹp.
Điều này cho thấy vi nang trong phạm vi nghiên cứu của luận văn có khả năng chịu nhiệt kém hơn các vi nang chứa chất thơm của nghiên cứu [5].
Nguyễn Thị Thu Hường 61 Khóa học 2013 - 2015
Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu cần xử lý nhiệt (gia nhiệt để tạo liên kết hoặc sấy khô) đối với vải chức năng dược liệu tráng phủ loại vi nang này thì nhiệt độ không được quá 900C. Thậm chí nếu xử lý ở 600C và trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng vi nang.
Tuy nhiên có thể bảo quản vi nang ở nhiệt độ phòng (250C) vì chất lượng vi nang không bị ảnh hưởng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu tổng quan đã nêu ở mục 1.2.7, vi nang hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ 20- 25oC.
Đặc biệt với loại vải chức năng dược liệu, sử dụng trong điều kiện thân nhiệt của cơ thể người là 370C thì có thể sử dụng loại vi nang này vì ở nhiệt độ trên 30 0C đã có vi nang bắt đầu biến dạng và giải phóng hoạt chất.
3.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng thời gian lên khả năng lƣu giữ, hình thái và chất lƣợng vi nang.
- Quan sát ảnh dưới đèn chiếu của máy chụp hiển vi điện tử quét sau khi đưa vi nang lên vải và được sấy khô ở độ 60oC trong 1giờ
Hình 3.9: Ảnh chụp SEM vải đưa vi nang được sấy ở nhiệt độ 60oC trong 1h
Nguyễn Thị Thu Hường 62 Khóa học 2013 - 2015
Với mẫu vải được chụp dưới kính hiển vi điện tử quét, mẫu vải sau khi được đưa vi nang lên vải và sấy ở nhiệt độ 60o
C trong 1 giờ ta thấy một số hạt vi nang bị biến dạng và có hình dạng bị méo và hơi chảy hoạt chất vi nang ra bám vào các sợi vải như vậy với nhiệt độ 600 C thì vi nang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nhưng ảnh hưởng không nhiều
Hình 3.10: Ảnh chụp SEM vải có vi nang được sấy ở nhiệt độ 60oC trong 2 giờ
- Đối với hình ảnh chụp máy hiển vi điện tử quét sau khi đưa vi nang lên vải và được sấy khô ở độ 60oC trong 2 giờ ta so sánh hai hình chụp của vi nang ở nhiệt độ 600 C trong thời gian là 1 giờ và 2 giờ, vi nang có hình dạng bị méo, có hiện tượng bị chảy hoạt chất. Như vậy nhiệt độ 600 C trong 1 giờ và 2 giờ vi nang bị ảnh hưởng rất ít bởi thời gian
- Quan sát ảnh dưới đèn chiếu của máy chụp hiển vi điện tử quét sau khi đưa vi nang lên vải và được sấy khô ở độ 60o
Nguyễn Thị Thu Hường 63 Khóa học 2013 - 2015
Hình 3.11: Ảnh chụp SEM vải đưa vi nang được sấy ở nhiệt độ 60oC trong 3 giờ.
Với nhiệt độ 60o
C trong 3 giờ qua hình ảnh chụp ta thấy hình dạng vi nang bị biến dạng, bị méo và cũng có hiện tượng bị chảy các hoạt chất trong vi nang và được bám vào các sợi vải.
- Quan sát ảnh dưới đèn chiếu của máy chụp hiển vi điện tử quét sau khi đưa vi nang lên vải và được sấy khô ở độ 60o
C trong 4 giờ.
Hình 3.12: Ảnh chụp SEM vải đưa vi nang được sấy ở nhiệt độ 60oC trong 4giờ
Nguyễn Thị Thu Hường 64 Khóa học 2013 - 2015
- Ở mức nhiệt là 600 C trong 4 giờ vi nang bị méo và cũng có hiện tượng hơi chảy các hoạt chất bên trong của vi nang, trong thời gian 4 giờ ta thấy các hạt vi nang bị chảy nhiều hơn so với thời gian 1 giờ, 2, 3 giờ. Điều đó chứng tỏ rằng thời gian thay đổi cũng ảnh hưởng đến hình thái và chất lượng vi nang nhưng không ảnh hưởng nhiều.
Như vậy qua quan sát các hình chụp kính hiển vi vải có vi nang được sấy ở nhiệt độ 600C với các thời gian khác nhau 1 giờ, 2, 3, 4 giờ ta thấy hình thái và chất lượng vi nang bị ảnh hưởng rất ít bởi thời gian và ta thấy hiện tượng vi nang bị chảy cũng rất ít vì vậy ta có thể kết luận thời gian sấy vi nang không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cũng như hình thái vi nang.
Nguyễn Thị Thu Hường 65 Khóa học 2013 - 2015
KẾT LUẬN
Qua khảo sát ảnh hưởng của độ cao của dao và nhiệt độ, thời gian sấy khô lên khả năng lưu giữ, hình thái và chất lượng vi nang bằng cách cân khối lượng các mẫu thử trước và sau khi đưa vi nang lên vải. Vải sau khi đã được đưa vi nang lên rồi cho vào tủ sấy ở các nhiệt độ cũng như thời gian khác nhau sau đó chụp SEM 8 mẫu thí nghiệm. Kết quả thu được:
- Đối với nghiên cứu về độ cao của dao kết quả cho thấy trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, độ cao của dao càng lớn thì khả năng lưu giữ của vi nang trên vải càng nhiều, còn độ cao của dao càng nhỏ thì lượng vi nang bám dính trên vải càng ít. Mối tương quan này là tuyến tính trong giới hạn nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và chất lượng của vi nang cho thấy nhiệt độ sấy ảnh hưởng rất lớn tới hình thái và chất lượng vi nang : cụ thể là qua quan sát hình ảnh vi nang sau khi được đưa lên vải ở hình 3.1 cho ta thấy hình dạng của vi nang trước khi sấy có hình dạng tròn, đẹp nằm trên bề mặt của vải và phân bố trên các sợi vải, so sánh hình ảnh vi nang trước khi được đưa lên sấy với hình ảnh vi nang được sấy ở các nhiệt độ 250C, 300, 600, 900C trong thời gian 1 giờ cho ta thấy với nhiệt độ 250C vi nang chưa bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, còn với nhiệt độ 300
C thì vi nang bắt đầu bị ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng không nhiều, ở nhiệt độ 600
C vi nang bắt đầu bị ảnh hưởng, hình dạng của vi nang bắt đầu bị méo và có hiện tượng bị chảy các hoạt chất và bám vào các sợi vải, với nhiệt độ 900C ta thấy vi nang lúc này có hình bầu dục, bị biến dạng và nhiều vi nang đã hoàn toàn bị xẹp. Các hoạt chất bên trong vi nang chảy ra bám vào các sợi vải và nằm sâu trong các sợi vải kết quả cho thấy ở nhiệt độ 90oC trong 1 giờ thì vi nang bị ảnh hưởng rõ rệt bởi nhiệt độ. Điều này chứng tỏ rằng khi nhiệt độ thay đổi thì vi nang bị ảnh hưởng
Nguyễn Thị Thu Hường 66 Khóa học 2013 - 2015
Kết quả nghiên cứu trên đã xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hình thái và chất lượng vi nang. Từ đó có thể tìm được điều kiện gia công, bảo quản và sử dụng hợp lý.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy ở 600C trong thời gian 1 giờ, 2, 3, 4 giờ tới hinh thái và chất lượng của vi nang cho thấy thời gian sấy có ảnh hưởng tới hình thái và chất lượng vi nang nhưng không nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu trên, đã xác định được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian sấy đến hình thái và chất lượng vi nang và độ cao của dao tới lượng vi nang lưu giữ trên vải để từ đó có thể hỗ trợ cho việc lựa chọn mức nhiệt, thời gian sấy và độ cao của của dao cho phù hợp với mục đích sử dụng. - Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nếu xử lý nhiệt (gia nhiệt để tạo liên kết hoặc sấy khô) đối với vải chức năng dược liệu tráng phủ loại vi nang này