Trong lĩnh vực dệt may vi nang được ứng dụng bảy mảng lớn của ngành, nhằm mục đích cải thiện vật liệu và nâng cao tính năng của sản phẩm.
Ứng dụng của vi nang trong ngành dệt may.
Vật liệu đổi pha.
Vi nang được sử dụng với mục đích giảm sự biến đổi nhiệt độ của vật liệu
trong những khoảng nhiệt độ nhất định – vật liệu quần áo có khả năng duy trì nhiệt độ trong khoảng nhất định bằng cách thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng. Viên nang chuyển pha lần đầu tiên được áp dụng tại Nasa đầu những năm 1980 trên quần áo phi hành gia. Ngày nay những loại vi nang được áp dụng cho vật liệu khác nhau, áo khoác, chăn, đệm vv...
Vật liệu chống cháy Vật liệu chống vi khuẩn Tạo mùi Bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm Tạo hiệu ứng mầu sắc Sử dụng Trong CN nhuôm Ngành CN Dệt May Vật liệu đổi pha
Nguyễn Thị Thu Hường 34 Khóa học 2013 - 2015 Hình 1.24: Quần áo cho vận động viên trượt tuyết
Hình 1.25: Quần áo phi hành gia
Trong đầu năm 1980, Tela được thiết kế để bảo vệ các phi hành gia thông qua việc duy trì nhiệt độ của họ. Bởi vì trong không gian, nhiệt độ không ổn định; các Tela có thể được chứa trong chất xơ hoặc vải để ngăn chặn phi hành gia từ tác hại của biến đổi nhiệt độ nhanh chóng
Microencapsulation cũng cho phép vải để lưu trữ trở lại chaleurspour dư thừa trong quá trình giảm nhiệt độ cơ thể. Các thương hiệu như dim® đã bán quần áo "giảm béo" microencapsulation sử dụng để chạy. Microencapsulation đã cho phép chế tạo hàng dệt thermochromic và tia cực tím, sau này là một khám phá rất cần thiết cho bệnh nhân bị khô da [7].
Nguyễn Thị Thu Hường 35 Khóa học 2013 - 2015 Hình 1.26: Quần giảm béo
Tạo mùi hương cho vật liệu.
Nhiều thử nghiệm đã thực hiện được việc đưa mùi hương lên trực tiếp lên vải, tuy nhiên những mùi thơm này sẽ bị mất đi sau vài lần giặt. Bằng việc áp dụng công nghệ vi nang mùi hương được lưu giữ trên vải lâu hơn, trong thời gian dài hơn và ổn định hơn. Vi nang chứa tinh dầu thơm như mùi hoa oải hương, hương thảo, cây thông và nhiều loại hương khác. Những sản phẩm này thường được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các chứng mất ngủ, giúp cơ thể sảng khoái, cũng ngăn ngừa mùi hôi cơ thể. Nhà sản xuất Aero Celje Tiếng Slovenia đã phát triển công nghệ mùi hương trên sản phẩm tất chân.
Vật liệu chống cháy.
Những sản phẩm chống cháy hiện nay thường mang lại cảm giác cứng ráp, để khắc phục nhược điểm này, vi nang chứa các hoạt chất chống cháy được phát triển, chúng được áp dụng cho các loại vải sử dụng trong quân sự như tentage.
Nguyễn Thị Thu Hường 36 Khóa học 2013 - 2015 Hình 1.27. Một số sản phẩm quần áo chống cháy
Vật liệu đổi mầu sắc.
Vi nang được ứng dụng trong việc thay đổi mầu sắc vật liệu, chúng ta có thể thấy ứng dụng này trong dệt may với công nghệ ghi nhãn sản phẩm, y tế và một số ứng dụng trong ngành an ninh khác.
Những dải phản chiếu microencapsulation rất hữu ích cho việc sử dụng làm quần áo đối với người đi xe đạp và người lái xe vào ban đêm hoặc đồng phục làm việc cho người lao động trong áo khoác màu vàng. Dải phản quang có sử dụng viên nang siêu nhỏ chứa trong đó và kèm theo một sắc tố đổi màu phản ứng với ánh sáng để cung cấp cho họ khả năng phản xạ tuyệt vời để bảo vệ người lao động làm việc vào ban đêm [7].
Nguyễn Thị Thu Hường 37 Khóa học 2013 - 2015
Công nghệ kháng khuẩn.
Vi nang chứa các hoạt chất kháng khuẩn được đưa lên vật liệu với khả năng kháng khuẩn bền vững. Sản phẩm dệt may được sử lý kháng khuẩn được biết trên thị trường hiện nay với các tên thương mại khác như: Bacterbril, Biofresh, Trevia hoạt tính sinh học, Amicor vv...
Vải kháng khuẩn lầm đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Việt Nam là loại vải Flutect do tập đoàn Shikibo (Nhật Bản) sản xuất. Vải Flutect đã được viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm, và cho kết quả loại vải này có tính kháng các loại vi khuẩn lao, E.Coli, P.aeruginosa, S.aureus, Salmonella,…Vải có tính năng diệt được các loại vi khuẩn và đặc biệt là làm mất khả năng lây lan của virut, nên loại vải này rất phù hợp may đồng phục cán bộ y tế, bệnh nhân, ga trải gường bệnh, chăn, màn tại các bệnh viện, nhà nghỉ dưỡng, các loại khẩu trang y tế và cho người đi đường, bảo hộ lao động cho người giết mổ gia súc, gia cầm.
Nguyễn Thị Thu Hường 38 Khóa học 2013 - 2015
Hình 1.30: Băng gặc trong y tế
Sự kết hợp các vi cảm kháng khuẩn để bảo vệ những nhà vận động viên bổ sung thêm viên nang siêu nhỏ có khả năng tự động cung cấp một liều lượng đường thông qua các lỗ chân lông của da để tránh hạ đường huyết.
Hình 1.31: Quần áo dành cho vận động viên đua xe
Bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm.
Nguyễn Thị Thu Hường 39 Khóa học 2013 - 2015
dệt may. Những sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn được thiết kế ẩn thương hiệu để tránh sao chép đánh cắp kiểu dáng. Các nhãn hiệu này sử dụng vi nang tạo mầu, các mầu sắc sẽ được phát tán tạo hình nhãn hiệu bằng phương pháp ánh sáng tia cực tím hoặc dung môi.
Hình 1.32: Tất sử dụng công nghệ Microcaples chữa nấm chân [8].
Viên nang siêu nhỏ ghép vào vật liệu dệt và thuốc kháng nấm đóng gói trong các viên nang siêu nhỏ để được điều trị nhiễm nấm khi phát hành từ các viên nang siêu nhỏ.
Nguyễn Thị Thu Hường 40 Khóa học 2013 - 2015
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, ngành công nghiệp dệt may không những đáp ứng những đòi hỏi thông thường mà vươn tới những chức năng cao hơn, thông minh hơn. Chính vì những nhu cầu của xã hội mà một số những sản phẩm ứng dụng vi nang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều là những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công nghệ khoa học hiện nay. Ngoài các lĩnh vực như mỹ phẩm, dược phẩm, y tế, thì vi nang cũng đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may hiện nay, với xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay thì một số các nhà nghiên cứu đã và đang nghiên cứu cách đưa vi nang lên vải để tạo ra một số các loại vải đáp ứng với nhu cầu của con người và của xã hội. Từ các hướng nghiên cứu đó mà các nhà khoa học đã nghiên cứu ra những loại vải cũng như quần áo thông minh giúp con người thỏa mãn với nhu cầu người sử dụng. Đặc biệt là những loại vải, quần áo có khả năng giữ nhiệt, thay đổi nhiệt và sản phẩm chức năng dược liệu. Với hướngnghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện công nghệ trong quá trình tráng phủ vi nang đến khả năng lưu giữ, hình thái và chất lượng vi nang trên vải chức năng dược liệu để nhằm nâng cao tính ứng dụng của sản phẩm.
Qua nghiên cứu đó ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
Vải dệt kim là loại vải được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực y sinh
Vi nang được ứng dụng nhiều trong các ngành, bao gồm các ứng dụng trong ngành Dệt May
Đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy của vi nang trong quá trình lưu giữ và sử dụng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu nào nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy khô trong
Nguyễn Thị Thu Hường 41 Khóa học 2013 - 2015
quá trình tráng phủ vi nang lên vải tới hình thái và chất lượng của vi nang, đặc biệt là ở Việt Nam.
Nhiệt độ và thời gian sấy khô vi nang có vai trò rất quan trọng đến mục đích cũng như điều kiện, môi trường, sử dụng khác nhau. Vì vậy nghiên cứu nhiệt độ và thời gian sấy vi nang để hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cũng như khả năng lưu giữ vi nang trên vải nền là rất cần thiết. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của một số điều kiện công nghệ trong quá trình tráng phủ đến khả năng lưu giữ, hình thái và chất lượng vi nang trên vải chức năng dược liệu.”
Với mong muốn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nhiệt độ cũng như thời gian sấy khô đến hình thái vi nang để từ đó có thể kiểm soát được chất lượng cũng như khả năng lưu giữ vi nang trên vải trong quá trình gia công và sử dụng.
Nguyễn Thị Thu Hường 42 Khóa học 2013 - 2015
CHƢƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Vi nang
- Vải nền: Loại vải Interlock
Như đã giới thiệu tại mục 1.1 các loại vải dệt kim được sản xuất trong nước và thế giới rất phong phú. Do thời lượng có hạn nên trong phạm vi luận văn
này, loại vải đan ngang thông dụng trong nước là vải Interlock được tập chung và khảo sát. Quá trình dệt vải thí nghiệm được tiến hành tại nhà máy
Dệt Kim Đông Xuân - địa chỉ: Minh Khai - Hoàng Mai – Hà Nội (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Thiết bị đan ngang tròn loại Interlock
Loại vải Máy dệt Cấp máy Khổ vải( đƣờng kính )
Interlock Fukahara – Nhật Bản E21 18”
Mẫu vải nghiên cứu trải qua đầy đủ quy trình sản xuất và xử lý hoàn tất của sản phẩm thông thường tại nhà máy Dệt Kim Đông Xuân, vải được xử lý nấu tẩy đồng thời, sau đó qua công đoạn hoàn tất để tạo ra vải trắng. Ngoài ra công đoạn tẩy trắng còn được xử lý trên các máy khác nhau: máy tẩy nishin denki, máy nhuộm chữ U, máy cao áp bumhan. Sau đó quá trình ra vải sử dụng máy cao áp Fukuoka, xử lý hoàn tất, làm mềm, xẻ khổ hoặc định hình ống, sấy phòng co.
Các thông số công nghệ của vải được trình bày trong bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2. Thông số công nghệ của vải
Kiểu dệt Thành phần sợi Chi số sợi Ký hiệu mẫu CDVS/ 100v Trọng lƣợng g/m2 Mật độ g/m2 Pn Pd Interlock Cotton 100% Ne 40/1 363 145 187 139 163
Nguyễn Thị Thu Hường 43 Khóa học 2013 - 2015
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu 3 nội dung cụ thể sau:
Nghiên cứu ảnh hưởng độ cao của dao trong quá trình tráng phủ vi nang đến lượng vi nang lưu giữ trên vải.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy khô (ở nhiệt độ 250C, 30, 60, 900C trong thời gian 1h) lên hình thái và chất lượng của vi nang trên vải.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy khô (ở nhiệt độ 600C trong thời gian 1h, 2h, 3h và 4h) lên hình thái và chất lượng của vi nang trên vải.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên loại vải Interlock. Trên vải Interlock tiến hành khảo sát ảnh hưởng độ cao của dao, nhiệt độ và thời gian sấy khô lên khả năng lưu giữ, hình thái vi nang trên vải dệt kim sử dụng cho vải chức năng dược liệu.
Xác định khối lượng vải trước khi tráng phủ vi nang: Vải trước khi cân được thực hiện theo tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn TCVN 1748: 2007 ISO 139: 2005. Môi trường chuẩn để điều hòa và thử mẫu), sử dụng cân điện tử để cân khối lượng vải
Xác định khối lượng vải sau khi tráng phủ vi nang.
Nghiên cứu hình thái của vi nang ở các thời gian sấy khác nhau, sử dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Nghiên cứu hình thái của vi nang ở các nhiệt độ khác nhau, sử dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Nguyễn Thị Thu Hường 44 Khóa học 2013 - 2015
2.2.1. Phƣơng pháp đƣa vi nang lên vải Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
Vải Interlock (ký hiệu vải I363) được cắt với kích thước 30 x 30 cm
Máy tráng phủ vi nang
Vi nang (dạng sệt)
Pipet (thủy tinh)
Ống bóp cao su
Dán nhãn để nhận dạng các mẫu
Máy tráng phủ.
Cân điện tử để kiểm tra khối lượng.
Tủ sấy.
Kính hiển vi điện tử quét.
* Phƣơng pháp thực hiện
Sử dụng máy tráng phủ Mini Coater (Hàn Quốc) tại phòng thí nghiệm Dệt Kim Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Hình 2.1: Máy tráng phủ vi nang
Căng vải đã được chuẩn bị lên khung căng của máy tráng phủ.
Điều chỉnh độ cao của dao. Trên máy tráng phủ có 6 mức độ nghiêng của dao từ mức 1 đến mức 6: Tương ứng với mức 1 độ nghiêng của dao là 300, mức 2 độ nghiêng của dao là 400, mức 3
Nguyễn Thị Thu Hường 45 Khóa học 2013 - 2015
độ nghiêng của dao 500, mức 4 độ nghiêng của dao 600, mức 5 độ nghiêng của dao 700, mức 6 độ nghiêng của dao là 800.
Trong thí nghiệm này được thực hiện ở mức độ 4 tương ứng với độ nghiêng của dao là 600.
Dùng pipet đưa nang lên máng dao
Đưa dao đi hết chiều dài mẫu vải.
Sau khi đưa nang lên hết bề mặt vải, vải có tráng phủ vi nang được để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Sau khi vải đã khô ở nhiệt độ phòng tiến hành cắt các mẫu vải theo kích thước 40 x 40 mm. Sau đó được đưa vào tủ sấy với các nhiệt độ và thời gian khác nhau (như đã giới thiệu ở mục 2.2 ).
Trước khi đưa các mẫu vải vào tủ sấy ta tiến hành bật máy và điều chỉnh nhiệt độ theo các nhiệt độ đã đưa ra sau đó để nhiệt độ trong tủ sấy ổn định đúng với nhiệt độ cần thực hiện lúc đó ta tiến hành đưa mẫu vào tủ sấy, sau khi hết thời gian sấy ta lấy mẫu ra khỏi tủ sấy và cho vào túi đựng mẫu có miệng dán kín và tiếp tục điều chỉnh các nhiệt độ khác nhau sau đó đợi cho nhiệt độ ổn định đảm bảo đúng với nhiệt độ cần thực hiện lúc đó ta lại tiếp tục cho mẫu vào sấy lần lượt thực hiện cho đến hết mẫu.
Sử dụng tủ sấy hiệu MC 02810201 (Trung Quốc) tại phòng thí nghiệm dệt thoi trường Bách Khoa Hà Nội)
Nhiệt độ sấy: Từ 100 C đến 3000C Hiệu điện thế: 220V
Tiêu thụ điện năng : 2,4 Kw trên giờ
Nguyễn Thị Thu Hường 46 Khóa học 2013 - 2015
Sau khi sấy ở các nhiệt độ cũng như các thời gian khác nhau xong ta tiến hành lấy mẫu ra cho vào túi nilon có miệng kín ( Hình 2.3 ).
Hình 2.3: Túi đựng vải đã sấy xong
2.2.2. Phƣơng pháp đƣa vi nang lên vải bằng máy tráng phủ vi nang ở các độ cao của dao khác nhau
* Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
- Vải Interlock(ký hiệu vải I363) được cắt 3 mẫu với kích thước D X R = 15 x 10 cm
- Máy tráng phủ vi nang - Vi nang (dạng sệt)
- Pipet thủy tinh (dùng đưa vi nang lên vải) - Ống bóp cao su - Cân điện tử - Kéo cắt mẫu - Thước thang khắc vạch đến 1 mm. - Dán nhãn để nhận dạng các mẫu * Phƣơng pháp thực hiện:
- Sử dụng cân điện tử hiệu PA 413 của hãng OHAUS( Mỹ) - Độ chính xác 0.001 g
Nguyễn Thị Thu Hường 47 Khóa học 2013 - 2015
Trước khi cân phải kiểm tra hiệu chỉnh các phạm vi. Đưa cân về trạng thái cân bằng, mở cửa cân, đặt lần lượt từng mẫu thử lên đĩa cân, đóng cửa cân.