Hình 3.3. Một số hình ảnh sản phẩm của Hanosimex
3.2. Kết quả đo và đánh giá một số đặc trƣng tiện nghi của các mẫu vải
3.2.1. Nhiệt trở
Từ kết quả xác định nhiệt trở của 3 lần đo đối với mỗi mẫu vải, giá trị trung bình của mỗi mẫu vải được thể hiện trong bảng 3.1
STT Mẫu vải Kết quả (m2 C/W) 1 M 1 26,088 2 M 2 26,508 3 M 3 29,882 4 M 4 32,511
Kết quả xác định nhiệt trở của các mẫu vải được so sánh và thể hiện trong biểu đồ (hình 3.4)
Từ biểu đồ hình 3.4 cho thấy mẫu M4 có kết quả đo nhiệt trở lớn nhất, sau đó đến mẫu M3, M2 và nhỏ nhất là mẫu M1.
Mẫu M2 với thành phần sợi Cotton pha Polyester có khối lượng tương đối với M3, mặc dù độ dày lớn và mật độ cũng lớn so với mẫu M3 kia nhưng nhiệt trở lại thấp hơn M3 và M4.
Mẫu M3 có chiều dày, mật độ và khối lượng gần như nhỏ nhất trong 4 mẫu nhưng lại có nhiệt trở lớn thứ hai. Điều này có thể được giải thích là do yếu tố xơ sợi có thêm thành phần xơ acrylic.
NHIỆT TRỞ ( m2
3.2.2. Độ mao dẫn
Từ kết quả thu được của 5 lần đo đối với mỗi mẫu vải, áp dụng công thức: t d d W 1. 2 4 1
Tính kết quả của mỗi lần đo, tính giá trị trung bình của các lần đo xác định độ mao dẫn của từng mẫu vải.
Mẫu vải M1 d1 (mm) d2 (mm) Thời gian(s) Kếtquả (mm2/s) 1.1 41 40 300 4,92 1.2 44 37 300 4,25 1.3 57 44 300 6,56 1.4 49 37 300 4,74 1.5 54 46 300 6,49 Giá trị trung bình 5,27 3.3.
Mẫu vải M2 d1 (mm) d2 (mm) Thời gian(s) Kếtquả (mm2/s) 2.1 36 27 300 2,54 2.2 26 17 300 1,15 2.3 27 18 300 1,27 2.4 40 30 300 3,21 2.5 32 20 300 1,67 Giá trị trung bình 1,96
4.
Mẫu vải M3 d1 (mm) d2 (mm) Thời gian(s) Kếtquả (mm2/s) 3.1 92 95 173 39,65 3.2 88 91 200 31,43 3.3 87 93 175 36,29 3.4 89 93 185 35,12 3.5 89 92 180 35,70 Giá trị trung bình 35,13 4
Mẫu vải M4 d1 (mm) d2 (mm) Thời gian(s) Kếtquả (mm2/s) 4.1 32 47 300 3,93 4.2 30 43 300 3,37 4.3 37 52 300 5,03 4.4 43 57 300 6,41 4.5 38 47 300 4,67 Giá trị trung bình 4,68
Trong quá trình thực nghiệm, khi dung dịch thử nhỏ vào vị trí đã được đánh dấu trên bề mặt mẫu vải M2 thì một phần ít dung dịch được mao dẫn trong vải, còn đa số dung dịch được thấm qua bề mặt vải ngay tại vị trí nhỏ dung dịch và rơi xuống. Sau khi nhỏ hết lượng dung dịch trong thời gian qui định, lượng dung dịch còn lại trên vải tiếp tục thực hiện quá trình mao dẫn trên vải theo các hướng khác nhau.
Với mẫu vải M3 thì ngược lại, khi dung dịch thử nhỏ vào vị trí đã được đánh dấu trên bề mặt mẫu vải thì một phần ít dung dịch được thấm qua bề mặt
vải tại vị trí nhỏ dung dich và rơi xuống, còn hầu hết dung dịch được thấm hút và mao dẫn trong vải với tốc độ rất nhanh.
Kết quả tính độ mao dẫn trung bình của các mẫu vải được so sánh và thể hiện trong biểu đồ (hình 3.5)
. Biểu đồ mao dẫn
Từ biểu đồ hình 3.5 cho thấy mẫu M3 có độ mao dẫn cao hơn rất nhiều so với 3 mẫu còn lại. Mẫu M2 có độ mao dẫn thấp nhất. Mẫu M1 và M4 có độ mao dẫn tương đương nhau.
3.2.3. Độ thoát hơi nước
Từ kết quả xác định độ thoát hơi nước thu được, tính giá trị độ thoát hơi nước trung bình của 3 lần đo đối với mỗi mẫu vải.
Ta áp dụng công thức : t S m m Hh . 2 1
Tính giá trị độ thoát hơi nước trung bình của mỗi mẫu vải được thể hiện trong bảng.
của các mẫu vải
STT Mẫu vải Kết quả (mg/cm2
/h)
1 M 1 5,48
2 M 2 5,21
3 M 3 5,82
4 M 4 5,62
Kết quả tính độ thoát hơi nước trung bình của các mẫu vải được so sánh và thể hiện trong biểu đồ (hình 3.6)
Hình 3.6 Biểu đồ độ thoát hơi nƣớc của các mẫu vải
Từ biểu đồ hình 3.6 cho thấy độ thoát hơi nước của mẫu vải M3 là cao nhất, của mẫu M2 là thấp nhất.
Mẫu M2 có mật độ sợi lớn nhất, cùng chi số sợi với các mẫu khác, có nghĩa là độ chứa đầy diện tích sẽ lớn nhất. Đây chính là lý do để giải thích cho kết quả đo độ thoát hơi nước của mẫu này là thấp nhất.
Nếu so sánh mẫu M3 và M4 thì mẫu M3 có mật độ sợi thấp hơn nhiều (mg/cm
2
nên độ thoát hơi nước của mẫu M3 cao hơn mẫu M4.
3.2.4. Độ thoáng khí
Từ kết quả xác định độ thoáng khí của 10 lần đo đối với mỗi mẫu vải, tính giá trị trung bình của các lần đo.
7 của các mẫu vải
Mẫu vải Diện tích vải đo ( cm2 ) Áp suất ( Pa) Dòng khí đi qua ( l/m2/s) Chênh lệch giữa các lần đo (%) M 1 20 100 823 2% M 2 20 100 1543 2% M 3 20 100 847 0,7% M 4 20 100 490 2%
Kết quả tính độ thoáng khí trung bình của các mẫu vải được so sánh và thể hiện trong biểu đồ (hình 3.7)
Hình 3.7 Biểu đồ độ thoáng khí của các mẫu vải.
Từ biểu đồ hình 3.7 cho thấy độ thoáng khí của các mẫu vải có sự khác biệt nhau rõ rệt. Trong đó mẫu vải M2 độ thoáng khí lớn nhất, mẫu vải M1, M3 có độ thoáng khí gần tương đương nhau, mẫu vải M4 có độ thoáng khí thấp nhất trong 4 mẫu vải.
Thông thường đối với vải, độ thoáng khí liên quan khá mật thiết đến độ
chứa đầy diện tích của vải. Nếu độ chứa đầy diện tích càng lớn thì độ thoáng khí sẽ càng nhỏ. Tuy nhiên mẫu M2 có mật độ lớn nhất nên độ chứa đầy diện tích cũng lớn nhưng độ thoáng khí lại lớn nhất trong tất cả các mẫu. Kết quả đo độ thoáng khí đã được kiểm tra lại rất cẩn thận nhưng kết quả không thay đổi. Điều này có thể giả thích do kiểu dệt của mẫu M2 là kiểu dệt rib.
3.3. Kết quả đánh giá tính tiện nghi về nhiệt của các mẫu quần áo mặc lót mùa đông mùa đông
Trong quá trình thực nghiệm, đối tượng mặc thử trong tư thế: đứng nghỉ, ngồi nghỉ và đọc sách... trong thời gian 30 phút, với các đối tượng khác nhau.
Các đặc trưng đánh giá tính tiện nghi về nhiệt cho các mẫu vải tương ứng với các bộ quần áo mặc lót mùa đông sau:
* Tiện nghi về nhiệt:
Mẫu M1, M2: 75 % người mặc thử cho cảm nhận bình thường về nhiệt, 25 % cho cảm nhận hơi lạnh.
Mẫu M4: 75 % người mặc thử cho cảm nhận hơi nóng, 25 % cho cảm nhận nóng.
Mẫu M3: 75 % người mặc thử cho cảm nhận hơi nóng, 25 % cho cảm nhận bình thường.
Kết quả đánh giá cảm nhận về nhiệt của 4 bộ quần áo được may từ 4 mẫu vải với cùng kiểu mẫu và kích thước cho thấy, khả năng giữ nhiệt của bộ quần áo hoàn toàn tương đồng với kết quả đo nhiệt trở đối của các mẫu vải. Cụ thể là bộ mẫu từ vải M4 có khả năng giữ nhiệt cao nhất, sau đó đến M3, rồi đến M1 và M2.
* Cảm giác ẩm:
Cả 4 mẫu M1, M2, M3 và M4 đều cho kết quả 100% người mặc cảm thấy khô ráo.
* Tiện nghi về sự vừa vặn và chuyển động:
thấy vừa vặn và cử động dễ dàng.
Tổng hợp đánh giá cả 4 đặc trƣng tiện nghi của các mẫu vải và đánh giá tính tiện nghi của các mẫu quần áo cho thấy:
- Mẫu vải M3 phù hợp nhất với quần áo mặc lót mùa đông vì vừa có khả năng giữ nhiệt tốt mà vẫn có khả năng mao dẫn chất lỏng, thoát hơi nước và thoáng khí tốt. Khi người mặc vận động, mồ hôi thoát ra thì quần áo mặc lót từ vải này sẽ cho phép dẫn và đưa mồ hôi thoát ra ngoài một cách nhanh nhất, tránh làm cho vùng vi khí hậu bị ẩm ướt gây mất nhiệt cho cơ thể.
- Các mẫu vải dệt kim từ xơ Cotton và Cotton pha Polyester đều có khả năng giữ nhiệt hạn chế so với mẫu vải M3 và M4 mặc dù có mật độ lớn hơn và độ dày lớn hơn.
KẾT LUẬN
Đề tài đã thực hiện những nội dung nghiên cứu sau:
- Khảo sát sản phẩm mặc lót mùa đông của một số công ty khu vực miền Bắc hiện đang sản xuất.
- Thực nghiệm xác định một số đặc trưng tiện nghi của 4 mẫu vải đang được sử dụng để may bộ quần áo mặc lót mùa đông do công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân và Công ty cổ phần và Dịch vụ Thương mại Hoàng Dương sản xuất. Đề tài giới hạn chỉ đề cập đến tính tiện nghi nhiệt ẩm với 4 đặc trưng tiện nghi của vải là nhiệt trở, độ mao dẫn, độ thoát hơi nước và tính thoáng khí.
- Đánh giá tính tiện nghi nhiệt ẩm của 4 bộ mẫu quần áo mặc lót mùa đông được may từ 4 mẫu vải nói trên bằng kỹ thuật mặc thử.
Một số kết luận đƣợc rút ra nhƣ sau:
1. Hai mẫu vải visco có pha thêm thành phần acrylyc và spandex của công ty cổ phần và Dịch vụ Thương mại Hoàng Dương là M3 và M4 có nhiệt trở lớn hơn so với hai mẫu vải Cotton và Cotton pha Polyester là M1 và M2 của công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân.
2. Các mẫu vải M1 và M2 của công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân.
Với thành phần sợi Cotton và Cotton pha Polyester, mặc dù độ dày và mật độ lớn nhưng trở nhiệt lại thấp.
3.Mẫu vải M3 (25% Visco, 37% Acrylic, 34% Polyester, 4% Spandex) có độ mao dẫn cao hơn rất nhiều so với 3 mẫu còn lại. Đây là loại vải có cấu kết dệt kim tăng cường giữ nhiệt và mao dẫn.
4. Kết quả mẫu vải M3 cũng cho thấy độ thoát hơi nước là cao nhất. 5. Kết quả đánh giá cảm nhận về nhiệt của 4 bộ quần áo được may từ 4
mẫu vải với cùng kiểu mẫu và kích thức cho thấy, khả năng giữ nhiệt của bộ quần áo hoàn toàn tương đồng với kết quả đo nhiệt trở của các mẫu vải.
6. Mẫu vải M3 phù hợp nhất với quần áo mặc lót mùa đông vì vừa có khả năng giữ nhiệt tốt mà vẫn có khả năng mao dẫn chất lỏng, thoát hơi nước và thoáng khí tốt.
7. Các mẫu vải dệt kim từ xơ Cotton và Cotton pha Polyester đều có khả năng giữ nhiệt hạn chế so với mẫu vải M3 và M4 mặc dù có mật độ lớn hơn và độ dày lớn hơn.
8. Để nghiên cứu tiếp theo, đề tài có thể phát triển theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố cấu trúc và thành phần xơ sợi đến tính tiện nghi của quần áo mặc lót mùa đông. Đây là hướng nghiên cứu tạo cơ sở cho việc phát triển nhiều mặt hàng vải dệt kim cho quần áo có chức năng giữ nhiệt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trung Thu (1990), Vật liệu dệt, Trường đại học Bách khoa Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Lân ( 2004), Vật liệu dệt, nhà xuất bản đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Hữu Hóa (2014), “Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất vải cho quần áo giữ ấm mùa đông từ sợi pha Viloft với Acrylic”, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ, Bộ Công thương.
4. Đỗ Thị Thủy (2014), “Nghiên cứu ảnh hưởng của tính hấp thụ và thải hồi ẩm của một số loại vải dệt kim đến tính tiện nghi của quần áo”, luận văn thạc sĩ khoa học, trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
5. Hoàng Quốc Chỉnh (2010), “ Nghiên cứu đánh giá tính tiện nghi của một số loại vải may sơ mi nam sử dụng trong điều kiện mùa hè ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thúy Ngọc (2008), “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số tính chất vật lý của vải và đặc trưng vệ sinh trang phục”, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thúy Ngọc (2005), chuyên đề nghiên cứu sinh, “ Sự truyền nhiệt, truyền ẩm qua vải và quần áo”, trường đại học Bách Khoa Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Thúy Ngọc (1997), “ Nghiên cứu mối liên hệ giữa một số
tính chất thẩm thấu của vải và vấn đề thiết kế quần áo” Luận văn thạc sĩ, trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
9. Doximex (2015), Thông số kích thước sản phẩm của Doximex, tài liệu nội bộ
Properties on the Thermal Comfort Sensation During Active Sports.
Textile Research Journal 78,111.
11. P Verdu; Jose M Rego; J Nieto; M Blanes, Jan 2009, Comfort Analysis of Woven Cotton/Polyester Fabrics Modified with a New Elasti Textile Research Journal 79,1.
12. Giancoli, Douglas C, Physics, 247
13. Glenn Elert, Temperature of a healthy human(Skin temperature), Thephysics factbook.
14. ISO 11092: 1993(E). Phương pháp xác định độ truyền nhiệt trong chế độ ổn định.
15. AATCC Test Method 198 – 2013 của Mỹ. Phương pháp xác định độ mao dẫn của vật liệu dệt.
16. UNI- 4818. Phương pháp xác định độ thoát hơi nước.
17. TCVN 5092 – 2009. Phương pháp xác định độ thoáng khí của vải 18. http://Canifa.com.vn
19. http://Doximex.com.vn . 20. http://Hanosimex.com.vn
21. http://vi.Wikipedia.org/wiki/sinhlyhocconnguoi 22. http://dulichvietnam.info/
PHỤ LỤC