thường được dùng khi so sánh hiệu quả của các thuật toán giải bài toán OCST do F. Rothlauf cung cấp trong [32]. Mục đích chính của thử nghiệm này là để đánh giá hiệu quả của HGA so với các thuật toán đã có trước đó. Thử nghiệm thứ hai được tiến hành trên các bộ dữ liệu kích thước lớn được
sinh ngẫu nhiên theo mô tả của tác giả Thomas Fischer trong [41]. Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của thuật toán, và ảnh hưởng của các phương pháp mã hóa, các toán tử di truyền đến chất lượng lời giải của HGA.
5.1.1. Dữ liệu thực nghiệm Bộ test chuẩn Bộ test chuẩn
Trong [32] F. Rothlauf cung cấp 11 bộ test chuẩn là với đặc điểm là:
Các bộ test Palmer6, Palmer12, Palmer24 được Palmer đưa ra vào năm 1994. Trong các bộ test này, giá trị nhu cầu (demand) giữa các đỉnh tỉ lệ nghịch
~ 98 ~
với khoảng cách giữa chúng. Đồ thị trong bộ test gồm các nút tương ứng với vị trí các thành phố của Mỹ.
Berry cùng một số tác giả khác giới thiệu 3 bộ test cho bài toán OCST. 1 bộ có kích thước 6 đỉnh và 2 bộ kích thước 35 đỉnh. Cả 2 bộ 35 đỉnh đều sử dụng chung một ma trận nhu cầu.
Năm 2001 Raidl đề xuất một số bộ test cho bài toán OCST với số đỉnh từ 10 tới 100. Các giá trị về khoảng cách và nhu cầu giữa các đỉnh được sinh ngẫu nhiên.
Các bộ test này được đa số tác giả của các giải thuật meta-heuristic đề xuất gần đây sử dụng để đánh giá hiệu năng của thuật toán giải bài toán OCST.
Bảng 5-1 liệt kê kích thước bộ test và giá của cây khung tốt nhất đã tìm được tương ứng với 11 bộ test chuẩn. Các bộ test này đều có đầu vào là một đồ thị đầy đủ.
Bảng 5-1 Các bộ test chuẩn Tên Kích thƣớc Giá trị tốt nhất đã biết Berry6 6 534 Berry35 35 16915 Berry35u 35 16167 Palmer6 6 693180 Palmer12 12 3428509 Palmer24 24 1086656 Raidl10 10 53674 Raidl20 20 157570 Raidl50 50 806864 Raidl75 75 1717491 Raidl100 100 2561543
~ 99 ~
Bộ test ngẫu nhiên
Do các bộ test chuẩn chỉ giới hạn kích thước đồ thị là 100 đỉnh, nên các bộ thử nghiệm kích thước lớn đã được tạo ra để thực hiện so sánh hiệu quả thuật toán. Trong thử nghiệm thứ hai, hai bộ test có kích thước đồ thị là 200 đỉnh đã được sử dụng.
Bộ test NE-RAND-200 là bộ test trong đó khoảng cách giữa các đỉnh là các giá trị ngẫu nhiên (phi Euclidean), độ lớn của khoảng cách được lấy ngẫu nhiên trong khoảng giá trị
Bộ test E-RAND-200 là bộ test trong đó khoảng cách giữa các đỉnh là khoảng cách Euclidean. TRong bộ test này thì khoảng cách giữa 2 đỉnh được tính theo công thức ⌊√ ⌋, trong đó và
lần lượt là tọa độ của đỉnh và đỉnh .