- Xác định và đánh giá đặc trưng tiện nghi của một số mẫu vải dệt kim sử dụng để may bộ quần áo mặc lót mùa đông.
- Đánh giá tiện tính tiện nghi về nhiệt của một số mẫu quần áo mặc lót mùa đông.
2.3.1. Khảo sát sản phẩm quần áo mặc lót mùa đông do các công ty trong nước sản xuất. nước sản xuất.
Tại khu vực phía bắc hiện nay đang tập trung một số các công ty dệt may lớn chuyên sản xuất vải và quần áo mặc lót theo chu trình gần như khép kín (sản xuất sợi, sản xuất vải, sản xuất quần áo):
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt Kim Đông Xuân (Doximex):
Có ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên phụ liệu hàng may mặc, là một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng đầu mang lại nguồn ngoại tệ về cho đất nước bằng chính nội lực của mình.
Sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay là sản phẩm dệt kim tròn mặc lót, T-shirt, Poloshirt và các sản phẩm gel có tính năng giữ dáng cho phụ nữ.
Sản phẩm may được sử dụng từ các loại vải có thành phần 100% Cotton, vải có pha sợi PE tổng hợp, biến tính, vải có pha sợi lycra, len Merino, acrylic và được xử lý theo công nghệ đặc biệt để gia tăng giá trị của sản phẩm như: vải thấm mồ hôi nhanh khô, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, vải sát khuẩn,
vải chống tia tử ngoại, hút ẩm giữ nhiệt... [19].
* Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương (Canifa): Là môt trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thời trang xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu làm từ len sợi với mẫu mã phong phú đa dạng, chất lượng cao.
Hiện nay Canifa đã có các dòng sản phẩm:
- Mùa đông với dòng sản phẩm thế mạnh len, sợi truyền thống và áo giữ nhiệt .
- Mùa hè với dòng sản phẩm thun, kaki thoáng mát
- Các sản phẩm cho trẻ em gồm cả hàng len, sợi, cotton cho mùa đông và mùa hè [18].
Sản phẩm của công ty đã có mặt và chinh phục được khách hàng ở nhiều thị trường khó tính như: Đức, Mỹ, Đài Loan, CH Séc, Ba Lan, Anh,…
* Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX)
Tiền thân là nhà máy Sợi Hà Nội (Sợi Đức) là một Tổng Công ty lớn nằm trong chuỗi cung ứng Sợi - Dêt - May của VINATEX.
Sản phẩm chính: Áo Polo Shirt, Tshirrt, quần áo thể thao, quần áo lót dệt kim và các sản phẩm dệt kim khác
Các loại sản phẩm áo lót của Hanosimex được kéo từ bông ra sợi, tự dệt vải để may, hệ thống sản xuất khép kín, các khâu kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Chỉ cần sờ, người dùng sẽ nhận ra vải rất mềm mại, lại thấm mồ hôi tốt, đường may đẹp,… Sản phẩm đồ lót của Hanosimex đã xuất khẩu sang Mỹ và một số nước châu Âu. Qua các cuộc thử nghiệm kiểm tra đã khẳng định chất lượng vải, đặc biệt không kích ứng da.
Thị trƣờng xuất khẩu: Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Đài Loan... * Đặc điểm của sản phẩm:
nước tương đối đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên đặc điểm nổi bật nhất của các loại quần áo mặc lót mùa đông chủ yếu được thiết kế theo dáng mặc bó sát người để đảm bảo vùng vi khí hậu của cơ thể và quần áo là nhỏ nhất (giữ nhiệt) đồng thời cũng đảm bảo tính thẩm mỹ (mặc trong quần áo nhẹ hoặc quần áo khoác ngoài). Kiểu cách của sản phẩm: Áo dài tay, cổ tim cao và cổ tròn. Quần dài, dáng bó sát, cạp chun.
2.3.2. Xác định và đánh giá đặc trưng tiện nghi của một số mẫu vải dệt kim
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu thực nghiệm sẽ đề cập đến 1 số tính chất của vải dùng để may quần áo mặc lót mùa đông, đó là nhiệt trở, độ mao dẫn, độ thoát hơi nước, độ thoáng khí của vải, từ đó so sánh và đánh giá tính tiện nghi nhiệt ẩm của các mẫu vải.
Khi mặc quần áo trên cơ thể người, quần áo mặc lót giữ nhiệt thường mặc ngoài quần áo lót và phía trong so với quần áo ấm và quần áo ngoài. Để kết quả xác định nhiệt trở phù hợp với thực tế sử dụng quần áo thì điều kiện môi trường trong thực nghiệm xác định nhiệt trở của vải cần phù hợp với điều kiện của khoảng không gian giữa quần áo mặc lót giữ nhiệt và quần áo ngoài.
Trên thực tế, nhiệt độ và độ ẩm không khí của khoảng không gian này phụ thuộc vào tính chất truyền nhiệt và truyền ẩm của các lớp quần áo trên cơ thể người, vào điều kiện môi trường xung quanh và đặc điểm cơ thể người mặc. Hiện nay chưa có tài liệu nào đưa ra được cụ thể những giá trị này.
Vì thế, đề tài đã lựa chọn điều kiện môi trường tiêu chuẩn cho các thực nghiệm xác định đặc trưng tiện nghi của các mẫu vải.
Điều kiện môi trường tiêu chuẩn: + Nhiệt độ không khí Ta = 200C ± 20C + Độ ẩm tương đối = 65% ± 4%
+ Tốc độ chuyển động của không khí Va = 1,0m/s ± 0,05m/s.
Trước khi tiến hành các thực nghiệm, các mẫu vải đều được để trong tủ điều hòa ít nhất 12giờ trong điều kiện môi trường tiêu chuẩn.
2.3.2.1. Xác định nhiệt trở của các mẫu vải
- Thực nghiệm này được xác định dựa trên tiêu chuẩn ISO 11092: 1993(E). Phương pháp xác định độ truyền nhiệt trong trạng thái ổn định [14].
- Thực nghiệm này được đo trên thiết bị Sweating Guarded Hotplate – Model SGHP – 8.2 tại trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt May Da Giày, viện Dệt May Da Giày và thời trang, trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
Mẫu vải cần chuẩn bị có kích thước 30 x 30cm. Mỗi loại vải 3 mẫu, mẫu phải được giữ phẳng.
Phương tiện thí nghiệm:
Hình 2.2. Thiết bị Sweating Guarded Hotplate – Model SGHP – 8.2.
Thiết bị này mô phỏng lớp da của cơ thể người và sự truyền nhiệt qua lớp vải khi nó được đặt lên lớp da này. Thiết bị hoạt động theo nguyên tắc tạo dòng nhiệt ổn định qua vải bằng cách tạo sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm ở 2 bề mặt vải giống như khi quần áo được mặc trên cơ thể người. Nhiệt trở của mẫu vải được xác định từ giá trị dòng nhiệt ổn định đi qua một diện tích xác
định của mẫu vải trong thời gian xác định.
Tiến hành thí nghiệm:
Mẫu được đặt trên tấm nhiệt (Da mô phỏng) giống như khi quần áo được mặc trên cơ thể người (mặt trái của vải tiếp xúc trực tiếp với tấm nhiệt) dùng băng dính dán kín 4 mép vải với tấm nhiệt. Hệ thống máy được kết nối với máy tính.
Xác định nhiệt trở Rct.
+ Đặt nhiệt độ của tấm nhiệt Tm = 35 ± 0,50 C + Nhiệt độ không khí Ta = 200
C ± 20C + Độ ẩm tương đối = 65% ± 4%
+ Tốc độ không khí Va = 1,0m/s ± 0,05m/s.
Đợi cho đến khi các giá trị trên đạt đến ổn định, khi đạt trạng thái cân bằng ổn định, số liệu về dòng nhiệt sẽ được máy tính ghi lại.
Giá trị nhiệt trở được máy tính tự động tính toán theo công thức, truy xuất dữ liệu tính toán dưới dạng file excel và in ra kết quả.
2.3.2.2. Xác định độ mao dẫn của các mẫu vải
Thực nghiệm xác định độ mao dẫn của vải được thực hiện dựa theo tiêu chuẩn AATCC 198 – 2013. Phương pháp xác định độ mao dẫn của vật liệu dệt [16].
Đây là phương pháp xác định độ mao dẫn của vải theo phương nằm ngang. Thực nghiệm này được thực hiện tại trung tâm thí nghiệm vật liệu Dệt May Da Giày, viện Dệt May Da Giày và Thời trang, trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
Điều kiện thí nghiệm:
Đối với sản phẩm may mặc không cần cắt mẫu mà có thể dùng luôn sản phẩm.
Mẫu dùng để thí nghiệm được để trong môi trường có nhiệt độ t = 200 C ± 20C độ ẩm tương đối là 65 ± 4% ít nhất là 4h.
Tiến hành thí nghiệm với áp suất không khí bình thường.
Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
Số mẫu thử của mỗi loại vải là 5 mẫu. Đánh số thứ tự các mẫu tránh nhầm lẫn.
Hình dáng mẫu thử là hình vuông.
Kích thước mẫu thử 200 X 200mm ± 5 mm thẳng theo canh sợi dọc và canh sợi ngang cách mép biên vải 100 mm.
Ngoài số lượng mẫu thử chính thức trên cần cắt thêm 1 mẫu thử nữa để xác định tốc độ nhỏ giọt (mẫu này không tính kết quả).
Phương tiện thí nghiệm.
+ Nước cất .
+ Dung dịch Kaliđicromat
+ Cốc thí nghiệm có đường kính 140 mm ± 2 mm + Đồng hồ bấm giây.
+ Buzet, 10 ml, tốc độ chảy 15- 25 giọt/1ml.
+ Khung thêu có đường kính trong 150mm ± 5 mm
+ Dưỡng có đường kính 100mm ± 5 mm có đánh dấu tâm. + Bút dấu .
+ Thước đo.
Tiến hành thí nghiệm.
Đổ 10 ml dung dịch và nước cất vào Buzet ( Chất lỏng)
Đặt dưỡng lên giữa mẫu thử, dùng bút dấu vẽ lại chu vi, tâm của dưỡng lên mẫu vải thử( Bút dấu không phai màu)
Đưa mẫu thử vào khung thêu (Êm phẳng, không nhăn nhúm). Đặt toàn bộ hệ thống gồm mẫu vải và khung thêu lên cốc thử.
Đưa toàn bộ hệ thống gồm: Cốc thử, mẫu vải và khung thêu vào dưới vị trí đầu nhỏ giọt của Buzet , yêu cầu vị trí đầu nhỏ giọt của Buzet đúng tâm
của hình tròn trên mẫu vải và cách mặt vải 10mm.
Bắt đầu mở van Buzet (đồng thời bấm đồng hồ) sao cho thời gian chảy từ 10-12s là hết 1ml± 0,1ml chất lỏng trong Buzet, khóa van Buzet.
Xác định thời gian của chất lỏng thấm vào vải bằng cách khi chất lỏng thấm đến vạch vòng tròn 100mm ± 3mm thì ghi lai thời gian đó. Nếu chất lỏng không thấm đến vạch vòng tròn 100mm ± 3mm trong 300 s ± 5s thì cũng dừng thí nghiệm .
Đo khoảng cách mà chất lỏng đã thấm trên bề mặt của mẫu vải (cả dọc và cả ngang).
Hình 2.3. X
Xử lý số liệu:
Để tính được độ mao dẫn ta sử dụng công thức: t d d W 1. 2 4 1 Trong đó:
W : Độ mao dẫn chất lỏng trên vải (mm2/giây)
d2 : Đường kính 2 của vết loang mao dẫn trên vải(mm) t : Thời gian mao dẫn chất lỏng trên vải (giây)
2.3.2.3. Xác định độ thoát hơi nước của các mẫu vảiủa các mẫu
Thực nghiệm này được xác định theo tiêu chuẩn UNI- 4818 của Ý [17]: Phương pháp xác định độ thoát hơi nước.
Thực nghiệm này được thực hiện tại trung tâm thí nghiệm, viện Dệt May Da Giày và Thời trang, trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Điều kiện thí nghiệm :
Nghiên cứu độ thoát hơi nước qua vải trong điều kiện tiêu chuẩn: Nhiệt độ t = 200C ± 20C
Độ ẩm tương đối là 65 ± 4%.
Tốc độ chuyển động của không khí 0,1m/s.
Thời gian thực hiện thí nghiệm là 24h, để xác định lượng nước đã được hấp thụ vào vải đồng thời đi xuyên qua vải và thoát ra môi trường.
Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
Vải trước khi đưa vào thí nghiệm sẽ được để ít nhất 24 giờ trong môi trường: Nhiệt độ t = 250C ± 20C.
Độ ẩm tương đối là 65 ± 4%. Số mẫu thử của mỗi loại vải là 3 mẫu.
Hình dáng các mầu thử là hình tròn, có đường kính 6 cm. Các mẫu sẽ được đánh số thứ tự để tránh nhầm lẫn.
Phương tiện thí nghiệm .
Cốc thử chuyên dụng, trên chính giữa nắp cốc được khoét hình tròn có đường kính 3,5 cm. Giữa nắp và miệng cốc có gioăng cao su để đảm bảo hơi nước và không khí không thể thoát qua khe hở giữa mẫu, cốc và nắp cốc, hay nói cách khác là hơi nước chỉ đi qua vải tại vị trí hình tròn được khoét trên cốc.
2.4. 2.5.
Hình 2.6.
- Tủ điều hòa - Đồng hồ bấm giờ
Tiến hành thí nghiệm
- Đổ 50ml nước cất vào cốc thử, đặt mẫu lên miệng cốc và vặn thật chặt nắp cốc để hơi nước chỉ đi qua hình tròn được khoét ở miệng cốc.
- Đặt cốc cùng nước và mẫu vải lên cân điện tử, cân nhanh để xác định khối lượng ban đầu, ghi lại khối lượng ban đầu của toàn bộ hệ thống gồm cốc,
nước và mẫu vải hiển thị trên màn hình của cân. Đặt các cốc thử vào tủ điều hòa.
Sau 24 giờ lấy toàn bộ hệ thống gồm cốc, nước và mẫu ra khỏi tủ điều hòa.
Cân lại toàn bộ hệ thống gồm cốc, nước và mẫu để xác định khối lượng của hệ thống, ghi lại khối lượng của hệ thống cốc, nước và mẫu vải hiển thị trên màn hình của cân.
Độ thoát hơi nước qua vải Hh được xác định theo công thức sau:
t S m m Hh . 2 1 Trong đó:
m1 : là khối lượng của toàn bộ hệ thống bao gồm cốc thử, nước và mẫu vải trước khi đưa vào tủ điều hòa..
m2: Là khối lượng của toàn bộ hệ thống bao gồm cốc thử, nước và mẫu vải sau khi để trong tủ điều hòa 24h
S: Là diện tích mẫu vải cho hơi nước thoát qua (cm2 )
t: Là thời gian để toàn bộ hệ thống bao gồm cốc thử, nước và mẫu vải trong tủ điều hòa (giờ)
2.3.2.4. Xác định độ thoáng khí của các mẫu vải
Thực nghiệm này được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn ISO 9237: 1995[15]. Phương pháp xác định độ thoáng khí của vải.
Thực nghiệm này được đo trên máy đo độ thoáng khí của vải MO 21A của hãng SLD – Atlas (hình 2.7) tại trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt May Da Giày, Viện Dệt May Da Giày và thời trang, trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Điều kiện thực nghiệm
86) trong môi trường:
Nhiệt độ t = 250C ± 20C. Độ ẩm tương đối 65 ± 4%.
Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
Mẫu vải cần chuẩn bị có kích thước 50 x 50cm. Mỗi loại vải 1 mẫu.
Phương tiện thí nghiệm.
7. MO 21A
Độ thoáng khí của vải được xác định từ thể tích khí đi qua mẫu vải trên 1 đơn vị diện tích trong 1 đơn vị thời gian khi có sự chênh lệch về áp suất giữa 2 bề mặt của vải.
Thiết bị kết nối hiển thị dữ liệu độ thoáng khí.
Tiến hành thí nghiệm :
Lấy các thông số của máy theo tiêu chuẩn qui định - Đầu đo có diện tích 20cm2
- Áp suất 100 Pa - Đơn vị đo l/ m2/s.
Đưa mẫu vải thử vào máy đo, đặt mặt phải của vải lên trên tiếp xúc với đầu đo. Bấm máy.
Xử lý số liệu đo:
Từ các kết quả đo được trên máy tính ghi lại, ta lấy giá trị trung bình cộng của 10 lần đo, giá trị này chính là độ thoáng khí của mẫu vải thí nghiệm.