Ảnh hƣởng trong 1 chu trình sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình sử dụng quần (Trang 25 - 26)

Trong quá trình sử dụng, sản phẩm luôn ở trạng thái bị kéo giãn, mặc sát ngƣời, tiếp xúc mồ hôi của cơ thể, nhiệt độ của cơ thể, hơn nữa đây là nhóm sản phẩm cần phải thay giặt hàng ngày, trong quá trình giặt thì sản phẩm cũng chịu ảnh các tác động cơ học, hóa học (xà phòng), nhiệt. Trong quá trình phơi khô sản phẩm cũng bị tác động bởi ánh sáng, cho nên các yếu tố này sẽ ảnh hƣởng nhiều đến độ giãn đàn hồi của vải.

Khi nói đến vải dệt kim thì chúng ta sẽ quan tâm đến độ co giãn của vải vì độ co giãn của vải phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: chi số sợi, loại xơ sợi, mật độ sợi dệt, kiểu dệt, độ chứa đầy,… Trong đó độ chứa đầy có ảnh hƣởng nhiều tới tính chất của

Luận văn Thạc sĩ

vải. Độ chứa đầy nhỏ thì vải sẽ mềm, tăng tính thẩm thấu không khí, uốn, dẫn nhiệt tốt, nếu ngƣợc lại khi tăng mật độ và độ chứa đầy của vải sẽ làm tăng liên kết xơ sợi, làm tăng khối lƣợng và độ bền của vải nhƣng đồng thời làm giảm tính chất thẩm thấu không khí và dẫn nhiệt của vải. Nhƣ vậy, sự co giãn của vải dệt kim bị tác động bởi hai nhóm:

- Nhóm 1: Nhóm liên quan tới nguyên liệu sợi

- Nhóm 2: Liên quan tới cấu trúc vật liệu nhƣ sợi và cấu trúc vải

Do vải làm sản phẩm chỉnh hình thƣờng đƣợc làm từ các loại nguyên liệu có độ kéo giãn cao nhƣ polyamit và spandex đều là 2 loại vật liệu bị lão hóa nhanh nên có thể các quá trình sử dụng sẽ ảnh hƣởng đến tính co giãn đàn hồi của bản thân nguyên liệu sợi làm vải và sau đó làm thay đổi mật độ vải, kích thƣớc sản phẩm, … Kết hợp cả 2 yếu tố này thì vải có thể bị thay đổi khả năng kéo giãn đàn hồi, nhƣng đồng thời mức độ kéo giãn của sản phẩm khi sử dụng cũng thay đổi do sản phẩm bị biến dạng, kích thƣớc sản phẩm thay đổi và cuối cùng là lực ép tạo ra khi sử dụng sản phẩm sẽ thay đổi dẫn tới khả năng chỉnh hình của sản phẩm cũng thay đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình sử dụng quần (Trang 25 - 26)