Quần áo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người và có chức năng như thẩm mỹ và chức năng bảo vệ.
Quần áo với chức năng thẩm mỹ có các phương tiện thể hiện thời trang và mỹ thuật mới nhất tạo cho người mặc có một sự tiện nghi tinh thần thông qua yếu tố là thị giác. Quần áo vừa vặn và sang trọng có thể tạo cho người mặc cảm giác thỏa mãn, tự tin. Quần áo cũng tạo ra sự tiện nghi tinh thần ở việc che phủ thân thể một cách vừa đủ để đáp ứng tiêu chuẩn xã hội, che phủ và khắc phục khiếm khuyết của cơ thể.
- J. Fan và cộng sự [10] khi nghiên cứu ảnh hưởng đặc trưng nhiệt của quần áo đối với cảm giác nhiệt trong thời gian hoạt động thể thao đã đánh giá 5 bộ quần áo thể thao bằng một ma-nơ-canh thoát mồ hôi walter bằng phương pháp đánh giá chủ quan. Các ma-nơ-canh thoát mồ hôi walter cung cấp các phép đo của vật liệu cách nhiệt, chịu hơi nước và tỷ lệ phần trăm độ ẩm trong quần áo. Cảm giác thoải mái trước khi thực hiện không liên quan đến việc cách nhiệt của quần áo, nhưng liên quan nhiều đến cảm giác như thô ráp và cứng.
- Khi phân tích sự tiện nghi của vải Cotton/ vải Polyester và sự thay đổi khi có sợi đàn hồi mới, tác giả Jose và cộng sự [11] đánh giá một số yếu tố
thiết kế vải giúp cho người mặc cảm nhận được sự thoải mái về mặt sinh lý nhiệt và cảm giác. Những yếu tố đó là trọng lượng vải, độ dày vải…. (hầu hết được biết đến như là yếu tố cơ bản). Các yếu tố đem lại sự thoải mái chủ yếu là những cảm giác về độ ẩm và hơi nóng, những cảm nhận về áp lực. Mục đích của việc đưa thêm sợi đàn hồi là để tạo tính đàn hồi cần thiết cho sản phẩm may mặc (3 % sợi đàn hồi để đạt được 1 % mức co giãn). Nghiên cứu này nhằm thiết lập mức hiệu quả về sự thoải mái khi vải Cotton/ vải Polyester có sợi đàn hồi được sử dụng trong sản phẩm may chuyên dụng và đặc biệt dùng cho các sản phẩm thời trang.
- Tác giả Hoàng Quốc Chỉnh [5] đã nghiên cứu đánh giá về tính tiện nghi của một số loại vải thường dùng may áo sơ mi nam sử dụng trong điều kiện mùa hè ở Việt Nam, đánh giá tính tiện nghi của sản phẩm sơ mi nam từ đó đưa ra một số chỉ dẫn lựa chọn vật liệu và thiết kế sản phẩm sơ mi nam trên quan điểm đảm bảo tính tiện nghi.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thủy [4] nghiên cứu ảnh hưởng của tính hấp thụ và thải hồi ẩm của một số loại vải dệt kim đến tính tiện nghi của quần áo. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu xác định tính tiện nghi về nhiệt và ẩm của một số mẫu vải dệt kim được sử dụng cho quần áo mặc sát người từ đó có thể giúp các nhà sản xuất lựa chọn vật liệu, kiểu dáng giúp người sử dụng lựa chọn quần áo mặc sát người phù hợp, luôn giữ được thân nhiệt và tránh những bệnh về da, tạo sự thoải mái dễ chịu cho người mặc.
- Tác giả Nguyễn Hữu Hóa công tác tại Viện Dệt May nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vải cho quần áo giữ ấm mùa đông từ sợi pha Violoft với Acrylic dùng để may các sản phẩm may mặc có khả năng giữ ấm mùa đông, thân thiện với da và hạn chế việc nhập khẩu các nguyên liệu vải và sản phẩm dệt may [3].
Kết luận chƣơng 1
Tiện nghi là một trạng thái của con người mà hoàn toàn không cảm thấy đau đớn và không tiện nghi.
Tính tiện nghi bao gồm các yếu tố giác quan, chủ quan và môi trường bên ngoài tác động để hình thành sự đánh giá trạng thái tiện nghi của con người.
Những đặc trưng của vải ảnh hưởng đến tính tiện nghi của trang phục: Tính truyền nhiệt, tính truyền ẩm, tính hấp thụ và thải hồi ẩm, tính nhiễm tĩnh điện, đặc tính sờ tay, khối lượng và tính thẩm mỹ. Các đặc tính tiện nghi của vải có thể được xác định bằng những đặc trưng như:
- Nhóm đặc tính nhiệt ẩm được đặc trưng bằng những đại lượng sau: Nhiệt trở, ẩm trở, độ mao dẫn, độ thoát hơi nước và độ thoáng khí.
- Nhóm đặc tính tiếp xúc được đặc trưng bằng những đại lượng sau : Độ giãn và trượt, độ uốn, độ nén, hệ số ma sát và khối lượng của vải.
- Nhóm thẩm mỹ được đặc trưng bởi: Hệ số mềm rủ của vải, tính nhàu của vải.
Ở điều kiện môi trường lạnh cơ thể dễ bị mất nhiệt, quần áo lót mùa đông đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nhiệt của cơ thể do chúng làm giảm tốc độ quá trình thoát nhiệt từ bề mặt da (cản dòng nhiệt từ cơ thể người thoát ra ngoài).
Với các tỉnh thành thuộc khu vực phía bắc nước ta, điều kiện khí hậu lạnh kéo dài nên việc nghiên cứu thiết kế quần áo có chức năng giữ nhiệt nói chung là cần thiết. Việc khảo sát, đánh giá tính tiện nghi của các loại vải và quần áo làm cơ sở cho việc phát triển những sản phẩm phục vụ thị trường trong nước.
Để góp phần hoàn thiện những nghiên cứu về đặc tính tiện nghi của vải may quần áo mặc lót mùa đông luận văn giải quyết các vấn đề sau :
- Khảo sát một số công ty chuyên sản xuất vải và quần áo mặc lót mùa đông tại khu vực phía bắc.
- Đánh giá tính tiện nghi nhiệt ẩm của một số loại vải do một số công ty trong nước sản xuất được sử dụng nhiều cho bộ quần áo mặc lót mùa đông.
CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay ngành dệt may phát triển thị trường nội địa bằng việc giảm chi phí sản xuất và giá cả, đồng thời chú ý tới giá trị thẩm mỹ và thị hiếu người tiêu dùng được thể hiện bằng kiểu dáng, tính vệ sinh, tính tiện nghi của trang phục.
Đặc biệt tính tiện nghi của trang phục được người tiêu dùng và các nhà sản xuất rất quan tâm. Tính tiện nghi đã trở thành một thông số chủ đạo để đánh giá chất lượng của quần áo. Quần áo khi được mặc lên cơ thể người sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ cơ thể người mặc và môi trường xung quanh, khi đó con người sẽ cảm thấy sự thoải mái dễ chịu khi có được trạng thái tiện nghi hoặc biểu hiện sự khó chịu khi xuất hiện trạng thái không tiện nghi.
Sự tiện nghi được quan tâm là từ khi sản xuất xơ, sợi, vải cho đến quá trình sản xuất hàng may mặc và được xác định như là một tính chất cơ bản mà người tiêu dùng mong muốn đối với sản phẩm may mặc.
Việc nghiên cứu tính tiện nghi của vải may quần áo mặc lót mùa đông có thể được ứng dụng để thiết kế vải và quần áo trong sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu của người tiêu dùng.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát đánh giá một số loại vải hiện đang được một số nhà sản xuất trong nước sử dụng cho bộ quần áo mặc lót mùa đông trên quan điểm đảm bảo tính tiện nghi. Từ đó đưa ra khuyến cáo cho nhà sản xuất và người tiêu dùng lựa chọn vải cho quần áo mặc lót mùa đông, góp phần tạo cơ sở cho việc phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm
bộ quần áo mặc lót mùa đông sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong điều kiện khí hậu mùa đông tại khu vực phía bắc của Việt Nam, nhiệt độ môi trường tương đối lạnh và khô (Trung bình 17,5°C) như vậy nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, quần áo mặc lót mùa đông ngoài các yêu cầu về tính vệ sinh thì yêu cầu về giữ nhiệt là một yêu cầu thiết yếu. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào 3 đối tượng: bộ quần áo mặc lót mùa đông, vải dệt kim dùng cho sản phẩm này, các đặc tính tiện nghi nhiệt ẩm của vải và quần áo.
2.1.2.1. Bộ quần áo mặc lót mùa đông
Chức năng chính của quần áo mặc lót mùa đông là giữ nhiệt cho cơ thể, bộ quần áo mặc lót mùa đông là sản phẩm mặc ngoài quần áo lót mặc sát người (underwear) và được mặc phía trong của quần áo nhẹ hoặc quần áo khoác ngoài, do đó thường được may bó sát người để đảm bảo vùng vi khí hậu (khoảng trống từ bề mặt phía trong quần áo tới bề mặt da cơ thể người) trên cơ thể người là nhỏ nhất, đảm bảo tính giữ nhiệt tốt nhất, đồng thời cũng đảm bảo tính thẩm mỹ. Hiện nay trên thị trường nội địa bộ kiểu cách bộ quần áo mặc lót mùa đông rất phong phú và đa dạng như áo dài tay cổ tim, áo cổ tròn, áo cổ lọ.
Trong đề tài này tác giả lựa chọn các bộ quần áo mặc lót mùa đông được may bó sát người, áo dài tay, cổ tim cao sát ức và cổ tròn ( hình 2.1).
Hình 2.1. Đặc điểm hình dáng bộ quần áo mặc lót mùa đông
2.1.2.2. Vải dệt kim dùng cho bộ quần áo mặc lót mùa đông
Ở Việt Nam hiện nay có một số công ty sản xuất vải và quần áo mặc lót theo chu trình gần như khép kín (sản xuất sợi, sản xuất vải, sản xuất quần áo). Thành phần của các loại vải cũng có nhiều loại như: vải 100% cotton, cotton pha với polyester, polyester pha với visco và acrylic hoặc visco pha với acrylic và spandex... Ngoài ra kiểu dệt cũng góp phần vào việc làm cho vải thêm đa dạng và phong phú như: Rib, Interlock, Single...
- Chọn mẫu vải nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, đề tài chọn vải nghiên cứu là 4 mẫu vải dệt kim có chất liệu là Cotton, Cotton pha Polyester và Visco pha Spandex, Polyester và Acrylic. Thông số kỹ thuật của các mẫu vải nghiên cứu được cung cấp bởi nhà sản xuất và được thể hiện trong bảng 2.1.
các mẫu vải nghiên cứu STT (g/ m2 ) mm) dày (mm) D N 1 M1 100% cotton Interlock 170 130 160 Ne 40/1 0,586 Doximex 2 M2 64% cotton, 36% Polyester Rib 130 240 200 Ne 40s/1 DTY 75D/72F 0,552 Doximex 3 M3 25% Visco, 37% Acrylic, 34% Polyester 4% spandex Single 140 160 125 Ne 40/1 0,468 Canifa 4 M4 38% visco, 56% Acrylic, 6% spandex Single 175 185 260 Ne 40/1 0,588 Canifa
2.1.2.3. Các đặc tính tiện nghi nhiệt ẩm của vải và quần áo
Các đặc trưng tiện nghi của vải dùng cho quần áo bao gồm:
+ Tính truyền nhiệt: Chính là khả năng dẫn nhiệt của vật liệu từ cơ thể ra môi trường hoặc ngược lại khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa lớp không khí dưới quần áo và không khí bao bọc bên ngoài (môi trường). Tính truyền nhiệt cao đồng nghĩa khả năng giữ nhiệt kém. Với quần áo mặc lót mùa đông cần yêu cầu tính giữ nhiệt của vật liệu cao.
+ Tính truyền ẩm: Cơ thể con người trong quá trình hoạt động sống có thể thải mồ hôi ra trên bề mặt da. Kết quả của việc bay hơi nước từ bề mặt da
sẽ làm ẩm ướt quần áo. Chính sự ẩm ướt của quần áo đã làm giảm trở nhiệt của nó và còn làm giảm độ thẩm thấu không khí của vải và làm giảm đi tính tiện nghi của quần áo. Cho nên một trong những yêu cầu vệ sinh cơ bản đối với quần áo nói chung và quần áo mặc lót nói riêng là phải đảm bảo độ thẩm thấu hơi nước phù hợp với điều kiện môi trường bên ngoài và cường độ hoạt động thể chất của con người.
+ Tính thoáng khí: Tính thoáng khí là khả năng vải cho xuyên qua nó lượng không khí, hơi ẩm, hoặc nước dễ dàng. Diện tích lỗ trống giữa các sợi càng lớn càng giúp cho vải thông thoáng tốt. Trong hoạt động hàng ngày cơ thể cần thoát mồ hôi, cần tỏa nhiệt ra bên ngoài nên quần áo rất cần độ thoáng khí tốt. Tuy nhiên tính thoáng khí càng cao thì khả năng giữ nhiệt kém trong điều kiện có gió, nhưng với sản phẩm quần áo mặc lót mùa đông là sản phẩm được mặc trong quần áo nhẹ hoặc trong quần áo khoác ngoài cho nên các lỗ trống giữa các sợi chứa không khí lại làm cho khả năng giữ nhiệt tốt hơn.
+ Tính tích điện: Vải tích điện thường bám dính vào cơ thể người mặc gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu và gây mất mỹ quan thậm chí có thể hạn chế sự chuyển động của người mặc. Đối với bộ quần áo mặc lót mùa đông đòi hỏi vải phải có khả năng chống tích điện cao vì sản phẩm được mặc sát người, tạo sự dễ chịu cho người mặc.
+ Đặc tính sờ tay: Đặc tính này là một cảm giác phức tạp thuộc giác quan có được nhờ các đầu dây thần kinh của bàn tay. Những cảm nhận này được mô tả theo nhiều cách như: độ trơn nhẵn, độ thô ráp, độ bóng hay độ mờ. Với bộ quần áo mặc lót yêu cầu vải phải mềm mại trơn nhẵn để tạo sự dễ chịu cho người sử dụng vì bộ quần áo mặc lót được mặc sát người tiếp xúc trực tiếp với da.
mang trên người, cho nên nó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tiện nghi người mặc. Tuy nhiên với bộ quần áo mặc lót mùa đông yếu tố này không làm ta phải quan tâm lo lắng, trên thực tế khối lượng của các loại vải sử dụng để may bộ quần áo mặc lót mùa đông nặng không đáng kể.
+ Tính thẩm mỹ: Là yếu tố quyết định cho sự tiện nghi về tâm lý. Trang phục là một trong những sản phẩm công nghiệp mang tính thực dụng cao. Trang phục không chỉ đẹp theo ý nghĩa tự bản thân nó mà còn phải hoàn thành tốt chức năng tô điểm cho con người.
Với đối tượng nghiên cứu là quần áo mặc lót mùa đông, đề tài lựa chọn nghiên cứu thực nghiệm 4 đặc trưng sau:
+ Nhiệt trở. + Độ mao dẫn.
+ Độ thoát hơi nước. + Độ thoáng khí
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và xử lý số liệu thực nghiệm.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm được sử dụng để xác định các đặc trưng tiện nghi của vải như: độ thoát hơi nước qua vải, độ mao dẫn, độ thoáng khí, nhiệt trở của các mẫu vải.
Phương pháp xác định các đặc trưng được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế theo từng nội dung cụ thể và có sự thay đổi một số điểm cho phù hợp với mô hình thực tế sử dụng quần áo.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm
trưng tiện nghi của các mẫu vải.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ đề cập đến những nội dung cụ thể sau: - Khảo sát sản phẩm quần áo mặc lót mùa đông do các công ty trong nước sản xuất.
- Xác định và đánh giá đặc trưng tiện nghi của một số mẫu vải dệt kim sử dụng để may bộ quần áo mặc lót mùa đông.
- Đánh giá tiện tính tiện nghi về nhiệt của một số mẫu quần áo mặc lót mùa đông.
2.3.1. Khảo sát sản phẩm quần áo mặc lót mùa đông do các công ty trong nước sản xuất. nước sản xuất.
Tại khu vực phía bắc hiện nay đang tập trung một số các công ty dệt may lớn chuyên sản xuất vải và quần áo mặc lót theo chu trình gần như khép kín (sản xuất sợi, sản xuất vải, sản xuất quần áo):
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt Kim Đông Xuân (Doximex):
Có ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất